Hà Nội : 4 năm Thạch Thất không xử lý được 1 sân bóng trái phép
Theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.Hà Nội năm 2015, tại xã Cần Kiệm ( Thạch Thất) thời điểm đó có rất nhiều công trình vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời Sở này cũng yêu cầu xử lý triệt để. Tuy nhiên, 4 năm qua, những công trình sai phép vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt”.
Đất nông nghiệp sử dụng mục đích phi nông nghiệp
Cần Kiệm có tổng diện tích đất tự nhiên gần 650 héc ta, trong đó 2/3 là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Sở TN&MT, kết quả kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, công ích tại xã Cần Kiệm đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
Có nhiều hộ dân thuê đất, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích. Đáng chú ý, những kết luận yêu cầu xử lý nghiêm, triệt để đối với các diện tích sai phạm tại xã Cần Kiệm dù đã được Sở TN&MT chỉ rõ từ năm 2015, nhưng đến thời điểm hiện tại, tháng 5/2019, những gì thể hiện ở các diện tích sai phạm khiến dư luận lầm tưởng, rằng chẳng có một kết luận nào chỉ ra sai phạm về đất đai của địa phương này vào tháng 4/2015.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, trên địa bàn xã Cần Kiệm hiện đang vẫn còn rất nhiều công trình vi phạm trên đất nông nghiệp được Sở TN&MT TP.Hà Nội chỉ ra cách đây 4 năm.
Điển hình đầu tiên là hộ gia đình ông Đỗ Đức Dục (Phú Đa, Cần Kiệm). Gia đình này thuê tổng diện tích 2.331m2 đất nông nghiệp công ích của UBND xã Cần Kiệm ở 3 vị trí khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các diện tích này đều bị gia đình ông Dục chuyển đổi mục đích sử dụng.
Cụ thể, tháng 10/2007, ông Dục thuê 1008m2 đất của UBND xã Cần Kiệm tại khu vực ngoài Đê Tích để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. 3 năm sau, ông Dục tự ý chuyển đổi mục đích để xây dựng nhà sàn, các công trình phụ, phòng ăn để sử dụng kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Từ năm 2008, sân bóng này đã được xây dựng mà không hề gặp sự phản ứng nào từ chính quyền sở tại và đến tận bây giờ (5/2019), sân bóng này vẫn tồn tại như một sự thách thức dư luận và chính quyền huyện Thạch Thất.
Tháng 9/2011, UBND xã Cần Kiệm thanh lý hợp đồng thuê đất với ông này và yêu cầu giải toả, di dời mặt bằng kinh doanh sản xuất. Đến ngày 4/1/2013, UBND xã này tiếp tục ký hợp đồng thuê đất với ông Dục, cho ông này thuê đúng diện tích 1008m2 trước đó đã thanh lý với thời hạn 2 năm, sử dụng để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp.
Quá trình ông Dục xây dựng các kết cấu hạ tầng trái phép, UBND xã Cần Kiệm có lập biên bản đình chỉ xây dựng, nhưng sau đó ông này làm đơn xin làm đất dịch vụ và được chính quyền xã đồng ý, không đình chỉ nữa.
Video đang HOT
Thời điểm kiểm tra năm 2015, diện tích này vẫn được nhà ông Dục sử dụng kinh doanh nhà hàng, ăn uống.
Không dừng lại, tháng 10.2013, ông Dục còn thuê 1170m2 đất tại khu vực ngoài Đê Tích – Đầu Bạch – thôn Phú Lễ vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp với thời hạn thuê là 2 năm.
Người này trình bày thời điểm năm 2008 thuê đất để trồng cây, nhưng bị ngập nước nên đề nghị xã chuyển mục đích sang sử dụng làm sân bóng. Thời điểm này UBND xã Cần Kiệm không có biên bản xử lý vi phạm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình ông Dục.
Giá thuê đất được hộ gia đình này nộp hàng năm là 1200 đồng/m2/năm. Thời điểm kiểm tra, sân bóng này vẫn tồn tại, có các công trình phụ trợ trên toàn bộ diện tích thuê, có dựng rào bao quanh bằng thép để bảo vệ.
Bản hợp đồng không số
Ngoài việc thuê đất và tự ý sử dụng trái mục đích, ông Đỗ Đức Dục đã thuê một diện tích đất để kinh doanh dịch vụ. Vào thời điểm kiểm tra, diện tích này được dùng để ở và kinh doanh karaoke, bán hàng nước.
Cụ thể, ngày 28/7/2008, ông Dục thuê diện tích 153m2 đất tại khu vực ngoài đê Tích – Đầu Bạch – thôn Phú Lễ, mục đích để sử dụng kinh doanh dịch vụ, có thời hạn 5 năm.
Đáng chú ý, bản hợp đồng thuê đất được ký giữa ông Dục và UBND xã Cần Kiệm không có số. 3 năm sau, ngày 12/9/2011, UBND xã Cần Kiệm lập biên bản thống nhất thanh lý hợp đồng thuê đất không số với ông Đỗ Đức Dục, yêu cầu gia đình này ngừng mọi hoạt động kinh doanh và giải toả, di dời mặt bằng kinh doanh sản xuất dịch vụ, thời hạn đến hết ngày 24/9/2011.
Không chỉ xảy ra vi phạm đất đai ở diện tích ngoài đê sông Tích, tại xã Cần Kiệm còn xảy ra nhiều vi phạm đất đai tại các diện tích công ích mà vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Theo Sở TN&MT TP.Hà Nội, thực tế tại thời điểm kiểm tra, gia đình ông Dục vẫn đang sử dụng diện tích này vào mục đích kinh doanh bán hàng.
Ngày 4/1/2013, UBND xã Cần Kiệm lại tiếp tục ký hợp đồng số 04 cho ông Dục thuê chính diện tích trên để sử dụng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp. Cũng vẫn lý giải rằng đất ngập, không thể trồng chuối, chăn nuôi nên ông Dục đã đề nghị UBND xã cho chuyển sang làm đất dịch vụ. Giá cho thuê đất được UBND xã Cần Kiệm cho ông Dục thuê vào năm 2008 là 1200 đồng/m2/năm.
Chính quyền không quyết liệt
Theo Sở TN&MT TP.Hà Nội, trường hợp ông Đỗ Đức Dục thuê tổng diện tích 2331m2 đất nông nghiệp công ích của UBND xã Cần Kiệm ở 3 vị trí tại khu vực đê Tích – Đầu Bạch – thôn Phú Lễ, đã chuyển đổi sang mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, UBND xã Cần Kiệm không xử phạt vi phạm hành chính, chưa có biện pháp cưỡng chế, yêu cầu hộ gia đình ông Dục khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Tuy nhiên, tại thời điểm thanh tra, hiện trạng khu đất vẫn tồn tại công trình vi phạm chưa được giải toả. Việc ông Dục tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp công ích thuê của UBND xã Cần Kiệm sang đất ở, đất sản xuất phi nông nghiệp là vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 36 và Khoản 3, Điều 38, Luật Đất đai năm 2003.
Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm cho biết, sau kết luận, họ đã làm báo cáo tới chính quyền cấp trên để xin ý kiến và 4 năm đã trôi qua, sai phạm vẫn nguyên trạng tại các diện tích được chỉ rõ.
Cùng với đó, tại thời điểm năm 2008 – 2013, ông Dục vi phạm pháp luật về đất đai nhưng chủ tịch UBND xã Cần Kiệm đã không áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với hành vi vi phạm, xử lý hành chính và buộc gia đình ông Dục khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, điều này là không đúng thẩm quyền, trách nhiệm được quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Luật Đất đai năm 2003.
Với UBND xã Cần Kiệm, việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp công ích diện tích 4303m2 là vi phạm về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Đáng chú ý, trước hàng loạt sai phạm về đất đai tại xã Cần Kiệm, Sở TN&MT TP.Hà Nội đã có hàng loạt yêu cầu nóng với xã này.
Cụ thể, Sở Sở TN&MT yêu cầu UBND xã Cần Kiệm thanh lý, huỷ bỏ, chấm dứt các hợp đồng đã ký cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp công ích, đất lâm nghiệp đã hết thời hạn, không đúng thẩm quyền, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đã nêu trên.
Có biện pháp xử lý triệt để đối với các trường hợp, trong đó có hộ ông Đỗ Đức Dục xây sân bóng đá và công trình trên đất nông nghiệp.
Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm cũng như chính quyền sở tại đã có những thông tin bất ngờ liên quan đến sự việc.
Dân Việt tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Theo Danviet
Bảo dưỡng điều hòa, nam thanh niên rơi từ tầng 4 xuống đất tử vong
Trong lúc tháo lắp, bảo dưỡng điều hòa định kỳ tại nhà nghỉ, nam thanh niên đã bị rơi từ tầng 4 xuống đất, tử vong
Hiện trường xảy ra vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong. Ảnh: T.K
Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h, chiều 29/4, tại một nhà nghỉ ở đường Ngọc Lâm, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
Ông Đặng Việt Phương, Chủ tịch UBND phường Gia Thụy cho biết, thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, nhóm người thực hiện công việc bảo dưỡng điều hòa tại nhà nghỉ ở đường Ngọc Lâm.
Trong lúc tháo lắp, kiểm tra điều hòa, nam thanh niên 30 tuổi quê ở Thạch Thất, Hà Nội bất ngờ bị rơi từ tầng 4 xuống đất tử vong.
Theo ông Phương, ngay sau khi xảy ra vụ việc, công an có mặt bảo vệ hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Đồng thời, xác định danh tính nam thanh niên gặp nạn.
Theo Danviet
Dịch tả lợn Châu phi tiếp tục lây lan phức tạp trên địa bàn Hà Nội Thông tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại, đã có 19/30 quận, huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con lợn. Các địa phương cần tăng cường...