Hà Nội: 500.000 đồng là thành… cảnh sát giao thông
Với hơn 500.000 đồng là người mua có trong tay một bộ đồng phục của cảnh sát giao thông. Việc “biến” thành một nhân viên của lực lượng vũ trang trở nên dễ như… ăn phở.
Quân trang quân dụng giả ngang nhiên tung hoành
Trang phục của lực lượng vũ trang được bán tràn lan trên rất nhiều tuyến đường của Hà Nội. Trên đường Lê Duẩn, phố Khâm Thiên, hay tại khu vực gần cổng các trường Học viện An ninh Nhân dân trên đường Trần Phú (Hà Đông); Học viện Cảnh sát Nhân dân tại Cổ Nhuế (Từ Liêm); thậm chí ngay cả vỉa hè đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân); Lê Duẩn (Đống Đa)… đều bày bán loại trang phục nàyTheo quan sát của PV, việc mua bán tại những cửa hàng này diễn ra khá sôi động.
Theo chủ 1 cửa hàng trên đường Lê Duẩn: “Khách hàng tìm đến mặt hàng này rất phong phú, nhưng nhiều nhất là người trung tuổi và thanh niên. Mỗi ngày cửa hàng của tôi bán được khoảng hơn 20 bộ quần áo quân trang…”.
Tại cửa hàng này, 1 bộ quần áo quân đội mặc mùa hè được bán với giá 250.000 đồng/bộ, quần áo mùa đông là 500.000 đồng/bộ. Chiếc mũ giống hệt mũ của ngành công an được bán với giá 120.000 đồng có gắn sao, 100.000 đồng không kèm sao, 120.000 đồng/đôi giày leo núi của bộ đội… Bên cạnh đó, một số cửa hàng còn bán huy hiệu, quân hàm cấp úy, cấp tá…
Bác Nguyễn Hải (TP Hải Dương) cho biết: “Tôi là quân nhân về nghỉ mất sức đã được hơn chục năm, nhưng vẫn rất thích mặc đồ quân đội. Đến công ty may quân đội đặt may thì người ta yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Hội cựu chiến binh và phải đặt hàng với số lượng lớn người ta mới nhận. Thế nên, năm nào tôi cũng lên Hà Nội 5-6 lần để mua quân trang, quân dụng trên đường Lê Duẩn này. Tết sắp đến, ngoài mua quần áo, tôi mua thêm 1 bộ quân hàm để đeo chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình cho them… oách”.
Với hơn 500.000 đồng là có thể trang bị cho mình một bộ đồng phục của cảnh sát cơ động mà bằng mắt thường khó có thể phân biệt được thật giả. Từng đường kim mũi chỉ khá chuyên nghiệp, chất liệu vải, màu sắc, cúc áo cũng giống y hệt với những bộ quân phục của quân nhân thường mặc.
Những bộ trang phục của ngành vũ trang không chỉ được bày bán tại vỉa hè mà còn được rao bán cả trên mạng. Những bộ đồ này được khá nhiều phụ huynh ưa chuộng mua cho con em mình.
Video đang HOT
Trẻ em cũng có thể thành cảnh sát cơ động nhờ những bộ quần áo quân trang bán tràn lan trên nhiều con phố tại Hà Nội.
Thách thức cơ quan chức năng?
Theo Nghị định số 59/2006/CP của Chính phủ quy định rõ: Quân trang, trang phục, công cụ hỗ trợ… thuộc lực lượng công an và quân đội là mặt hàng Nhà nước cấm lưu thông trên thị trường. Và để được mua các công cụ hỗ trợ các đơn vị này phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt (xin giấy phép, đăng ký sử dụng, mua ở đơn vị quy định…). Chính vì thế, mọi hành vi mua bán các loại quân trang, quân phục trên thị trường đều là trái pháp luật
Quy đinh của Chính phủ là vậy nhưng một thực tế đáng lưu tâm là hiện tượng bán hàng giống với đồ quân trang, quân phục của ngành công an, quân đội vẫn diễn ra sôi động hàng ngày, hàng giờ trên đường Lê Duẩn. Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra, thu giữ những mặt hàng trái phép này, nhưng dường như việc làm này chỉ như “muối bỏ bể”. Cũng từ đó dẫn tới bùng nổ một số hành vi giả mạo người của ngành, mặc quần áo, đội mũ của ngành công an, qua mặt cơ quan chức năng và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Điển hình như vào cuối tháng 8/2012 một đối tượng ở Nam Định đã mặc bộ quân phục mang quân hàm thượng tá, đóng giả làm sỹ quan quân đội. thuộc lực lượng kiểm soát quân sự lân la đến các quán cà phê sang trọng tại TP. HCM để “tìm mồi” và đã lừa tiền của nhiều người.
Hay như trường hợp 3 học sinh cấp 3 tại HN giả danh là cảnh sát cơ động để thực hiện hành vi “xin đểu”. 3 học sinh này đã vay tiền bạn lên phố Lê Duẩn mua hai bộ quần áo quân phục giá 700.000 đồng, sắm cả mũ cứng, dùi cui và phù hiệu, đề-can cắt dán chữ CSCĐ lên mũ.
Một cán bộ trong ngành quân đội cho biết: “Việc bán quân trang quân phục của ngành nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nặng, và kỷ luật của ngành rất nghiêm, không có chuyện quân trang, quân phục của quân nhân được mang ra thị trường buôn bán. Có thể những con phố bày bán một số mặt hàng này là giả mạo…”.
Luật sư Trần Anh Tú, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm kinh doanh mua bán dưới mọi hình thức. Ngoài ra, hành vi kinh doanh quân phục, tư trang có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều người giả mạo người trong ngành, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi trái pháp luật, thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để “dập tắt” những tụ điểm buôn bán hàng giả, tránh tình trạng giả mạo người của ngành làm giảm uy tín và quyền lực của cán bộ trong ngành.
Theo Người đưa tin
Đòi nợ kiểu côn đồ, cả nhà bị bắt
Chủ mưu bắt giữ, cưỡng đoạt tài sản của "con nợ" , Hồng "sẹo" đã kéo vợ, con và đàn em thân tín vào vòng lao lý.
Cơ quan CSĐT - CAH Ba Vì, thành phố Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Minh Hồng (tức Hồng "sẹo", SN 1975, ở Cẩm Lĩnh, Ba Vì); Cao Thanh Dũng (SN 1996, là con trai Hồng); Nguyễn Thị Giang (SN 1977, là vợ Hồng) về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
3 đồng phạm khác liên quan đến vụ án là Nguyễn Mạnh Tuấn (SN 1992, ở Thụy An, Ba Vì); Nguyễn Văn Quân (SN 1987, ở Cẩm Lĩnh, Ba Vì) bị khởi tố về hành vi bắt giữ người trái pháp luật; Lê Quốc Tịch (SN 1966, ở Cổ Đô, Ba Vì) bị khởi tố về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Hồng "sẹo" (áo đen) và đồng phạm trong vụ án
Trước đó, qua công tác nắm thông tin, lực lượng cảnh sát hình sự CAH Ba Vì phát hiện ngày 17-8, do muốn đòi nợ của anh Nguyễn Đình Tr (ở Khánh Thượng, Ba Vì), Hồng "sẹo" đã sai con trai là Cao Thanh Dũng và Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Mạnh Tuấn lên khu vực Gò Đá Chẹ, xã Khánh Thượng để bắt anh Tr. Sau khi nhóm của Dũng xác định được vị trí của "con nợ", Nguyễn Thị Giang chỉ đạo con trai và hai thanh niên đi cùng tìm mọi cách lôi cổ anh Tr về nhà. Dũng và đồng bọn đã đánh đấm, ép nạn nhân lên xe taxi đưa về gặp bố mẹ. Sau đó, Dũng dùng vũ lực uy hiếp, trong khi Giang bắt anh Tr viết giấy nhận nợ 150 triệu đồng (thực tế chỉ vay 30 triệu đồng).
Trong quá trình điều tra, làm việc với những người liên quan, cơ quan công an đã có đủ bằng chứng, xác định hành vi vi phạm pháp luật của từng đối tượng. Cùng với việc thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, CAH Ba Vì đã khám xét nơi ở của Hồng "sẹo", qua đó thu giữ 1 khẩu súng, 2 dao quắm, 2 giấy vay nợ và nhiều tang vật khác.
Khẩu súng và hung khí thô sơ được thu giữ tại nhà Hồng "sẹo"
Trong quá điều tra mở rộng, CAH Ba Vì còn phát hiện ngày 30 và 31-7, Cao Minh Hồng và Lê Quốc Tịch đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản của 3 người đánh cá tại khu vực ven hồ Suối Hai. Cho rằng những người này đang bắt trộm cá, Hồng "sẹo" và Tịch đã dùng thuyền đưa các bị hại ra đảo nổi, rồi bắt nộp phạt hơn 10 triệu đồng. Vụ việc đang được điều tra mở rộng.
Tùng Lâm
Theo ANTD
Giả danh người của Bộ Công an, kiểm tra CSGT địa phương Công an quận Thủ Đức đang tạm giữ một thanh niên giả danh là cán bộ thuộc Bộ Công an, ngang nhiên đòi kiểm tra lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ trên đường. Ngày 13/9, Đội cảnh sát hình sự Công an quận Thủ Đức, TP.HCM xác nhận đang tạm giữ hình sự đối với Lý Văn Lộc (SN 1985, ngụ huyện...