Hà Nội: 382 xã đạt, cơ bản đạt tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới
Đây là kết quả rà soát, đến quý I/2020, của Sở NN&PTNT Hà Nội về nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
Theo Sở NN&PTNT, trong quý I, đời sống nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội tiếp tục được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã đạt 51,5 triệu đồng/người/năm. Các huyện có thu nhập bình quân của người dân cao như: Thạch Thất 63 triệu đồng/người/năm, Đông Anh: 60 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức: 55 triệu đồng/người/năm, Đan Phượng 53,8 triệu đồng/người/năm… Nhờ vậy, so với Bộ tiêu chí về xây dựng NTM, đến nay, toàn thành phố có 367 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về thu nhập, còn 15 xã chưa đạt.
Cùng với đó để giảm hộ nghèo, ngân sách thành phố đã bố trí trên 8.500 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo. Trong đó, hơn 2.500 tỷ đồng ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn giải quyết việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng nhà ở… Gần 5.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cho người nghèo, hộ nghèo (683,1 tỷ đồng đóng BHYT cho người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; 4.000 tỷ đồng chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng; gần 98 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện; hơn 33 tỷ đồng miễn, giảm học phí cho học sinh có cha mẹ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hơn 15 tỷ đồng trợ cấp cho người già yếu, ốm đau không có khả năng lao động thoát nghèo; hơn 26,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo cô đơn, mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng mà trong hộ không có người còn khả năng lao động; hơn 52,3 tỷ đồng quà tết cho hộ nghèo và nhiều nội dung khác). Qua rà soát, thành phố đã đầu tư 1.050 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã dân tộc, miền núi. Với nguồn lực đầu tư lớn, đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 371 xã đạt và cơ bản đạt, còn 11 xã chưa đạt tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM.
Liên quan đến tiêu chí lao động có việc làm, qua rà soát, của Sở NN&PTNT, tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội chỉ còn 1,7%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 98,3% vượt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020 (đạt 95%). So với Bộ tiêu chí về xây dựng NTM, đến nay, toàn thành phố có 381 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí này. Còn 01 xã Ba Vì của huyện Ba Vì chưa đạt.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong tổ chức sản xuất, hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn thành phố đã từng bước đổi mới, khẳng định và phát huy mạnh vai trò quan trọng trong xây dựng NTM. Nhiều hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã làm tốt các khâu dịch vụ thiết yếu có tính cộng đồng cao liên quan chặt chẽ tới sản xuất của các hộ và nhân dân. Nội dung đề án củng cố của nhiều hợp tác xã đã tập trung vào việc mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới để nâng cao đời sống cho thành viên hợp tác xã và nhân dân. Vì vậy, đến nay, Hà Nội có 382 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí theo quy định về xây dựng NTM.
TQ
Châu Thành nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
Bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được, các xã nông thôn mới (NTM) của huyện Châu Thành (An Giang) còn tập trung tuyên truyền và huy động các nguồn lực cùng chung tay xây dựng NTM nâng cao, theo đúng lộ trình đã đề ra. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân các vùng quê...
Diện mạo nông thôn xã Vĩnh Thành ngày càng khởi sắc
Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Cù Minh Trọng cho biết, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, huyện Châu Thành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng NTM. Các công trình cơ sở hạ tầng, trường học, đường làng, ngõ xóm được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, thu nhập và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện...
Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Vĩnh Thành, Vĩnh Nhuận, Cần Đăng, Bình Hòa và An Hòa. Bên cạnh nỗ lực chỉ đạo, lãnh đạo các xã còn lại đạt chuẩn xã NTM, hướng đến mục tiêu trở thành "Huyện NTM" vào năm 2025, huyện Châu Thành tập trung rà soát, quan tâm hỗ trợ các xã NTM đạt chuẩn NTM nâng cao, với lộ trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, chất lượng, bền vững.
Theo đánh giá mức độ đạt bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, xã Bình Hòa đạt 16/19 tiêu chí, 32/35 chỉ tiêu; xã Cần Đăng đạt 13/19 tiêu chí, 29/35 chỉ tiêu; xã Vĩnh Thành đạt 11/19 tiêu chí, 27/35 chỉ tiêu; xã đạt 10/19 tiêu chí, 25/35 chỉ tiêu. Các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt, như: thu nhập, thông tin truyền thông, lao động có việc làm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế...
"Năm 2020, huyện Châu Thành sẽ không có xã nào đạt chuẩn NTM mà sẽ nỗ lực đưa xã Bình Hòa đạt chuẩn NTM nâng cao. Các xã: Cần Đăng, Vĩnh Thành, Vĩnh Nhuận sẽ phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao từng năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của nhân dân trong xây dựng NTM..." - ông Cù Minh Trọng nhấn mạnh.
Với lợi thế và tiềm năng vốn có, xã Bình Hòa được huyện Châu Thành kỳ vọng sẽ trở thành xã NTM nâng cao đầu tiên của huyện vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đề ra, địa phương thường xuyên kiểm tra, duy trì, nâng chất các tiêu chí xây dựng NTM; sử dụng có hiệu quả những công trình đầu tư xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài.
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Nguyễn Văn Tài cho biết: "Xã tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế; rà soát, nắm chắc nhu cầu học nghề và số lượng người dân có tay nghề để tổ chức sát hạch nghề và dạy nghề theo nhu cầu thực tế. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học để đạt chuẩn quốc gia...".
Là xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của huyện Châu Thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Thành đang nỗ lực thi đua, phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành Nguyễn Phạm Tuấn cho biết, về cơ bản, trong 8 tiêu chí trong bộ tiêu chí xã NTM nâng cao chưa đạt, xã đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể. Trong đó, chỉ tiêu thu nhập của người dân được địa phương xác định là mục tiêu quan trọng. Bởi kinh tế phát triển, đời sống ổn định sẽ là điều kiện để người dân tích cực tham gia xây dựng quê hương. Xã phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người 60 triệu đồng/người/năm vào năm 2021 và phấn đấu đạt mức từ 75-80 triệu đồng/người/năm vào năm 2025.
"Xã Vĩnh Thành sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng trong cải thiện phát triển kinh tế hộ gia đình... nhằm nâng cao mức sống người dân" - ông Nguyễn Phạm Tuấn chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Cù Minh Trọng đề nghị các xã NTM trên địa bàn huyện tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xây dựng NTM. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, duy trì, nâng chất các tiêu chí xây dựng NTM, hướng đến đạt chuẩn xã NTM nâng cao bền vững. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức dân thực hiện các công trình cầu, đường nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa; giải quyết việc làm, giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất; đẩy mạnh đầu tư y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng; vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế... nhằm tạo sự chuyển biến mọi mặt ở khu vực nông thôn.
TRUNG HIẾU
TT-Huế: Liên kết với doanh nghiệp dạy nghề cho nông dân Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phạm Thị Minh Huệ, bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm" cầm tay chỉ việc", Hội ND thường xuyên phối hợp tạo điều kiện cho nông dân học nghề xong có vốn để mở rộng sản xuất; thành lập các câu lạc bộ (CLB) sinh...