Hà Nội bảo vệ môi trường chỉ ở mức… trung bình!
Hà Nội cùng với 23 địa phương khác nằm trong nhóm bảo vệ môi trường chỉ đạt ở mức trung bình theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đà Nẵng ở mức tốt, còn TPHCM ở mức khá.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo 3 mức: tốt, khá và trung bình).
Mức tốt có 5 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Trà Vinh. Đây là các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đề ra hoặc có kết quả thực hiện cao như: tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu…
Đồng thời, các địa phương này cũng có tỷ lệ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn ở mức hài lòng cao.
Thu gom rác thải ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Mức khá có 34 địa phương: Bắc Kạn, Bắc Giang, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TPHCM, Tuyên Quang, Vĩnh Long.
Mức trung bình là 24 địa phương: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Nội, Hậu Giang, Hòa Bình, Kiên Giang, Lai Châu, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Các địa phương được xếp ở nhóm này chủ yếu do chưa hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đề ra hoặc có kết quả thực hiện thấp: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn; tỷ lệ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn ở mức hài lòng thấp…
Căn cứ kết quả đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện ở những năm tiếp theo.
Hiện nay, Bộ này đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cho năm 2021; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung bộ chỉ số theo các chế định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 để ban hành và áp dụng cho năm 2022.
9 quy định mới, đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 1/2022
Từ 2022, xả rác nhiều sẽ phải trả tiền càng nhiều, ô tô không có camera giám sát bị phạt 1-2 triệu; vi phạm giao thông bị phạt tới 75 triệu đồng; lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội chính thức tăng...
Xả rác nhiều phải trả nhiều tiền
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 có nhiều chính sách đột phá. Lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời, được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường...
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của luật này là quy định chặt chẽ về nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định.
Video đang HOT
Giá của dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (Ảnh: Đỗ Quân).
Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý. Hiện nay, theo Nghị định 155 năm 2016, không phân loại rác có thể sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng.
Ngoài ra, luật này cũng quy định giá của dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Tức là gia đình, cá nhân nào xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền chứ không "cào bằng" như hiện nay.
Vi phạm giao thông bị phạt đến 75 triệu đồng
Đây là một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Luật sửa đổi quy định nâng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản, báo chí. Điển hình, mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng thay vì 40 triệu như hiện hành. Mức phạt trong lĩnh vực báo chí cũng tăng từ tối đa 100 triệu lên 250 triệu.
Nguyên tắc xử phạt hành chính cũng được sửa đổi theo hướng một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Cảnh sát giao thông dừng phương tiện vi phạm (Ảnh minh họa: Hoàng Thuận).
Ô tô không có camera giám sát sẽ bị xử phạt 1-2 triệu
Đây là một trong những quy định mà các chủ xe ô tô kinh doanh vận tải cần hết sức lưu ý. Bắt đầu từ ngày 1/1/2022, nếu ô tô không có camera giám sát sẽ bị xử phạt. Đáng lẽ, quy định xử phạt sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2021 theo Nghị định 100 nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Chính phủ tiếp tục ra Nghị quyết 66 tạm ngưng việc xử phạt cho đến hết ngày 31/12/2021.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2022, ô tô kinh doanh vận tải gồm taxi, xe khách, xe buýt, xe hợp đồng... bắt buộc phải lắp camera giám sát, nếu không sẽ bị xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng.
Nghiêm cấm việc thu tiền môi giới đi xuất khẩu lao động
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có nhiều quy định mới rất đáng chú ý. Luật mới có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài, điển hình là quy định cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Luật cũng quy định người đi xuất khẩu lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước đến làm việc, nếu hai nước đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Đặc biệt, luật nghiêm cấm việc thu tiền môi giới đi xuất khẩu lao động của người lao động.
Hộ nghèo có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung của Nghị định 07/2021 về chuẩn nghèo đa chiều, thay thế cho Quyết định 59 đã được ban hành từ năm 2015.
Theo đó, từ năm 2022, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn; thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo.
Đối với các hộ có mức sống trung bình có thu nhập trung bình đầu người/tháng từ 1,5-2,25 triệu đồng/tháng ở nông thôn và trên 2-3 triệu đồng/người ở thành thị.
So với trước đây, điều kiện được xét hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thấp hơn. Cụ thể, ở thành thị từ đủ 900 nghìn đồng trở xuống hoặc trên 900 nghìn đồng tới 1,3 triệu đồng; ở nông thôn từ đủ 700 nghìn đồng trở xuống hoặc trên 700 nghìn đồng tới 1,3 triệu đồng...
Người lao động làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần (Ảnh: Hoàng Mạnh).
Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Từ ngày 1/1/2022, theo Nghị định số 108/2021 của Chính phủ, những người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng được tăng lên 7,4% trên mức lương hưu của tháng 12/2021.
Ngoài ra, điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 108/2021:
Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu năm 2022 của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.
So với tuổi nghỉ hưu năm 2021 thì tuổi nghỉ hưu năm 2022 đã được điều chỉnh tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ.
Trong trường hợp sức khỏe suy giảm hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn từ 5 - 10 tuổi so với độ tuổi quy định nêu trên.
Thời điểm nghỉ hưu được xác định từ khi kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Còn thời điểm người lao động được nhận lương hưu là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Vay ưu đãi tối đa 500 triệu để xây nhà
Thông tư 20 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 25 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội có hiệu lực từ ngày 20/1.
Trong đó, mức vốn cho vay đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình được quy định cụ thể là: Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay; mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
So với hiện hành, Thông tư 20 đã giới hạn mức vốn cho vay không quá 500 triệu đồng.
Xăng sẽ được điều chỉnh giá 10 ngày 1 lần (Ảnh: Mạnh Quân).
Xăng điều chỉnh giá 10 ngày 1 lần
Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng, dầu có hiệu lực từ ngày 2/1/2022, trong đó giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào các ngày mùng 1, mùng 11 và ngày 21 hằng tháng (tức là 10 ngày một lần). Nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ; nếu trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được lùi sang kỳ điều chỉnh tiếp theo.
Trước đây, Nghị định 83/2014 quy định khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.
Việc rút ngắn khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá, xăng của Nghị định 95 được cho là nhằm tránh tình trạng tăng giá sốc, giảm giá chậm như hiện nay.
F0 tăng "chóng mặt", Hà Nội lên phương án xử lý rác thải lây nhiễm Nhằm bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh, Hà Nội đã ban hành phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại điểm cách ly, quản lý, khám và điều trị tại nhà đối với F0. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký, ban hành phương án phân loại, thu gom, vận chuyển...