Hà Nội: Bắt đầu kiểm tra tư cách công chức
Trong chuyến “vi hành” ngày 14/3, Bí thư tỉnh Quảng Bình phát hiện khoảng 15 cán bộ, công chức đang uống cà phê
Hà Nội bắt đầu kiểm tra lề lối làm việc của công chức vào các ngày, giờ làm việc trong năm 2013.
Ngày 17/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Kế hoạch số 62 triển khai kiểm tra công vụ của Đoàn Kiểm tra công vụ thành phố Hà Nội.
Kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện công tác thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu tại Chỉ thị số 01 ngày 4/1/2013 về việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính – 2013″.
Qua đó phát hiện, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ công chức xử cán bộ vi phạm kỷ luật, pháp luật trong thực thi công vụ, gây khó khăn phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, công dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Người đứng đầu TP Hà Nội hy vọng qua kiểm tra sẽ tạo bước chuyển về kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quy định pháp luật, thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ.
Video đang HOT
Đối tượng kiểm tra gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc thành phố Hà Nội Các sở, ban, ngành (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị hiệp quản), UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các phường, xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp nhà nước…
Nội dung kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc, nội dung quy trình công tác của cơ quan, đơn vị quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị quy định về nghĩa vụ, những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm quy chế văn hoá công sở…
Trước đó, cũng liên quan đến việc kiểm tra chế độ làm việc của công chức, ngày 14/3, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính “vi hành” quán cà phê. Cụ thể, Bí thư Lương Ngọc Bính cùng Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Sơn và một cán bộ thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất tại 7 quán cà phê ở TP. Đồng Hới.
Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, đã phát hiện khoảng 15 cán bộ, công chức đang uống cà phê trong đó có cán bộ của Sở Công Thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Công ty điện lực Quảng Bình… Những “cán bộ cà phê” sau đó bị lãnh đạo các cơ quan phê bình, nhắc nhở.
Đoàn Kiểm tra công vụ TP Hà Nội được thành lập ngày 15/3, gồm 19 thành viên, do Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng làm Trưởng đoàn.
Nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị hiệp quản thuộc thành phố.
Thời hạn kiểm tra từ ngày 15/3 đến hết ngày 31/12/2013. Phương thức kiểm tra là thường xuyên, đột xuất, không báo trước.
Theo 24h
"Bí mật" đánh giá kết quả làm việc của toàn bộ cán bộ, công chức
Trong năm 2013, TP Đà Nẵng sẽ triển khai đánh giá kết quả làm việc của toàn bộ hệ thống công chức từ cấp lãnh đạo gồm chủ tịch quận, huyện, giám đốc các sở, ngành đến công chức cấp phường, xã... thông qua phần mềm.
Đó là nội dung của Hội thảo "Xây dựng mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức phường, xã tại TP Đà Nẵng" do Sở Nội vụ Đà Nẵng tổ chức sáng 16/4.
Để mở rộng đối tượng đánh giá, tạo sự minh bạch, công bằng và chính xác trong công việc, trong năm 2013 thành phố Đà Nẵng sẽ nhân rộng mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức ra toàn bộ mọi đối tượng.
Người dân làm thủ tục tại một cửa của phường Hòa Khánh Bắc
Theo đó, đối với cấp trưởng đơn vị hành chính (chủ tịch UBND quận, huyện, giám đốc các sở, ban ngành) sẽ được đánh giá trên 3 tiêu chí: các nhiệm vụ đạt được, năng lực, kỹ năng lãnh đạo và điều hành (chiếm 70% số điểm) chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước (10% số điểm) tinh thần trách nhiệm, thái độ với công việc, tổ chức và công dân (20%).
Đối với công chức cấp phường, xã đánh giá cũng trên 3 tiêu chí: Kết quả thực hiện công việc (60% số điểm) chấp hành nội quy, quy chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước (10%) thái độ, trách nhiệm đối với công việc, tổ chức, công dân, đồng nghiệp và cơ quan, đơn vị (30%).
Việc đáng giá kết quảlàm việc của cán bộ, công chức được thực hiện theo phương pháp 360 độ (tự đánh giá, cấp trên đánh giá và đồng nghiệp đánh giá) thông qua phần mềm hỗ trợ mà người được đánh giá không biết đồng nghiệp nói gì về mình để đảm bảo sự công bằng, tập trung dân chủ.
Theo ông Võ Công Chánh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, việc đánh giá kết quả theo vị trí, chức danh tạo sự công bằng và đổi mới công tác đánh giá và thành phố coi đây là khâu trọng yếu trong công tác cán bộ để nâng cao chất lượng của nền hành chính công.
Được biết, năm 2012 thành phố Đà Nẵng đã thí điểm đánh giá kết quả làm việc của công chức tại 10 sở, ban, ngành, quận, huyện. Bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực trong việc đổi mới chất lượng đánh giá cán bộ, công chức.
Mô hình đánh giá kết quả của công chức TP Đà Nẵng đề cao tính dân chủ, công khai, lấy kết quả công việc làm thước đo chính, kết quả thực thi công vụ của công chức được nhìn nhận từ nhiều phía, tạo điều kiện cho công chức lắng nghe những nhận xét, góp ý từ đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ.
Kết quả đánh giá là căn cứ để thành phố quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức.
Theo Dantri
Đưa công chức "ăn cắp giờ công" lên tivi UBND Quảng Trị ghi hình cán bộ, công chức làm việc không đúng tác phong, giờ giấc... để phát trên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh (QTV). Cán bộ, công chức "sợ lên tivi" Ngày 10/1, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ra Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà...