Hà Nội: ‘Ám ảnh’ mùi hôi thối từ những xe gom, chở rác thải lộ thiên
Rác thải không phân loại, vứt bừa bãi trên đường phố Hà Nội hiện nay là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” và sẽ không có hồi kết, nếu ý thức tự giác quản lý rác thải tại nguồn của người dân không được nâng cao.
Điều đáng nói, từ những điểm tập kết rác thải chất đống như núi trên hầu hết các tuyến đường Thủ đô, khiến xe chở rác đi thu gom không xuể và không kịp che chắn, trở thành nỗi “ám ảnh” đối với người đi đường vì mùi xú uế phát thải từ những xe rác lộ thiên này.
Không khó để ghi nhận hình ảnh những xe rác chất cao như núi, với đủ loại rác thải sinh hoạt, xuất hiện ở bất cứ tuyến phố nào của Hà Nội, tập kết hàng dài tại vị trí trong khu dân cư, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa mất mỹ quan đô thị, như trên các tuyến phố: Thụy Khuê (quận Tây Hồ), Vũ trọng Khánh (quận Hà Đông), Đào Tấn (quận Ba Đình), Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm), Yên Phụ (quận Tây Hồ)…
Các điểm tập kết rác quá nhiều, khiến các xe trong tải lớn chở rác thu gom không xuể, thậm chí, các công ty môi trường phải bố trí chạy xe sai giờ quy định để “ăn rác” trên các tuyến phố nội đô. Do không kịp thu gom, các xe tải lớn chở rác rác để lộ thiên không che chắn, lao vun vút hết phố này sang phố khác, xả nước thải ép rác ra đường… trở thành nỗi ám ảnh với người đi đường vì mùi xú uế gây ra từ những xe chở rác này, khiến ai cũng phải bịt mũi tránh xa.
Video đang HOT
Đáng nói, theo quy định, với những xe thu gom rác được tập kết tại vị trí quy định, sau khoảng hai tiếng sẽ được xe tải chuyên dụng đến chở đi. Các thùng rác khi tập kết đều phải che phủ bạt để tránh phát tán ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng không phủ bạt che chắn dang diễn ra phổ biến. Tốc độ đô thị hóa nhanh, đi đôi với áp lực từ lượng rác thải hàng ngày gia tăng. Đây chính là mối lo về môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư nếu không được kiểm soát tốt.
Qua tìm hiểu, TP Hà Nội có 26 đơn vị tham gia thu gom, xử lý rác. Trong đó, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) phụ trách duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường của 7/30 quận, huyện, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Mỹ Đức. Theo đại diện Công ty Urenco, trong quá trình thu gom, nhân viên môi trường đã tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác đúng giờ, đúng quy định. Song, ý thức của không ít người dân hạn chế, bỏ rác không đúng nơi quy định, là nguyên nhân gây ra tình trạng nêu trên.
Theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi để ra rơi vãi ra đường có thể bị xử phạt tới 15 triệu đồng. Cụ thể, khoản 2, khoản 3 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Từ ngày 10/7/2021, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực đã giảm mạnh mức phạt đối với hành vi để rơi vãi rác ra đường. Cụ thể, điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, để thiết lập vị trí các điểm tập kết, trạm trung chuyển rác hoạt động hiệu quả, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân là bài toán không đơn giản. Bởi bên cạnh việc nâng cao nhận thức, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không xả rác bừa bãi, phân loại rác tại nguồn, tham gia vệ sinh môi trường ở khu dân cư, rất cần sự đầu tư nâng cấp đồng bộ về quy trình vận chuyển, xử lý rác hiện nay và ý thức, trách nhiệm của công nhân thu gom. Người dân Hà Nội mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý tận gốc tình trạng này, để góp phần xây dựng TP Hà Nội xanh, sạch, đẹp.
Hà Nội: Bãi rác Nam Sơn tạm dừng tiếp nhận rác từ ngày 2/11
Từ ngày 2/11, Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) sẽ tạm dừng tiếp nhận rác để khắc phục sự cố.
Toàn cảnh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Nội dung này đã được Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) thống nhất với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (đơn vị quản lý vận hành bãi rác Nam Sơn) vào tối 1/11.
Theo Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hiện nay các hồ chứa rác còn lại không có khả năng chứa thêm do mực nước rác lưu chứa tại hồ đều vượt mức chứa an toàn. Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa kéo dài từ ngày 28/10 đến 8 giờ ngày 1/11, lượng mưa đo được tại bãi rác Nam Sơn lên đến 168 mm, các hồ chứa không còn chỗ chứa nước, dẫn đến phát sinh sự cố.
Tại hiện trường dễ dàng nhận thấy hồ sinh học, rác nổi bằng mặt bờ bao, có hiện tượng rò rỉ, thẩm thấu nước rác ra đường bê tông thuộc nội khu xử lý. Ngoài ra, hồ 1.1 và 1.2 cũng trong tình trạng thẩm thấu nước rác qua thân đê và nước rỉ rác tại ô 6.1, 6.2 dâng cao gây nguy cơ lớn sạt trượt bờ bao.
Trước thực trạng trên, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nhận định, nếu tiếp tục tiếp nhận rác vào các ô chôn lấp có thể xảy ra sự cố nguy hiểm bờ bao các hồ chứa nước rác, rò rỉ, tràn nước ra môi trường. Do đó, hai bên đã thống nhất tạm dừng tiếp nhận, xử lý rác để đảm bảo an toàn cho bãi rác Nam Sơn, phòng ngừa sự cố.
Cùng với việc tạm dừng, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã xây dựng kế hoạch phân luồng rác của 17 quận, huyện gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm và Thanh Trì về Nhà máy Thiên ý (nằm trong khu bãi rác Nam Sơn).
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra môi trường khoảng 5.000 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, khoảng 4.000 tấn được xử lý tại bãi rác Nam Sơn theo hình thức chôn lấp, còn lại được xử lý tại Khu liên hiệp xử lý Xuân Sơn (bãi rác Xuân Sơn) theo hình thức đốt kết hợp chôn lấp.
Tuy nhiên, hiện nay các ô chôn lấp rác của hai bãi rác kể trên đều đang trong tình trạng quá tải, khiến việc xử lý rác trên địa bàn thành phố gặp không ít khó khăn. Trước đó ngày 6/10, bãi rác Xuân Sơn cũng đã phải tạm dừng tiếp nhận rác để khắc phục sự cố; đến ngày 22/10, bãi rác trên đã tiếp tục hoạt động trở lại.
Hà Nội bàn giao quyền quản lý chất thải rắn về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chuyển chức năng quản lý chất thải rắn thông thường từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất lĩnh vực quản lý rác thải trên cả nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND của TP Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định...