Hà Nội: 48 người tử nạn giao thông trong tháng 2
Trong tháng 2, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 128 vụ tai nạn giao thông, làm 48 người chết, 91 người bị thương.
Như vậy, cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông: Số người chết, số vụ, số người bị thương đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Trước, trong và sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi, cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt – Công an Hà Nội đã huy động 800 lượt cán bộ, chiến sỹ mỗi ngày phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông, công an quận, huyện hướng dẫn chỉ huy điều khiển giao thông chống ùn tắc giao thông trên 330 nút giao thông.
Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông Đồng thời, cảnh sát triển khai chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và xử lý xe khách, taxi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.
Lực lượng cảnh sát giao thông xử lý 198 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và tạm giữ 198 phương tiện.
Các tổ công tác 141 – Công an Hà Nội đã xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Hà Nội cho biết: Tháng 3 này, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tập trung các nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn giao thông cho các sự kiện văn hóa, lễ hội và Hội nghị Đại hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới IPU lần thứ 132; Tiếp tục triển khai việc “phạt nguội” lỗi vi phạm qua 100 camera ghi hình tại các địa bàn trọng điểm, khu vực đường vành đai 3 trên cao…./.
Video đang HOT
Hoài Lam
Theo_VOV
Những bóng hồng giảm nhiệt giao thông Thủ đô
Dù trời nắng như đổ lửa, hay mưa ngập đường, rét cắt da cắt thịt, những nữ cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc công an TP Hà Nội vẫn sẵn sàng đứng chốt vào các khung giờ cao điểm để điều tiết giao thông, giảm ùn tắc. Sau giờ làm việc căng thẳng, họ lại về với trách nhiệm làm vợ, làm mẹ...
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng PC67 - Công an Hà Nội, việc tung nữ CSGT xuống đường làm nhiệm vụ là nhằm tạo sự thân thiện với người tham gia giao thông cũng như thể hiện nét đẹp của lực lượng CSGT. Đến nay, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng đi tập huấn cho nhiều tỉnh, thành và hiện nhiều nơi đã áp dụng việc đưa nữ CSGT ra điều tiết giao thông như TP.HCM; Ninh Bình; Hải Phòng; Thanh Hóa...
Thép trong mỗi bông hồng
Vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân khi đi qua ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền đều không khỏi xuýt xoa, thán phục trước hình ảnh một nữ CSGT xinh đẹp tham gia đứng chốt. Đó là trung úy Phan Quỳnh Anh, sinh năm 1986, hiện công tác tại Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT- Công an TP Hà nội). Dù đang nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục nghiêm chỉnh của ngành, nhưng nữ trung úy Quỳnh Anh vẫn toát lên vẻ mềm mại đầy nữ tính, với đôi mắt long lanh, khuôn mặt sáng ngời.
Trung úy Phan Quỳnh Anh tại ngã tư Tràng Tiền, HN.
Trò chuyện với PV, Quỳnh Anh chia sẻ: "Với những người phụ nữ chân yếu tay mềm như tụi em, không phải ai cũng muốn đứng hàng giờ dưới đường, dầm mưa dãi nắng, hít khói bụi nơi đông người qua lại. Nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, đang nắng như đổ lửa lại chuyển sang mưa phùn gió bấc. Trong khi vẫn phải đứng chốt hàng giờ đồng hồ, chúng em cũng có lúc chân tay run lẩy bẩy. Thế nhưng vì nhiệm vụ, vì sự an toàn của người dân, chúng em vẫn phải đứng nghiêm và thực hiện đúng điều lệnh".
Đối với Quỳnh Anh, có lẽ việc đứng bốt tham gia điều tiết giao thông đã trở thành nghiệp. Gia đình Quỳnh Anh có 2 anh em, anh trai hiện đang là công an làm việc tại tỉnh Điện Biên, bố làm CSGT Công an tỉnh Lai Châu nhưng hy sinh khi làm nhiệm vụ. Gia đình có truyền thống trong ngành công an nên từ nhỏ, Quỳnh Anh mơ ước sau này sẽ trở thành một nữ chiến sĩ. Hồi học Trung cấp Cảnh sát nhân dân tại Hà Nội, Quỳnh Anh thường xuyên chứng kiến cảnh đường phố ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm. Vì thế cô gái trẻ luôn nung nấu ước nguyện nhỏ nhoi là khi ra trường, sẽ tích cực xuống phố để góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giữ gìn anh ninh trật tự cho đường phố Thủ đô.
Năm 2007, Quỳnh Anh ra trường và về công tác tại phòng PC67- Công Anh tỉnh Điện Biên. Những tưởng ước mơ hồi sinh viên sẽ không có cơ hội thực hiện, nhưng có lẽ duyên trời đã định, Quỳnh Anh lại bén duyên với một chàng trai người Hà Nội, vậy là năm 2012, cô gái chuyển về công tác tại Đội dẫn đoàn CSGT CA TP Hà Nội theo diện đoàn tụ gia đình. Đầu năm 2014, Quỳnh Anh được điều sang đứng bốt điều khiển giao thông và công tác tại Đội CSGT số 1 cho tới nay.
Cũng như Quỳnh Anh, trung úy Nguyễn Thị Thu Giang - Đội CSGT số 14 đã rất nhiều lần tham gia đứng chốt. Hiện Giang đã có 2 con, cháu lớn 4 tuổi, cháu bé mới 2 tuổi, chồng lại làm cùng ngành, thường xuyên trực đêm nên cả hai rất vất vả. Ngoài việc phụ trách xử lý hồ sơ vi phạm an toàn giao thông tại phòng tiếp dân, Giang cũng được điều tiết tại các chốt giao thông Kim Đồng và Pháp Vân- Giải Phóng, vì thế cô luôn phải nỗ lực gấp đôi, cố gắng sắp xếp hài hòa công việc gia đình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Không được phép sai sót
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Hồng Thái - Đội trưởng Đội CSGT số 14 cho biết, hiện đơn vị có 4 nữ CSGT phục cụ công tác điều tiết giao thông. "Là địa bàn cửa ngõ Thủ đô, lưu lượng phương tiện và mật độ người tham gia giao thông lúc nào cũng đông đúc nên áp lực với đội ngũ CSGT rất căng thẳng. Tuy nhiên, từ khi đưa các đồng chí nữ CSGT tham gia điều tiết, áp lực đã giảm hẳn, người tham gia giao thông có phần nể nang và hợp tác tốt hơn khi nghe tiếng còi và hiệu lệnh điều tiết của các nữ CSGT"- Trung tá Thái nói.
Từ 3/1/2013, 10 đội nữ CSGT đã xuống phố phân làn giao thông ở một số điểm giao thông thường xuyên xảy ra ách tắc trên địa bàn Thủ đô.
Thiếu tá Nguyễn Văn Hải, Đội trưởng Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn, phòng CSGT cho biết, đơn vị có nhiệm vụ chính là đón, dẫn cũng như đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như những đoàn khách quốc tế, hay sự kiện lớn của đất nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Vì vậy, CSGT dẫn đoàn phải là những nam thanh, nữ tú có nghiệp vụ, ý thức kỷ luật cao, không được phép sai sót trong bất cứ tình huống nào, giờ giấc phải chính xác đến từng phút.
"Nhận thức rõ vai trò của mình nên cán bộ chiến sĩ Đội CSGT dẫn đoàn luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào. Rất nhiều lần các cán bộ chiến sĩ phải ăn cơm trưa lúc 15h và tối lúc 22h, đối với phụ nữ, điều đó không chỉ là sự vất vả mà còn là thử thách", Thiếu tá Hải chia sẻ.
Cũng theo Thiếu tá Hải, vì đơn vị chỉ có 10 nữ cảnh sát nên ngoài công việc chuyên môn văn phòng, tiếp dân, xử lý vi phạm giao thông, các nữ cán bộ chiến sĩ CSGT trong đơn vị thường xuyên phải tham gia công tác dẫn đoàn. Vất vả là thế, nhưng chị em nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nữ cảnh sát "hai giỏi"
Anh Trần Văn Kiên ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) - người thường xuyên đi qua chốt giao thông Hàng Bài - Tràng Tiền bày tỏ: Trước đây cũng có lúc anh vượt đèn đỏ, đè vạch, nhưng từ khi lưu thông gặp nữ CSGT đứng chốt, anh không còn vi phạm nữa. Anh Kiên nói: Lưu thông trên đường Hà Nội đông đúc, nhiều khi tắc đường không ai chịu nhường ai thì làm sao trách được ức chế, nhưng mỗi lần đến ngã tư lại được ngắm các bóng hồng CSGT , những bực bội trong tôi tiêu tan hẳn. Anh Kiên còn hài hước: Chỉ mong khi đến ngã tư, đèn đỏ bật lâu hơn để có thời gian ngắm các nữ CSGT.
Là đơn vị có số lượng nữ CSGT nhiều nhất Hà Nội, Trung tá Thiều Mạnh Ngọc- Đội trưởng Đội CSGT số 1 cho biết, chúng tôi được giao phụ trách quận Hoàn Kiếm- địa bàn trung tâm thành phố nên cấp trên đã phân bổ tới 9 nữ CSGT thực hiện điều tiết giao thông trong giờ cao điểm. Trung tá Ngọc khẳng định: Khi phụ nữ làm CSGT, họ luôn phải nỗ lực, gồng mình nhiều hơn nam giới. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị như nam CSGT thì các nữ CSGT còn có thiên chức làm mẹ. Chính điều đó khiến họ càng tất bật hơn. Nhưng dù khó khăn đến mấy, chị em cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và chưa bao giờ chúng tôi nghe thấy một lời than vãn, kêu ca nào từ họ cũng như gia đình.
Trao đổi với PV, Đại tá Đào Vịnh Thắng- Trưởng phòng PC67 - Công an TP Hà Nội, cho biết: Từ ngày 3/1/2013, Phòng CSGT đã tổ chức ra quân thực hiện nhiệm vụ phân luồng, chống ùn tắc tại các điểm nóng giao thông, các cửa ngõ dẫn vào nội đô. Khi đứng chốt làm nhiệm vụ, nữ CSGT cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị như súng bắn đạn cao su, còng số 8, bộ đàm, gậy điện.
Theo_VietNamNet
Công an Hà Nội ra quân đảm bảo trật tự giao thông sau Tết Công an Hà Nội sẽ triển khai lực lượng tại các tuyến đường "nóng" để đảm bảo giao thông sau nghỉ Tết an toàn, thông suốt. Sáng 23/2, Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an Hà Nội tổ chức lễ ra quân đầu xuân 2015. Dự buổi lễ có Bộ trưởng GTVT - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn...