Hà Nội Bắc Ninh: Tăng cường kết nối, hợp tác, phát triển
Sáng 25/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị kết nối, hợp tác, phát triển.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Trung Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến chủ trì hội nghị.
TP Hà Nội tặng Quỹ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Ninh 3 tỷ đồng.
Tham dự hội nghị về phía thành phố Hà Nội còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn.
Về phía tỉnh Bắc Ninh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Quất; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan…
Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương tại Đền thờ Lý Thường Kiệt
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, trong những năm qua, việc hợp tác giữa hai thành phố đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phù hợp với thế mạnh của mỗi địa phương, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
Hai địa phương đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhau tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, tọa đàm chương trình thường niên về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch do các tỉnh tổ chức; thường xuyên tiến hành các hoạt động văn hóa giao lưu, tham gia các hoạt động xúc tiến, chia sẻ trao đổi thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Hà Nội đã tiến hành các hoạt động liên kết thương mại với các tỉnh trong cả nước, trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; thông tin mời các cơ sở sản xuất làng nghề ở các tỉnh tham gia hội chợ, triển lãm ở TP Hà Nội, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Hai địa phương cũng đã tăng cường hợp tác về quản lý nhà nước trong phát triển điện năng, năng lượng và sản xuất tiêu dùng xanh; phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp, hỗ trợ các cơ sở giới thiệu nhiều gian hàng với nhiều sản phẩm an toàn, phối hợp các chương trình phát triển cung cấp rau, thịt an toàn cho Hà Nội.
Video đang HOT
Hai tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng hóa, hành khách từ Hà Nội đi các tỉnh và ngược lại. Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển và cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ hiện đại, liên kết giữa hai tỉnh, thành phố như; Đồng thời, phối hợp với TP Hà Nội trong việc mở các tuyến xe buýt kế cận, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân hai tỉnh, thành phố.
Lãnh đạo TP Hà Nội trồng cây lưu niệm tại Đền thờ Lý Thường Kiệt
Hai địa phương cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về khảo sát, xây dựng, thực hiện các tour du lịch làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa của địa phương; phối hợp xây dựng các chương trình, tour tuyến du lịch liên tỉnh giữa Hà Nội – Bắc Ninh; Bắc Ninh – Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn, đặc biệt là tuyến du lịch lễ hội, tâm linh, sinh thái làng quê…
Báo cáo cũng đánh giá, mặc dù đạt những kết quả nhất định, song việc hợp tác vẫn chưa tương xứng với khoảng cách địa lý và thế mạnh của hai địa phương, trong đó chưa phát huy được các lĩnh vực thế mạnh như: khoa học công nghệ, xúc tiến đầu tư, kinh nghiệm quản lý các khu, cụm công nghiệp; chưa hợp tác sâu về vấn đề bảo vệ môi trường…
Tại Hội nghị, các ý kiến từ đại biểu mong muốn hai tỉnh, thành phố mở rộng hợp tác, phối hợp trên nhiều lĩnh vực như: quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước… Đại biểu các sở, ngành Bắc Ninh cũng mong muốn Hà Nội giới thiệu các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại …
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, hội nghị có vai trò hết sức quan trọng nhằm đánh giá lại những mặt làm được và chưa được trong việc hợp tác, phát triển của hai tỉnh, thành phố, từ đó tiếp tục có những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đưa việc hợp tác giữa hai tỉnh, thành phố có thêm bước tiến mới.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển đột phá của tỉnh Bắc Ninh trong việc quy hoạch đô thị nông thôn, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao thu nhập bình quân đầu người … Những đột phá này đã đóng góp rất lớn cho việc phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Về kết quả hợp tác giữa hai địa phương, theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, thời gian qua, với đặc điểm vị trí địa lý nằm sát gần nhau, có sự gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau, tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả. Đánh giá cao các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, các ý kiến hai bên đều cho thấy mong muốn, quyết tâm thúc đẩy sự hợp tác, phát triển lẫn nhau thông qua việc tăng cường kết nối, học hỏi những mô hình hay, cách làm mới của nhau.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị lãnh đạo hai địa phương tiếp thu những ý kiến tại hội nghị về các lĩnh vực quy hoạch, xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, giáo dục, văn hóa… bổ sung vào báo cáo để từ đó để hoàn thiện chương trình hợp tác, xây dựng kế hoạch chi tiết trong giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Hoàng Trung Hải cũng đề nghị ban cán sự ủy ban; lãnh đạo các sở, ngành hai địa phương cần thường xuyên họp, trao đổi để tăng cường phối hợp, kết nối; Đặc biệt cần đẩy mạnh đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng ở mỗi địa phương.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, với những nội dung cụ thể, thực chất, kết quả hợp tác, phát triển giữa Hà Nội và Bắc Ninh sẽ ngày càng tích cực, giúp hai địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đã trao tặng Quỹ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Ninh 3 tỷ đồng.
*Trước khi tiến hành Hội nghị, Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã tới dâng hương tại Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong và Đền thờ Quốc Tướng Linh Từ tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong.
Theo TTTĐ
Văn hóa thực thi pháp luật phải đi kèm với vận động, tuyên truyền, làm gương, xử phạt
Đó là lưu ý của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khi làm việc với Sở Tư pháp về kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2018, 4 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 8 tháng còn lại năm 2019 diễn ra sáng 7/5 tại Hà Đông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải kết luận buổi làm việc. (Ảnh:TH)
Theo Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm túc triển khai thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố trong cán bộ, công chức tư pháp các cấp. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của thành phố về tinh giản biên chế, công tác đánh giá hàng tháng đối với các cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Tiếp tục triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 3,4 lĩnh vực tư pháp và đưa vào sử dụng hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp toàn thành phố.
Cụ thể, Sở đã thẩm định, góp ý 383 văn bản, trong đó có 99 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố. Năm 2018, Sở đã tham mưu thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm 2018, qua đó, thành phố đã ban hành quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố được xây dựng đúng quy trình, đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi.
Sở thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến pháp lý để giải quyết những vấn đề vướng mắc về đầu tư, xây dựng, đất đai, trật tự xã hội... ở các cấp chính quyền thành phố, góp phần phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố.
Bên cạnh đó, Sở cũng chú trọng tăng cường quản lý, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ để kịp thời giải đáp những khó khăn vướng mắc trong công tác hộ tịch - chứng thực cho cấp huyện, xã. Công tác tuyên truyền về pháp luật về hộ tịch, chứng thực tiếp tục được tăng cường; việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực ở cấp huyện, xã mặc dù khối lượng lớn nhưng cơ bản được thực hiện đúng luật, hạn chế xảy ra sai sót...
Đáng chú ý, Sở đã tích cực tham mưu UBND thành phố triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính: Triển khai hướng dẫn việc sử dụng các phần mềm về hộ tịch; triển khai dịch vụ công mức 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch tại địa bàn 12 quận, huyện... Trong năm 2018, Sở đã phối hợp xây dựng, triển khai 84 quy trình dịch vụ công mức độ 3,4 trong lĩnh vực Tư pháp của cả 3 cấp; đến nay toàn ngành đã triển khai 102 dịch vụ công trực truyến trong tổng số 187 thủ tục hành chính có hiệu lực...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cũng thừa nhận, chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực chưa cao. Nhiều văn bản được chuẩn bị trong cùng một thời gian nên ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, có văn bản chưa sát thực tiễn. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng, tự kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật có lúc chưa chặt chẽ. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ công tác này còn hạn chế, việc triển khai thực hiện gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, có nơi việc triển khai chỉ dừng lại ở việc ban hành kế hoạch. Việc thực thi pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực ở một số đơn vị chưa nghiêm. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp ngày càng tăng theo năm. Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp chưa hợp lý, không đủ các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính, cùng một việc chia nhỏ thành nhiều thủ tục...
Sau khi nghe ý kiến phát biểu, thảo luận của các sở, ngành, lãnh đạo UBND, HĐND thành phố Hà Nội, kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá, Sở Tư pháp có vị trí, vai trò quan trọng, là cơ quan tham mưu giúp thành phố trên các lĩnh vực xây dựng, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bổ trợ tư pháp, cải cách hành chính... Và trong những năm qua, Sở đã thực hiện toàn diện các nhiệm vụ này đạt kết quả tích cực, góp phần vào kết quả chung của toàn thành phố. Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao những đóng góp của Sở Tư pháp vào việc xây dựng Đề án Thí điểm quản lý theo mô hình Chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, càng phát triển, càng hội nhập thì ưu tiên số một phải là hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cũng là một nhiệm vụ khó, điều đó cho thấy vai trò của Sở Tư pháp phải được tăng cường hơn nữa. "Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công chức trong nội dung này; tham mưu tốt cho thành phố trong việc triển khai thực hiện" - Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh và đồng thời cũng chỉ rõ, hiện nay mọi hoạt động đều xảy ra trong môi trường pháp lý, mỗi công dân cũng phải được phổ biến và nắm rõ pháp luật.
Người đứng đầu Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục duy trì truyền thống đoàn kết, chia sẻ, nhất là đối với lĩnh vực tư pháp thì việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm càng quan trọng hơn. Muốn thế, đội ngũ cán bộ tư pháp cần không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt từng phòng, ban phải chỉ ra được hiện nay thành phố đang vướng những gì, từ đó đề xuất ra giải pháp về mặt pháp lý. Cùng với đó, Sở cần tăng cường phối hợp, kết nối với các sở, ngành liên quan qua công nghệ thông tin để chia sẻ trí tuệ; tập trung đóng góp cho thành phố những sáng kiến trong lĩnh vực này.
Hoan nghênh Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng "Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022", Bí thư Hoàng Trung Hải đề nghị, Sở triển khai hiệu quả Đề án, gắn với thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Muốn thế, Sở nâng cao văn hóa thi hành pháp luật, coi việc thực thi pháp luật là một nét văn hóa của người Hà Nội. Đồng thời nhấn mạnh, văn hóa thực thi pháp luật phải đi kèm với vận động, tuyên truyền, làm gương, xử phạt...
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh Sở Tư pháp bám sát Dự thảo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị để chủ động tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trình Chính phủ, Quốc hội thông qua để triển khai ngay sau khi Dự thảo được ban hành. "Chính quyền thông minh phải đi vào những chi tiết cụ thể, phải có cán bộ thông minh, người dân thông minh" Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh và nêu rõ khi tiếp xúc với người dân, khách hàng phải lựa chọn những cán bộ được đào tạo tốt về kỹ năng, nghiệp vụ. Ngoài ra phải hướng tới sự thuận tiện nhất cho người dân; chú trọng đến giải quyết các án dân sự, án hành chính, đảm bảo quyền lợi cho người dân.../.
Thu Hà
Theo ĐCSVN
Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam hợp tác phát triển toàn diện Ngày 4/5, tại thành phố Phủ Lý, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Đình Khang . Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa hai địa...