Hà Nội bẫy bắt rùa Hoàn Kiếm để xác định giới tính
Việc bẫy bắt có thể thực hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ nếu tình hình Covid-19 cho phép.
Nhóm các thợ lặn của Viện Nghiên cứu hải sản đã đến khảo sát hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, nơi hai cá thể rùa Hoàn Kiếm của Việt Nam sinh sống.
Việc bẫy bắt, xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm là một phần trong Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại các hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030, đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng rùa Hoàn Kiếm trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu trước mắt của kế hoạch là tập trung bảo vệ an toàn rùa Hoàn Kiếm tại 2 hồ, nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đồng thời tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể. Đặc biệt, tập trung xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh để giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.
Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất thế giới hiện nay khi chỉ còn đúng 3 cá thể. Nỗ lực bảo tồn loài rùa mai mềm khổng lồ này gặp rất nhiều khó khăn và gần như bế tắc khi cá thể rùa cái ở Trung Quốc qua đời vào năm ngoái.
Trước đó, từ sau cái chết của cụ rùa cuối cùng ở Hồ Gươm, thế giới ghi nhận 4 cá thể rùa Hoàn Kiếm gồm 2 cá thể ở Việt Nam (một ở hồ Xuân Khanh, một ở hồ Đồng Mô), hai cá thể ở Trung Quốc (với tên gọi Giải Thượng Hải).
Video đang HOT
Các nhà bảo tồn đã nỗ lực khôi phục loài rùa này bằng các ghép đôi hai cá thể ở Trung Quốc, gồm một đực, một cái. Tuy nhiên, nỗ lực nhiều năm không thành công khi 600 trứng được đẻ ra mà không có trứng nào thụ tinh thành công. Nguyên nhân được cho là cá thể rùa đực gặp vấn đề về sinh sản. Trong nỗ lực thụ tinh nhân tạo vào tháng 4 năm ngoái, cá thể rùa cái ở Trung Quốc qua đời, đánh dấu chấm hết hy vọng hồi phục loài này ở Trung Quốc.
Thợ lặn của Viện Nghiên cứu hải sản khảo sát hồ Đồng Mô, chuẩn bị cho việc bẫy bắt rùa Hoàn Kiếm ở đây.
Tại Việt Nam, cá thể rùa ở hồ Đồng Mô được ghi nhận từ nhiều năm trước song vẫn chưa xác định được giới tính của loài trong khi cá thể ở hồ Xuân Khanh mới được ghi nhận bằng kỹ thuật gene môi trường, chưa xác định được độ tuổi, trọng lượng cơ thể. Một cá thể rùa có thể là rùa Hoàn Kiếm cỡ nhỏ đã được nhìn thấy ở hồ Đồng Mô, tuy nhiên giới bảo tồn chưa đủ căn cứ để khẳng định đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ ba của Việt Nam.
Theo các nhà bảo tồn của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP), việc khảo sát của nhóm thợ lặn Viện Nghiên cứu hải sản sẽ đánh giá hiện trạng đáy hồ, sẵn sàng cho việc bẫy, bắt cá thể rùa quý, hiếm nhất thế giới. Các thợ lặn kiểm tra độ sâu của lớp trầm tích và lựa chọn các vị trí bẫy phù hợp. Mỗi số bẫy đã được chuẩn bị, bao gồm cả bẫy nước sâu.
Theo các nhà bảo tồn của ATP, việc bẫy, bắt rất quan trọng để xác nhận loài rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh, vốn được xác định là thông qua công nghệ kỹ thuật gen môi trường (eDNA) chứ chưa có một bức hình đầy đủ nào được ghi nhận. Sau khi bẫy bắt thành công, các thiết bị theo dõi sóng âm sẽ được gắn vào rùa để tiến hành theo dõi sau tái thả, đồng thời việc siêu âm sẽ được thực hiện để xác định giới tính,
Giới bảo tồn kỳ vọng hai cá thể sẽ có một đực và một cái, mở ra hy vọng nhân giống loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.
Sinh vật đáng yêu này dành cả cuộc đời trưởng thành để mang thai
Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra các con cái của loài chuột túi Wallaby đầm lầy có thể thụ thai trong khi vẫn đang mang bầu.
=Loài chuột túi Wallaby sống ở vùng rừng rậm, đầm lầy phía Đông Australia (Ảnh: Shutterstock)
Chúng cho phép một hoặc hai phôi thai mới vào cơ thể, vài ngày trước khi sinh ra cái thai đã có trước đó.
Điều này tạo nên một chu trình mang thai kéo dài liên tục trong suốt quãng đời trưởng thành của chuột túi đầm lầy Wallaby. Chiến thuật sinh sản này là một đặc điểm vô cùng đặc biệt chỉ tồn tại ở loài động vật có vú này, các nhà khoa học phát biểu trong một nghiên cứu mới đây.
Theo thông tin từ Bảo tàng động vật học, Đại học Michigan, loài chuột túi đầm lấy Wallaby, cao 2 feet (70 cm), có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Australia, nơi chúng sinh sống trong những khu rừng rậm, đầm lầy. Loài này trưởng thành về mặt sinh lý khi được 15 tháng tuổi, có thể sinh sản quanh năm và có thời kỳ thai nghén kéo dài 33 đến 38 ngày.
Trong một nghiên cứu được công bố vào 02/03/2020, chu kỳ động đực của loài này chỉ trong 31 ngày.
Quá trình sinh sản ở các loài động vật có vú gồm 4 giai đoạn: rụng trứng, thụ tinh, mang thai và sản sinh ra sữa. Trong một họ của loài động vật có túi, có tên macropodids, bao gồm Kăng-gu-ru và chuột túi Wallaby, một số loài trải qua quá trình rụng trứng nhanh chóng sau khi sinh, thậm chí chỉ trong vài giờ, tác giả nghiên cứu cho hay. Do chu kỳ động đực của loài chuột túi đầm lầy Wallaby ngắn hơn thời kỳ thai nghén cho nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng quá trình giao phối và thụ thai ở loài động vật này có thể lấn với quá trình mang thai.
Để kiểm chứng nghi ngờ của họ, các nhà khoa học cùng với Đại học Melbourne (Australia) và Viện Nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz (Berlin, Đức) đã tiến hành thu tập các chất dịch âm đạo và sóng siêu âm của loài chuột túi đầm lấy Wallaby này.
Họ tìm thấy rằng 90% những con cái đang mang bầu ở loài này đều đang mang bầu "kép", mang phôi thai thứ 2 được thụ tinh từ lần rụng trứng diễn ra khi bào thai thứ nhất đã hoàn thành từ 97% đến 100% quá trình thai nghén.
Thế nhưng những bào thai này không phải là "bạn đồng hành" cùng nhau trong tử cung của mẹ chúng. Những con cái thuộc thú có túi đều có 2 tử cung giống nhau (cùng với 3 âm đạo). ĐIều này có nghĩa là khi một con chuột túi Wallaby mang bầu, vài ngày sau khi sinh con ở tử cung thứ nhất, vẫn có thể rụng trứng, thụ tinh và phát triển phôi thai mới trong tử cung thứ hai.
Tuy nhiên, tử cung thứ hai này vẫn chưa bắt đầu phát triển. Loài thú túi sinh con ra ở giai đoạn phát triển sớm hơn rất nhiều so với những động vật có vú khác và những con non của chúng vẫn con nhiều tháng cho bú và phát triển phía trước bên ngoài bụng mẹ. Trong khi con non vừa mới sinh được chăm sóc, phôi thai phải tạm ngừng phát triển trong tử cung của mẹ cho đến khi việc cho bú của "người anh em" của chúng bên ngoài kết thúc và rời khỏi túi mẹ.
Tống Trần Hiến
Theo dantri.com.vn/Fox News
Phát hiện 'sinh vật ngoài hành tinh' tí hon ở Nga "Có vẻ như sinh vật này không phải là cá cũng không phải gia cầm. Nó có một hộp sọ rất lạ, không có cổ và cánh". Daily Mail dẫn nguồn tin từ truyền thông địa phương Nga cho biết, 2 người dân ở thị trấn Sosnovy Bor, gần nhà máy điện hạt nhân Leningrad nước này, đã phát hiện xác một sinh...