Hà Nội: 100% trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025
TP Hà Nội xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn; rà soát, thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 226/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030, với những chỉ tiêu cụ thể và nhiều giải pháp mới.
Chương trình đưa ra mục tiêu Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em, với 5 tiêu chí: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 100/100.000 trẻ em và 80/100.000 trẻ em vào năm 2030. Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 10/100.000 trẻ em và 8/100.000 trẻ em vào năm 2030. Hằng năm, phấn đấu giảm ít nhất 5% trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ; giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.
TP Hà Nội phấn đấu đạt ít nhất 75% ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn vào năm 2025 và 80% vào năm 2030. 100% trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030. 150 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội tặng sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong ngày khai giảng trực tuyến 5/9/2021.
Để thực hiện những chỉ tiêu trên, TP Hà Nội đặt ra mục tiêu truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; đào tạo, tập huấn về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.
Video đang HOT
Cùng với đó, TP Hà Nội đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, cụ thể là tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông thường xuyên, các chiến dịch truyền thông trực tiếp tại gia đình, cộng đồng, trường học, cơ sở giáo dục trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Tổ chức các hoạt động tại gia đình, trường học, cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em về những kiến thức, kỹ năng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Đặc biệt quan tâm đến phòng, chống đuối nước, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và dạy bơi an toàn cho trẻ em.
TP Hà Nội từng bước thí điểm và nhân rộng mô hình về tư vấn, hướng dẫn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Đồng thời xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Trong đó, thực hiện và nhân rộng tiêu chí Ngôi nhà an toàn, tiêu chuẩn Trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng địa phương.
TP Hà Nội cũng đề ra giải pháp tăng cường phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể để phát huy vai trò, nguồn lực, triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là phòng chống đuối nước trẻ em. Và, đưa nhiệm vụ triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo/Ban điều hành bảo vệ trẻ em, Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp.
Đặc biệt là giải pháp can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Trong đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ em. Xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các khu vực có tập trung đông trẻ em.
Để phòng chống rơi, ngã cho trẻ em, TP Hà Nội yêu cầu rà soát, thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học, đặc biệt tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại gia đình, trường học và các công trình công cộng có trẻ em tham gia hoạt động để phòng chống cháy bỏng cho trẻ em.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...