Hà Nội bất ngờ dừng yêu cầu cách ly người về từ TPHCM, các tỉnh phía Nam
Người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh về Hà Nội từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, hoặc đến từ TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… sẽ không phải cách ly 7 ngày tại nhà.
Nội dung nêu trên thể hiện trong Công điện số 24/CĐ-UBND về việc triển khai giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao từ các địa bàn có dịch trở về thành phố, được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành ngày 18/11. Công điện đã được gửi tới các cơ quan liên quan.
Tại công điện này, TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan dừng triển khai nội dung tại mục 2.3 của Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021. Như vậy, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh về Hà Nội từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, hoặc đến từ TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… sẽ không phải cách ly 7 ngày tại nhà hoặc nơi cư trú như quy định đưa ra hai ngày trước.
Hà Nội bất ngờ dừng cách ly tại nhà với người về từ các tỉnh phía Nam sau 2 ngày áp dụng quy định này (Ảnh minh họa).
Không cách ly nhưng vẫn phải ở nhà 7 ngày
Video đang HOT
Thay vào đó, việc tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe được áp dụng như sau:
- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19) chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương; thực hiện “thông điệp 5K”.
Đồng thời, nhóm đối tượng này sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
- Với những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp) phải thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội. Tiếp đó, nhóm đối tượng này sẽ tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện “thông điệp 5K”; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
- Những người chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 thì thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về Hà Nội; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về thành phố…
Về công tác tổ chức xét nghiệm, các cơ quan liên quan chủ động xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố).
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 16/11, trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, Hà Nội đã hỏa tốc yêu cầu người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh về Hà Nội từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, hoặc đến từ TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… phải cách ly 7 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Quy định này ngày sau đó đã lập tức khiến dư luận xã hội xôn xao, đồng thời nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dịch tễ đã lên tiếng phản đối.
Thái Nguyên xét nghiệm với người về từ các địa phương có dịch phức tạp
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng với việc có nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, Thái Nguyên quyết định sẽ lấy mẫu xét nghiệm tất cả người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp.
Động thái nêu trên thể hiện trong Công văn số 5399/UBND-KGVX về việc tăng cường kiểm soát, lấy mẫu xét nghiệm để phòng, chống dịch Covid-19 được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường ký, gửi các cơ quan liên quan.
Công văn nêu rõ, hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện một số ổ dịch mới trong cộng đồng.
Thái Nguyên hỏa tốc xét nghiệm toàn bộ người về từ các địa phương có dịch phức tạp vì trên địa bàn xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng (Ảnh minh họa).
Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, không để dịch lây lan làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly người nghi mắc Covid-19 theo quy định đã ban hành.
Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 24 giờ đầu đối với tất cả những người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp như: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang...
Đối với những người đến/về từ các tỉnh thành phố còn lại, ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên. Kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ nguồn ngân sách nhà nước.
UBND tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo, những người không thuộc diện phải lấy mẫu xét nghiệm thì hạn chế tập trung đông người, không đến các khu vực công cộng như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, trường học, quán ăn, khu công nghiệp... trong vòng 3 ngày kể từ khi vào tỉnh này.
Tỉnh Thái Nguyên giao các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư; tiến hành truy vết các trường hợp nghi mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh...
Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0? Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổ.i rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa? Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19....