Hà Nội: 9 chùm ca bệnh lớn, nhiều chùm vẫn chưa xác định được nguồn lây
Tính từ 6h đến 19h30 ngày 21/7, Hà Nội có 38 ca mắc mới. Theo nhận định của chuyên gia, Thủ đô khả năng cao vẫn ghi nhận F0 mới trong thời gian tới.
Chủ tịch Hà Nội: Mọi người dân đều bình đẳng về quyền lợi tiêm vắc xin
Trao đổi với báo chí chiều 21/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, để sẵn sàng tiếp nhận vắc xin từ Bộ Y tế và triển khai tiêm chủng cho người dân Thủ đô trong năm 2021, thành phố đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản nhằm triển khai sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất ngay khi được phân bổ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, công khai minh bạch mọi thông tin về chiến dịch tiêm vắc xin cho người dân (Ảnh: Mạnh Quân).
“Hà Nội có đủ năng lực thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn trong thời gian ngắn và sẽ đẩy mạnh công tác chuẩn bị để sớm nâng cao hơn nữa trong những ngày tới” – ông Chu Ngọc Anh khẳng định.
Trước mắt, mục tiêu của thành phố là phải xây dựng phương án sẵn sàng triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm năng lực tiêm 200.000 mũi tiêm/ngày với ít nhất 1.000 dây chuyền tiêm.
Hiện tại, thành phố sẵn có và bố trí thêm được 704 dây chuyền tiêm nên cần bổ sung thêm dây chuyền tiêm mới. Về việc này, Chủ tịch UBND TP yêu cầu ngành y tế khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, vật tư y tế, con người để thiết lập đủ số dây chuyền tiêm còn lại. Xem thêm tại đây.
Đợt dịch Covid-19 mới ở Hà Nội liệu đã đạt đỉnh?
Về tình hình dịch trên địa bàn Thủ đô ở thời điểm hiện tại, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nhận định, trong 1-2 tuần nữa Hà Nội khả năng cao vẫn sẽ ghi nhận thêm các ca bệnh, đây là điều đã nằm trong dự tính của lực lượng chức năng.
“Việc ghi nhận thêm ca bệnh là không thể tránh khỏi. Hàng ngày, Hà Nội vẫn có 2.000-3.000 người Hà Nội từ các vùng dịch trở về, đây chính là những nguồn lây tiềm tàng”, ông Tuấn nhận định.
Video đang HOT
Một khu vực bị phong tỏa liên quan đến bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo ông Tuấn, việc quan trọng nhất hiện tại là có dịch đến đâu phải nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch đến đấy để dịch không bùng lên trên diện rộng.
Trả lời câu hỏi của PV về nhận định thời điểm dịch Hà Nội sẽ đạt đỉnh, ông Tuấn cho hay: “Covid-19 không giống như các dịch bệnh khác. Với các dịch bệnh khác có triệu chứng, chúng ta có thể phân tích dịch tễ dễ dàng hơn để nhận định đỉnh dịch, nhưng với Covid-19 thì rất khó. Có thể hôm nay là đỉnh ngày mai “hạ nhiệt” nhưng ngày kia lại lên đỉnh thứ hai và có thể có nhiều đỉnh. Phải trong khoảng thời gian một tháng mới có thể xác định được đỉnh dịch, hiện tại ở Hà Nội mới chỉ bùng lên lại trong khoảng 2 tuần thì vẫn chưa nói trước được điều gì”.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn qua phân tích số liệu, tình hình dịch ngày hôm nay bắt đầu có dấu hiệu giảm. Xem thêm tại đây.
Hàng trăm người chen chân chờ xét nghiệm Covid-19 dịch vụ
Từ 6h sáng 21/7, hàng trăm người xếp hàng trước Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế nằm trên đường Nguyễn Xiển (Đại Kim, Hoàng Mai Hà Nội) để làm xét nghiệm Covid-19.
Hàng trăm người chen chúc chờ xét nghiệm Covid-19 để lấy “giấy thông hành” đi lại giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận (Ảnh: Trọng Tùng).
Giấy xét nghiệm có kết quả âm tính SARS-CoV-2 là điều kiện bắt buộc để các lái xe và những người thường xuyên phải di chuyển giữa các tỉnh có thể đi lại các chốt kiểm soát. Giấy có giá trị trong vòng 3 ngày. Mỗi lượt xét nghiệm tại đây có giá 320.000 đồng.
Đến giờ nghỉ trưa, khi Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đã đóng cửa, đoàn người kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi vẫn lên tới hàng trăm người.
Mặc dù phải đến 13h30, đơn vị này mới mở cửa để cho người dân vào xét nghiệm (ca buổi chiều); tuy nhiên ghi nhận của PV Dân trí lúc 12h50, đã có hàng trăm người xếp hàng đứng đợi trước khu vực chờ. Xem thêm tại đây.
Chốt kiểm dịch cửa ngõ Hà Nội bất ngờ vắng vẻ sau chuỗi ngày ùn tắc kéo dài
Theo ghi nhận của phóng viên, vào trưa 21/7, tại chốt kiểm dịch Covid-19 trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn đầu cầu Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội), lực lượng CSGT đã phân luồng các phương tiện. Hàng loạt xe ôtô con, xe khách phải dừng lại để khai báo y tế, đo thân nhiệt… Tuy nhiên, cảnh ùn tắc kéo dài đã không còn xảy ra.
Cảnh ùn tắc kéo dài tại các cửa ngõ Hà Nội không còn xuất hiện.
Một chiến sỹ CSGT trực tại chốt kiểm dịch đầu cầu Phù Đổng cho biết, theo quy định mới, nếu các phương tiện có biển số xe Hà Nội không có phiếu xét nghiệm Covid-19 sẽ được hướng dẫn vào khu vực khai báo y tế và đo thân nhiệt. Nếu không có biểu hiện bất thường nào sẽ được hướng dẫn di chuyển để tránh xảy ra ùn tắc.
Còn đối với những tài xế đến từ các địa phương có dịch, nếu không có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sẽ không được qua chốt và được lực lượng chức năng hướng dẫn quay đầu xe.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chốt kiểm soát dịch tại cửa ngõ thủ đô đang hoạt động hết công suất, kiểm soát mọi phương tiện hướng vào Hà Nội. Xem thêm tại đây.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...