Hà Nội bàn giao quyền quản lý chất thải rắn về Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội chuyển chức năng quản lý chất thải rắn thông thường từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất lĩnh vực quản lý rác thải trên cả nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND của TP Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng Hà Nội, việc quản lý chất thải rắn thông thường sẽ được chuyển từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) để thống nhất lĩnh vực quản lý rác thải trên cả nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc quản lý nhà nước về chất thải rắn tại Hà Nội sẽ chuyển từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ “quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng” và các nội dung khác có liên quan (tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy, biên chế…) cho đến khi hoàn thành việc bàn giao về Sở TN&MT.
Sở Xây dựng phối hợp với Sở TN&MT, các cơ quan, đơn vị liên quan, bàn giao chức năng, nhiệm vụ quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và các nội dung khác có liên quan về Sở TN&MT theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo Quyết định trên, Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND TP Hà Nội quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định pháp luật.
Tiếp nhận và xử lý thông tin về ô nhiễm môi trường ở các địa phương
Từ đầu năm 2021 đến nay, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường, chuyển về cơ quan chức năng ở địa phương xác minh, xử lý.
Với 129 thông tin phản ánh, kiến nghị, có 107 vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, 11 vụ việc về nước thải và 11 vụ việc về chất thải rắn. Đường dây nóng tại một số địa phương đã tiếp nhận 55 thông tin về ô nhiễm môi trường. Đến nay, hầu hết các vụ việc đã được xử lý theo thẩm quyền.
Các thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng chủ yếu tập trung vào xả thải nước thải, chất thải rắn, mùi, tiếng ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoặc các điểm bị ô nhiễm chưa được xử lý dứt điểm như các bãi rác, điểm ô nhiễm trên sông, kênh, rạch tại các địa phương.
Một số vụ việc phức tạp, được phản ánh trên các cơ quan báo chí, bộ phận đường dây nóng kịp thời chuyển thông tin đến các cục bảo vệ môi trường vùng để phối hợp với địa phương xác minh, xử lý, phản hồi cho người cung cấp thông tin. Đã có 136 tin "nóng", tin tức "nhạy cảm" trong lĩnh vực môi trường được Tổng cục Môi trường tiếp nhận và xử lý.
Ngay trong tháng 8, một số thông tin ô nhiễm môi trường đã được Tổng cục Môi trường chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Nguyên giải quyết.
Tại Thanh Hóa, công dân xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, phản ánh cơ sở tái chế dầu nhớt thải tại khu vực khe Bú xây dựng nhà xưởng trái phép, hoạt động sản xuất có xả khói thải gây ô nhiễm môi trường không khí, xả nước thải ra khe suối, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân xung quanh.
Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Như Xuân phối hợp với UBND xã Xuân Hòa, Trại giam Thanh Lâm (Phân trại số 3) thuộc Cục C10, Bộ Công an, xác minh vụ việc, cho thấy phản ánh của người dân là đúng.
Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, khu đất thuộc phạm vi đất quản lý của Phân trại số 3 có địa chỉ tại thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa. Phân trại đã cho hộ ông Nguyễn Văn Mạnh thuê mượn để tái chế dầu thải và chứa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, có xây lò chưng cất và lắp đặt một số thiết bị để tái chế với diện tích khoảng 16m2.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đã tạm dừng hoạt động. Vì vậy, thông tin phản ánh qua đường dây nóng là có cơ sở. Ủy ban nhân dân huyện Như Xuân đã lập biên bản, đình chỉ hoạt động sản xuất và yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ các thiết bị đã xây dựng, lắp đặt; đồng thời yêu cầu Trại giam Thanh Lâm (Phân trại số 3) và UBND xã Xuân Hòa chỉ đạo việc tháo gỡ và xử lý công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Tổng cục Môi trường, việc vận hành, duy trì liên tục 24/7 của hệ thống đường dây nóng về ô nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương bước đầu đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo bước chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm của các địa phương đối với công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị thông qua đường dây nóng về môi trường, khoản 5 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định "Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường".
Tại tỉnh Hậu Giang, hầu hết các huyện, thị, thành phố cũng đã thiết lập đường dây nóng dùng chung đối với tất cả các lĩnh vực thông qua số điện thoại, thư điện tử. Riêng thành phố Vị Thanh đã cung cấp số điện thoại di động của Chủ tịch UBND xã, phường để tiếp nhận thông tin phản ánh tất cả các lĩnh vực.
UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quy chế phối hợp, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý thông tin phản ánh ô nhiễm môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tỉnh còn thiết lập phần mềm hệ thống ứng dụng di động Hậu Giang App để tiếp nhận thông tin phản ánh hiện trường, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh đối với tất cả các lĩnh vực. Mọi tổ chức, cá nhân có thể tải, truy cập phần mềm, theo dõi thông tin phản ánh, giám sát kết quả xử lý.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang đang đề xuất thiết lập, mở rộng đường dây nóng về ô nhiễm môi trường đến cấp xã, thiết lập hệ thống phần mềm dùng chung để tiếp nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường đảm bảo đồng bộ; đồng thời phân cấp rõ ràng trong việc xác minh, xử lý thông tin phản ánh theo từng mức độ ô nhiễm, từng đối tượng...
Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam - Bài cuối: Thay đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng giảm thiểu chất thải Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đây đã bổ sung các chính sách, quy định, công cụ mới về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Các nhà soạn thảo kỳ vọng khi áp dụng vào thực tiễn các quy định này sẽ huy động tối đa nguồn lực từ xã hội, các thành phần kinh tế bao gồm thuế, phí, cơ...