Hà Nội bác đề xuất dựng tượng rùa vàng Hồ Gươm
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định việc đúc rùa vàng Hồ Gươm “Thần Kim Quy” trở thành biểu tượng của Hà Nội – Việt Nam là không phù hợp.
Ngày 12/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn trả lời Công ty TNHH Hữu nghị Á Châu về đề án dựng tượng rùa vàng bên Hồ Gươm.
Nhà chức trách Thủ đô khẳng định: “Mục đích đúc Rùa vàng Hồ Gươm “Thần Kim Quy” trở thành biểu tượng của Hà Nội – Việt Nam là không phù hợp, bởi vì biểu tượng của Thủ đô Hà Nội là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được quy định tại điều 6 Luật Thủ đô năm 2012″.
Một mẫu phác thảo Rùa vàng Hồ Gươm được đề xuất.
Video đang HOT
Trước đó, doanh nghiệp trên có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị chính quyền chỉ đạo thực hiện dự án đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm “Thần Kim Quy” và phối hợp lựa chọn vị trí đặt biểu tượng tại bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng: Từ năm 2011 đến nay, các hoạt động văn hóa ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã từng bước góp phần quảng bá, vinh danh giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn và trở thành điểm đến văn hóa du lịch cho nhân dân Thủ đô, khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra, từ năm 2013, Hồ Hoàn Kiếm đã được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, do vậy việc chỉnh trang, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích phải được nghiên cứu thận trọng và thực hiện đúng theo Luật Di sản Văn hóa.
Tại đền Ngọc Sơn hiện nay đang lưu giữ một tiêu bản rùa Hồ Gươm để phục vụ khách tham quan rất hiệu quả. Hơn nữa, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đang xử lý kỹ thuật một tiêu bản rùa Hồ Gươm khác, sau khi xử lý xong sẽ đưa về trưng bày tại Bảo tàng để phục vụ du khách.
Theo TTXVN
Mẫu vật rùa hồ Gươm được chế tác bằng phương pháp hiện đại
Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết mẫu vật rùa hồ Gươm sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và hy vọng đưa ra trưng bày dịp Tết 2018.
Ngày 7/2, tiến sĩ Phan Kế Long (Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam) cho biết các nhà khoa học đang chế tác mẫu vật rùa hồ Gươm. Theo ông, mẫu vật lớn gần 300 kg, gắn với đời sống tâm linh của người Hà Nội và là mẫu độc lạ quý hiếm hàng đầu thế giới, nên chuyên gia không thể nóng vội mà thực hiện theo quy trình đầy đủ, đảm bảo độ chính xác.
"Ngay cả chuyên gia Đức cũng thừa nhận họ chưa bao giờ làm mẫu vật rùa mai mềm lớn như vậy. Làm nhanh dễ dẫn đến ẩu và hỏng", ông Long nói và cho biết riêng phần mắt - bộ phận quan trọng nhất để tạo cái hồn cho con vật đã gửi sang Đức chế tác.
Rùa hồ Gươm khi còn sống được đưa lên bờ chữa bệnh. Ảnh: AFP.
Rùa hồ Gươm hiện nằm trong bể để các chuyên gia chế tác bằng phương pháp nhựa hóa giai đoạn một. Đây là phương pháp bảo quản mẫu vật hiện đại nhất hiện nay, bởi nó giúp giữ nguyên vẹn mẫu vật gồm cả xương. Với công nghệ này, mẫu vật sẽ sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền cao.
Hàng ngày, các nhà quản lý và khoa học của Hà Nội thường xuyên kiểm tra mẫu vật, nếu phát sinh sai sót sẽ kịp thời khắc phục.
Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1/2016. Năm 2011 rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trong hơn 3 tháng, sau đó được trả về hồ. Khi đó, chiều dài toàn thân rùa là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, dài đuôi 35 cm, nặng 169 kg. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới 180 năm, trong khi rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi.
Rùa sau đó được đưa bảo quản phòng lạnh -20 độ C tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Công việc chế tác bắt đầu từ tháng 4/2016 với sự giúp đỡ của hai chuyên gia hàng đầu về chế tác mẫu vật đến từ Đức.
Theo VNE
Xác rùa hồ Gươm bắt đầu được chế tác Các chuyên gia Việt Nam và Đức hôm nay bắt đầu chế tác xác rùa hồ Gươm theo phương pháp nhựa hóa. Tiến sĩ Phan Kế Long, Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, thời gian chế tác có thể kéo dài từ một đến một năm rưỡi, vì mẫu vật khá lớn. Các chuyên gia Đức đánh giá,...