Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở kinh doanh thủy sản bơm tạp chất vào tôm
Tại thời điểm bị cơ quan chức năng phát hiện, cơ sở kinh doanh thủy sản đang cho nhân viên bơm tạp chất vào tôm để mang đi tiêu thụ.
Theo thông tin ban đầu trên báo Công lý, vào khoảng 1h sáng 30/3, tổ công tác của Đội 4 Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp thành phố bất ngờ đột kích kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản Thanh Ngát (xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Nhân viên của cơ sở kinh doanh thủy sản Thanh Ngát đang bơm tạp chất vào tôm thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang. (Ảnh: Dân trí)
Vào thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã bắt quả tang các nhân viên của cơ sở này đang có hành vi bơm tạp chất vào tôm, rồi mang đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ phương tiện và hơn 100kg tôm đã được bơm tạp chất cùng nhiều vật chứng liên quan.
Theo báo Dân trí, khai báo với cơ quan chức năng bà Ngát – Chủ cơ sở kinh doanh thủy sản Thanh Ngát cho biết, cơ sở này hoạt động từ tháng 8/2018 đến nay. Mỗi ngày bà Ngát chỉ đạo 3-4 nhân viên bơm tạp chất vào 50 – 80kg tôm để đưa vào nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu thụ kiếm lời.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuấn Anh (tổng hợp)
Theo thuonghieuvaphapluat
Video đang HOT
Những bộ phận hải sản có thể chứa độc tố không nên ăn
Mỗi loại hải sản đều có những bộ phận không nên ăn vì nếu ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Ruột tôm, đường chỉ đen ở lưng tôm
Đường chỉ đen ở lưng tôm: Nhiều người có thói quen ăn tôm chỉ bỏ phần vỏ, còn lại đều ăn hết vì nghĩ rằng tất cả bộ phận của tôm đều giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, đường chỉ đen ở lưng tôm là bộ phận hải sản cần loại bỏ khi nên ăn. Vì đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng nên nó không hề sạch như nhiều người vẫn nghĩ.
Nên loại bỏ đường chỉ ở lưng tôm khi ăn. Ảnh: Internet.
Đầu tôm là nơi chứa các bộ phận nội tạng của tôm. Do đó hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm cao hơn nhiều so với thân. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, hàm lượng này không đáng kể.
Ruột cá, mật cá
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá dễ nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, xuất huyết cấp, thậm chí tử vong.
Cua
Món hải sản này rất bổ dưỡng nhưng khi ăn cua bạn nên loại bỏ những bộ phận sau đây:
Mang cua, tim cua, ruột cua, dạ dày cua cần được loại bỏ khi ăn. Ảnh: Internet.
- Mang cua: Bộ phận này nằm dưới mai cua, có hình dáng khá giống những chiếc răng lược và mềm. Mang cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước. Khi cua lên cạn, một lượng nước sẽ được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp và duy trì sự sống trong thời gian dài. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua, gây nguy hiểm tới sức khỏe khi ăn.
- Ruột cua: Trong ruột cua có chứa chất thải, độc tố do đó tốt nhất không nên ăn bộ phận này.
- Dạ dày cua: Phần này chính là túi xương nhỏ màu vàng hình tam giác nằm trong thân cua. Khi ăn nên nhẹ nhàng loại bỏ phần này ra, tránh bị vỡ vì trong dạ dày cua có chứa nhiều cát bẩn.
- Tim cua: Khi lấy mai cua ra, bạn sẽ thấy một hình lục giác có màu trắng nằm ở chính giữa và đó chính là tim cua. Bộ phận này của cua cũng nên được loại bỏ trước khi ăn.
Ốc biển
- Não và tuyến nước bọt của ốc: Não ốc (nằm ở phần đầu của con ốc) có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Do đó, trước khi nấu ốc, bạn cần sơ chế sạch sẽ bằng cách ngâm ốc trong nước sạch từ một đến nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những loại ốc lạ để tránh ngộ độc.
- Ruột ốc: Bộ phận này nằm ở đuôi ốc, ở vòng xoay nhỏ nhất, chứa nhiều chất bẩn. Do đó, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc trước khi ăn.
Sò điệp
Lớp màng bao quanh sò điệp và bao tử là bộ phận cần được loại bỏ khi ăn. Ảnh: Internet.
Khi sơ chế sò điệp, bạn hãy lấy một con dao lóc phần thịt của nó ra khỏi vỏ. Sau đó, loại bỏ lớp màng mỏng bao quanh thịt sò, bởi đây là những bộ phận chứa nhiều cát bẩn nhất của sò điệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ phần bao tử màu đen do đây chính là nội tạng của sò điệp. Vì vậy, có thể nói rằng ăn sò điệp chính là ăn phần cơ nối giữa hai mảnh vỏ của sò điệp.
Thảo Nguyên
Theo vietnamdaily
Chỉ cần 2 món thôi nhưng bữa cơm tối đã ngon hết nấc Gợi ý cho bạn thực đơn cơm tối 2 món đơn giản mà vẫn đủ chất ngon miệng. Canh rau cải Để nấu canh rau cải với tôm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 10 con tôm 3 cây rau cải bó xôi 1 ít bột ngô 1 quả trứng 1 củ hành khô Muối, hạt tiêu Cách làm Chuẩn...