Hà Nội: 6.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
Theo Sở Công thương Hà Nội, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Quý Tị năm 2013 dự kiến tăng khoảng 18-20% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%, ước đạt khoảng 35.000 tỉ đồng/tháng.
Mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long.
Để đảm bảo cung cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ước tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỉ đồng, đáp ứng được khoảng 20-25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết, trong đó nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỉ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước).
Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường chín nhóm hàng thiết yếu.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp tập trung bán hàng thiết yếu tại 710 điểm bán bình ổn giá cố định và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức hơn 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm, tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn đọng hàng hóa sau Tết.
Công ty xăng dầu Khu vực 1 dự trữ và bán ra trên 4,5 vạn m3 xăng dầu.
Các Trung tâm thương mại, siêu thị: Metro, Big C, Co.op mart, Fivimart, Intimex…. dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng tiền hàng khoảng 2.300 tỉ đồng.
Tổng công ty thương mại Hà Nội dự trữ và bán ra thị trường các nhóm hàng phục vụ nhu cầu Tết với tổng giá trị tiền hàng đạt trên 996 tỉ đồng. Tổng công ty lương thực Miền Bắc dự trữ tại các kho trên 3.000 tấn gạo các loại trị giá 560 tỉ đồng.
Các công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm, Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Minh Hiền, chăn nuôi Việt Hưng dự trữ đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn thịt lợn sạch.
Tổng Công ty bia-rượu-nước giải khát Hà Nội sản xuất đưa ra thị trường trong các dịp Lễ tết dự kiến khoảng trên 50 triệu lít thương hiệu “Bia Hà Nội” khoảng 10 triệu chai rượu các loại (trên 50 loại rượu) và khoảng 3 triệu lít rượu đóng chai …
Các làng nghề trên địa bàn Hà Nội tập trung sản xuất kinh doanh các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên Đán với sản lượng dự kiến: quần áo trên 120.000 sản phẩm, bánh kẹo khoảng trên 2.000 tấn, giò chả trên 100 tấn, miến trên 600 tấn, bột sắn trên 3.000 tấn, đỗ xanh 150 tấn và chè khô trên 300 tấn.
Sở Công thương Hà Nội cũng dõi sát diên biên cung câu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hêt là lương thực, thực phâm và các hàng hóa dịch vụ thiêt yêu đê có biên pháp cụ thê đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu câu, không được đê xảy ra mât cân đôi cung câu.
Theo laodong
Chàng kỹ sư mê sáng tạo
Khó nhất trong quá trình thực hiện ý tưởng là việc thay đổi thói quen sản xuất của cả một bộ phận. Nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp cùng sự khéo léo trong chỉ đạo thực hiện, kỹ sư Phạm Văn Đăng đã hiện thực hóa thành công sáng kiến về "quy trình sản xuất keo".
Kỹ sư Phạm Văn Đăng
Sáng kiến này đã được UBND TP.Hà Nội cấp bằng "Sáng kiến, sáng tạo thủ đô" năm 2012.
Sau khi tốt nghiệp khoa Hóa học - ĐH Quốc gia Hà Nội (1997), Phạm Văn Đăng (sinh năm 1977, quê Mỹ Đức - HN) về làm việc tại Cty CP caosu HN, đến nay đã tròn 17 năm. Tại đây, anh vừa là kỹ sư caosu vừa làm đốc công sản xuất. Suốt thời gian công tác ở Cty, anh Đăng luôn là người tiên phong trong việc đề đạt và thực hiện những ý tưởng về cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất. Trong đó, có ý tưởng về "quy trình sản xuất keo" (keo dán giày dép).
Sáng kiến được hình thành từ thực tế sản xuất. Anh Đăng đã phối hợp với nhóm cộng sự (4 người) xây dựng thành công quy trình sản xuất keo. Loại keo do anh sáng chế có tính "ăn dính" mạnh hơn so với keo tổng hợp các Cty sản xuất giày dép thường dùng. Loại keo này là sản phẩm cũng được chiết xuất từ caosu, nhưng với quy trình sản xuất mới, tạo độ bền hơn cho sản phẩm.
Theo anh Đăng, việc đưa ra ý tưởng cho đến khi thực thi là một quá trình dài và phức tạp. Xuất phát từ tính chất công việc (lao động tập thể, lao động theo dây chuyền), ý tưởng của anh tác động tới cả một tập thể, thay đổi thói quen sản xuất của cả một bộ phận. Do đó, yếu tố đầu tiên trong quá trình thực hiện sáng kiến này chính là sự đồng thuận, nhất trí giữa lãnh đạo và chủ sáng kiến, giữa chủ sáng kiến và công nhân.
"Không như sáng kiến trong các lĩnh vực khác, sáng kiến của tôi do tôi đề đạt, tạo dựng, nhưng trực tiếp thực hiện là những công nhân. Vì vậy, khó khăn lớn nhất của tôi chính là phải làm sao để tổ sản xuất gồm 50 người cùng thống nhất trong một quy trình và phải làm sao thuyết phục được họ thực hiện đúng những yêu cầu cần thiết trong sáng kiến" - anh chia sẻ.
Với sự nỗ lực khám phá, tìm tòi của bản thân kết hợp với năng lực chỉ đạo khéo léo, anh Phạm Văn Đăng đã mang lại một sáng kiến mới mẻ, có ý nghĩa lớn đối với ngành sản xuất keo. Anh Đăng cũng cho biết, hiện anh đang phối hợp với Học viện Kỹ thuật quân sự thực hiện một đề tài do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, trong tương lai anh sẽ còn xây dựng nhiều ý tưởng tiên tiến hơn và nếu có cơ hội sẽ hiện thực hóa chúng.
Theo laodong
Cảnh sát thuế, cảnh sát luật Trong câu chuyện "thuế" được bàn sáng nay (25.10) tại Quốc hội, "cảnh sát thuế" lại được nhắc đến dù nó đã nhận cái "gạch chéo" của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cục thuế TP.Hải Phòng bố trí các ki-ốt thông tin phục vụ người nộp thuế. Ảnh: Báo Hải Phòng. Dường như câu chuyện giảm thu "thấp kỷ lục nhiều năm",...