Hà Nội: Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn nát mặt
Bệnh nhi M.Đ ((2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng đau đớn, kích thích, hoảng sợ do bị chó nhà cắn dập nát mặt, tổn thương các cấu trúc cơ nghiêm trọng.
Bệnh nhi M.Đ nhập viện ngày 16/5 trong tình trạng được gia đình băng bó tạm thời để cầm máu. Cháu đau đớn, kích thích, hoảng sợ do bị chó nhà cắn dập nát mặt.
Theo ThS.BS Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, do tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bệnh nhi, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu sau đó chuyển cháu lên khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức để đánh giá vết thương dưới gây mê.
Kết quả cho thấy đây là tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt)…
“Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sỹ Khoa Sọ măt và tạo hình đã tiến hành làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng , phục hồi ống sternon…” – Bs Thơm cho hay.
Bệnh nhi trước và sau khi được phẫu thuật tạo hình (Ảnh: Bs cung cấp)
Trải qua 3 tiếng phẫu thuật, khuôn mặt cháu được tái tạo lại, sau đó được chuyển lên khoa Tạo hình – Sọ mặt để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại đây, trẻ tiếp tục được tiêm kháng sinh, truyền dịch, tiêm thuốc chống phù nề và tiêm phòng dại. Chỉ 1 ngày sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, uống được sữa và ăn cháo loãng.
Video đang HOT
Kết quả khám lại sau mổ cho thấy tình trạng của cháu ổn định, hai mắt bài tiết nước mắt bình thường, chức năng bài tiết nước bọt tốt, vết thương sạch, không nhiễm trùng, các cấu trúc vùng hàm mặt cân đối.
Ngày 21/5, trẻ được ra viện. Chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện được Bảo hiểm y tế chi trả 95%.
Mẹ cháu cho biết đây là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, do cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn trẻ, vài ngày sau con chó đã chết. Rất may ngay sau phẫu thuật các bác sĩ cũng đã tư vấn gia đình cho trẻ tiêm phòng dại.
Bác sĩ cho biết, trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khá phổ biến. Mỗi năm khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trường hợp trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mặt. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm văc-xin ngừa bệnh dại định kỳ.
Trần Phương
Theo Dân trí
6 cách cầm máu vết thương nhanh chóng tại nhà
Thông thường, khi bị vùng da nào trên cơ thể bị đứt gây chảy máu, bạn thường buộc chặt khu vực bằng một miếng vải hoặc rửa dưới vòi nước.
Đó là những điều bạn được biết với các trường hợp chảy máu dạng nhẹ, đôi khi, một số tình thế cấp bách, bắt buộc bạn phải thực hiện các biện pháp y tế cầm máu ngay lập tức, nếu không, nó có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.Hãy tìm hiểu một số cách cầm máu vết thương ngay tại nhà, bất kỳ ai cũng phải biết và áp dụng trong trường hợp cần thiết nhất.
1.Bột cà phê
Áp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn chảy máu. Cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đây là thủ thuật đơn giản nhất có thể sử dụng tại nhà để ngăn vết thương chảy máu..
2.Bột nghệ
Bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
3. Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương.
4. Kem đánh răng
Bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vì trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da của bạn
5. Tinh bột ngô
Bột ngô có chứa các thành phần làm đông máu hiệu quả, vì thế đắp bột ngô vào vết thương là phương pháp cầm máu rất nhanh, chỉ trong vòng 1 phút, vết thương của bạn đã khô lành.
6. Đá lạnh
Khi bạn bi đứt tay thì hãy lấy ngay 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh chườm trực tiếp lên vết thương, đá sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại.
Chính việc này sẽ làm máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy tức thì.
Theo www.phunutoday.vn
Nội soi bệnh nhi còn nguyên sợi bún ăn từ sáng đến chiều chưa tiêu Nhiều bệnh nhi làm nội soi ở Viện Nhi Trung ương, các cháu ăn bún ăn từ sáng đến chiều vẫn chưa tiêu. Theo TS. Phạm Thị Việt Hà (Trưởng khoa Tiêu hoá BV Nhi TW), khi nội soi cho các bệnh nhi, chị giật mình bởi rất nhiều cháu ăn bún, phở từ sáng nhưng đến chiều sợi bún, sợi phở vẫn...