Hà Nội bao giờ hết… lội?
Hệ thống thoát nước dù đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng cứ mưa lớn là Hà Nội lại quay cuồng với ngập lụt, phố phường như sông, người dân Thủ đô ăn ngủ trên nước…
Hàng ngàn tỷ đồng có “hút” hêt nước?
Để khu vực nội thành không bị ngập úng mỗi khi mưa lớn, những năm qua Hà Nội đổ hàng nghìn tỷ đồng vào cải tạo, nâng cấp các dự án thoát nước. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án (đã hoàn thành), Hà Nội rót hơn 2.500 tỷ đồng để cải tạo các con sông, đặc biệt là hồ điều hòa Yên Sở rộng 130ha và xây dựng trạm bơm Yên Sở có công suất 45m3/giây…
Đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng cứ mưa lớn đường phố Hà Nội lại chìm trong biển nước
Dù hàng ngàn tỷ đồng đã và đang được đầu tư, nhưng cứ mưa lớn là người dân Hà Nội lại phải quay cuồng với ngập lụt. Điểm hình nhất là sau trận mưa kéo dài 3 ngày năm 2008, cả Hà Nội chìm trong biển nước suôt 1 tuần. Sau trận ngâp lụt lịch sử đó, Hà Nội tiếp tục đổ tiền vào thực hiện giai đoạn 2 của dự án thoát nước với tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng, nhằm xây mới, nâng cấp các công trình thoát nước như nâng cấp trạm bơm Yên Sở lên công suất 90m3/giây, nạo vét hàng loạt ao hồ.
Dù vậy, từ năm 2008 đến nay, mỗi mùa mưa Hà Nội vẫn phải hứng chịu vài trận ngập nặng. Đầu mùa mưa năm nay, Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, thành phố còn 20 điểm úng ngập (mưa 100mm/h). Các điểm đen được chỉ rõ như ngã tư Lý Thường Kiệt – Phan Bội Châu, cửa ga Hà Nội (đường Lê Duẩn), Nguyễn Lương Bằng, Ngọc Khánh…
Trận mưa kéo dài hơn 1 ngày do ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa qua, cả Hà Nội lại chìm trong biển nước. Nhiều tuyến đường bị nhấn chìm khiến giao thông bị chia cắt. Đặc biệt, các tuyến đường 70, Trần Bình, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh… một ngày sau khi tạnh mưa vẫn mênh mông nước.
Video đang HOT
Ảnh hưởng cơn bão số 6, trận mưa kéo dài 1 ngày khiến hàng loạt ô tô, xe máy bị hư hỏng nặng
Mưa lớn cũng khiến bờ đê sông Nhuệ bị tràn. Ngay từ 4h sáng ngày 9/8, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phải huy động hơn một trăm chiến sĩ phối hợp cùng nhân dân ra cứu bờ đê sông Nhuệ đoạn qua huyện Từ Liêm. Để “giải cứu” đê sông Nhuệ, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng phải mở cửa cống Thanh Liệt tràn ngược vào sông Tô Lịch ra trạm bơm Yên Sở thoát qua sông Hồng.
“Ba ngày, Hà Nội chịu ảnh hưởng 2 cơn bão liên tiếp, đặc biệt cơn bão số 6 lượng mưa đo được trong 24 giờ có khu vực lên đến 270mm. Lượng mưa lớn như vậy khiến hệ thống thoát nước của thành phố bị quá tải, đặc biệt mực nước sông Nhuệ lên rất cao ảnh hưởng tiêu thoát nước khu vực đường vành đai 3″, ông Lê Vũ Quảng Sương, Trưởng phòng Kế hoạch, công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết.
Hai năm nữa Hà Nội có hết ngập?
Theo Quy hoạch thoát nước được HĐND thành phố thông qua năm 2012, Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2015, sẽ đáp ứng được các vân đê bức xúc như giảm thiêu ngâp úng. Hà Nội sẽ giải quyết cơ bản ngâp úng cho khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hông đến sông Tô Lịch (quân Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đông Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai).
Bộ Tư lệnh Thủ đô rải quân cứu bờ đê sông Nhuệ
Sau nhiều năm đổ tiền của để nạo vét sông, hồ và nâng cấp công suất các trạm bơm, đến nay Hà Nội vẫn ngập mỗi khi mưa lớn. Vậy, mục tiêu trên liệu có hoàn thành trong 2 năm nữa? Kỳ vọng là vậy, nhưng đến thời điểm này, toàn bộ khu vực nội thành Thủ đô phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống tiêu thoát nước trạm bơm Yên Sở với công suất 90m3/giây. Còn lại là các trạm bơm nhỏ, trạm bơm cục bộ chủ yếu dùng để tiêu thoát nước trong các hồ điều hòa.
“Trạm bơm Yên Sở không thể phục vụ cho toàn thành phố mở rộng. Trạm bơm này được làm theo quy hoạch từ năm 1995, chỉ phục vụ cho lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2″, ông Sương cho biết.
Theo ông Sương để đảm bảo thoát nước cho toàn thành phố mở rộng, Hà Nội cần phải xây dựng thêm một số trạm bơm với công suất lớn ở lưu vực sông Nhuệ. “Hiện nay, việc tiêu thoát nước lưu vực sông Nhuệ đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi mới tiếp nhận một số trạm bơm thoát nước lưu vực này nhưng cũng đang phải cải tạo lại”, ông Sương nói.
Theo Quang Phong
Hàng loạt dự án chậm tiến độ do bị người dân cản trở
Theo lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, trên địa bàn quận đang có 87 dự án phải giải phóng mặt bằng. Ngoài dự án đường 2,5 bị chậm tiến độ do bị người dân cản trở thi công, quận còn một số dự án khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Theo đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ khu Đền Lừ II đến Trương Định - Giáp Bát (đường 2,5) trên địa bàn phường Tân Mai (quận Hoàng Mai), đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành.
Đến thời điểm này, quận đã thu hồi khoảng 54.000/55.148m2 đất, đạt 98% diện tích. Hiện chủ đầu tư đang khẩn trương tổ chức thi công đối với phần diện tích đã bàn giao mặt bằng, quyết tâm hoàn thành dự án để kỷ niệm 10 năm thành lập quận Hoàng Mai vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, hiện dự án còn vướng 6 hộ dân và 1 tổ chức tại phường Tân Mai không chấp hành yêu cầu giải phóng mặt bằng.
Tại phường này, diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng là 25.282m2 liên quan tới 245 hộ dân và 14 tổ chức. Chủ đầu tư đã tổ chức chi trả tiền và nhận bàn giao mặt bằng của 240 hộ và 13 tổ chức. Thế nhưng đến nay sau nhiều lần chi trả tiền và tuyên truyền vận động, vẫn còn 6 hộ dân và 1 tổ chức chưa chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng.
Theo lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, đối với các hộ dân trên, ngày 7/12/2012, UBND quận Hoàng Mai đã có quyết định cưỡng chế thu hồi đất và dự kiến tổ chức thực hiện vào 28/12/2012. Tuy nhiên, trước thời điểm tổ chức thực hiện các hộ dân nêu trên đề nghị được tự nguyện chấp hành và cho đo đạc kiểm tra lại diện tích đất và công trình tài sản trên đất nhưng sau đó các hộ dân lại thay đổi và có đơn khiếu kiện đòi được áp dụng chính sách bồi thường theo giá thị trường.
"Sau khi hoàn thành các thủ tục công khai và phương án điều chỉnh, bổ sung theo đúng chính sách đã được thành phố cho phép áp dụng, UBND quận sẽ tổ chức chi trả tiền đền bù hỗ trợ cho các hộ dân. Trong trường hợp các hộ dân cố tình không nhận tiền, không chấp hành công tác giải phóng mặt bằng, UBND quận Hoàng Mai sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hoàn thành thủ tục gửi tiền đền bù, hỗ trợ theo phương án được duyệt và tiến hành các thủ tục hành chính để thu hồi đất theo đúng nội dung quyết định cưỡng chế thu hồi đất được ban hành. Dự kiến thời gian tổ chức cưỡng chế vào 20/9 năm nay", đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai khẳng định.
Đường vành đai 2,5 Hà Nội đang bị chậm tiến độ do người dân cản trở việc giải phóng mặt bằng.
Đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai cho biết, trên địa bàn quận đang có 87 dự án phải triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài dự án đường 2,5 bị cản trở thi công do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, trên địa bàn quận còn một số dự án khác cũng rơi vào trường hợp tương tự. Dự án bãi đỗ xe công cộng Đền Lừ đang được thực hiện trên địa bàn 2 phường Yên Sở và Hoàng Văn Thụ cũng là một trong những dự án như thế.
Đối với dự án này, trên phường Yên Sở, hội đồng bồi thường, hạ tầng và tái định cư quận đã tổ chức chi trả tiền cho 78 hộ dân và 1 phần diện tích đất do UBND phường quản lý. Trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ cũng đã tổ chức chi trả tiền cho các hộ dân, đã có 6/27 hộ có đất và 1/51 hộ có công trình tài sản trên đất đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.
Tuy nhiên, trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, quá trình thực hiện công tác chi trả tiền có 6/27 hộ có đất và 1/51 hộ có công trình tài sản trên đất đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo đúng quy định; còn lại 21/27 hộ có đất không chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Các hộ dân này đề nghị được chia tách thành 78 phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, qua hồ sơ quản lý đất đai có thể khẳng định yêu sách của các hộ dân là không có căn cứ.
Theo lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, hiện tình hình an ninh trật tự tại khu vực giải phóng mặt bằng dự án có biểu hiện của việc các hộ dân lôi kéo công dân khiếu kiện đông người, gửi đơn thư phản ánh không đúng sự thật đến nhiều cơ quan nhà nước, tạo dư luận không đúng đắn về công tác giải phóng mặt bằng đang thực hiện.
"Với quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án trong năm 2013 nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội, UBND quận Hoàng Mai dự kiến kế hoạch tiếp tục triển khai thu hồi đất đối với 21 hộ gia đình có đất và 50 hộ có công trình tài sản trên đất không chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật. Hiện UBND quận đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tham mưu kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo biện pháp hành chính. Dự kiến thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án trước 15/8/2013. Sau thời hạn trên, UBND quận sẽ tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng các hộ cố tình trây ỳ vào ngày 10/9 năm nay", đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai cho biết.
Theo_VnMedia
24 giờ sinh tử đối diện với thủy thần Bão tố ập đến, nhấn chìm hai chiếc tàu đánh cá với 16 thuyền viên, khiến 1 thuyền viên mất tích... 24 giờ lênh đênh trên biển chịu cảnh mưa dập gió vùi, đói, rét hành hạ, 15 ngư phủ bằng kinh nghiệm sông nước dày dạn và cả sự may mắn diệu kỳ đã thoát lưỡi hái thủy thần. Khi được vớt...