Hạ nghị sỹ Mỹ phản đối ‘Dự luật nhân quyền Việt Nam’
Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega ngày 27/6 đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là “Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2013″ hay còn gọi là dự luật H.R. 1897.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo báo chí của hạ nghị sỹ Faleomavaega bày tỏ sự thất vọng cả về cách thức dự luật được thông qua ở Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cũng như động cơ của dự luật này.
Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega – Ảnh: AP
Thông cáo cho rằng “Dự luật được ghép cùng với ba dự thảo nghị quyết khác nên đã không có một cuộc bỏ phiếu riêng rẽ nào được thực hiện. Cả bốn dự luật và dự thảo nghị quyết được tất cả nhất trí thông qua nhưng không có ghi nhận kiểm phiếu.”
Hạ nghị sỹ Faleomavaega còn cho rằng dự luật này không thể hiện truyền thống nước Mỹ cũng như không phản ánh đúng tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thông cáo trích lời hạ nghị sỹ Faleomavaega tuyên bố “Thật đáng tiếc là những nội dung trong bản Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không phản ánh chính xác bức tranh Việt Nam.”
Video đang HOT
Thông cáo báo chí của hạ nghị sỹ cấp cao thuộc Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương viết: “Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cam kết một cách đầy đủ trong việc thúc đẩy mối quan hệ Mỹ-Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền. Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định về nhân quyền quốc tế. Việt Nam tham gia đàm phán về nhân quyền với Liên minh châu Âu, Australia, Na Uy, Thụy Sĩ và Mỹ.
Việt Nam đang cải thiện tình hình nhân quyền bằng việc củng cố hệ thống luật pháp, các quyền về văn hóa xã hội, kinh tế. Việt Nam như tôi biết chào đón sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc thực thi các chính sách nhân quyền.”.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega còn cho rằng dự luật nhân quyền sai trái này chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Ông nói trong thông cáo: “Là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tôi chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhưng đưa ra những thông tin không chính xác và chống lại Chính phủ Việt Nam không phải là hành động đúng đắn. Nước Mỹ có một lịch sử đáng tự hào trong việc gác lại quá khứ để nối lại và xây dựng quan hệ. Với trường hợp của Việt Nam, hãy để quá khứ là quá khứ, để quá trình hàn gắn được bắt đầu.”
Cũng trong thông cáo này, hạ nghị sỹ Faleomavaega đánh giá cao một dự luật khác, mang mã số H.R. 2519, của nghị sỹ Barbara Lee. Dự luật này quy định về sự trợ giúp cho các nạn nhân chất độc da cam.
Ông khẳng định “Tôi tin rằng nước Mỹ cần phải chịu trách nhiệm trong việc tẩy rửa 11 triệu gallon chất độc da cam đã rải xuống Việt Nam trước đây”, đồng thời nhấn mạnh “bất cứ nghị sĩ nào nếu thực sự quan tâm về nhân quyền nào cũng đồng ý rằng đây chính là vấn đề nhân quyền cần phải được giải quyết.”
Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 yêu cầu Chính phủ Mỹ không cung cấp viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam dựa trên các báo cáo một chiều về tình hình nhân quyền Việt Nam, và kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC).
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên một số nghị sỹ Mỹ cố gắng tạo ra một đạo luật nhân quyền Việt Nam. Các năm trước, những dự luật tương tự như thế này chỉ được thông qua ở Hạ viện nhưng đều bị ngăn cản ở Thượng viện.
Theo vietbao
"Dự luật nhân quyền Việt Nam là bước đi lạc hướng"
Hạ nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega cho rằng cái gọi là dự luật nhân quyền Việt Nam mà Hạ viện Mỹ vội vã thông qua là bước đi lạc hướng.
Hạ nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega. (Ảnh: Đỗ Thúy/Vietnam )
Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cấp cao của Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ, vừa ra thông cáo báo chí cho rằng cái gọi là dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2011 mang mã số H.R.1410 mà Hạ viện Mỹ vội vã biểu quyết thông qua tối 11/9 vừa qua là một bước đi lạc hướng.
Thông cáo báo chí ngày 12/9 của Hạ nghị sỹ Faleomavaega bày tỏ lấy làm tiếc về việc dự luật trên lại do Tiểu ban châu Phi, Y tế toàn cầu và Quyền con người đưa ra chứ không phải Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, nơi chịu trách nhiệm mọi phán quyết về chính sách của Mỹ liên quan tới Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega cho rằng bằng cách làm không theo con đường chính danh này, Tiểu ban về châu Phi đã không thu thập thêm những thông tin chính xác trước khi đưa một dự luật méo mó như vậy.
Theo nhận định của Hạ nghị sỹ Faleomavaega, dự luật H.R. 1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega khẳng định dự luật này sẽ không thể trở thành luật vì H.R.1410 thất bại ngay từ mục tiêu của nó.
Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cũng cho rằng dự luật này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ ngày càng nồng ấm về chính trị và an ninh giữa Mỹ và Việt Nam.
Ông đồng thời cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại dự luật H.R.1410 có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Sau khi trích dẫn những tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam từ trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để bác bỏ những thông tin sai lệch trong dự luật H.R.1410, Hạ nghị sỹ Faleomavaega khuyến cáo những nghị sỹ đưa ra dự luật H.R.1410 rằng nếu họ thật lòng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy giúp Việt Nam làm sạch hàng chục triệu lít chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 đến 1971. Bởi lẽ, theo Hạ nghị sỹ Faleomavaega, việc để lại khối hóa chất độc hại này ở Việt Nam là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Theo Dantri
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam Cái gọi là "Dự luật Nhân quyền Việt Nam" với những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam vừa được Hạ viện Mỹ thông qua. Hạ viện Mỹ. Ảnh: Whitehouse Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Hạ nghị sĩ Chris Smith, Hạ viện Mỹ chiều 11/9 đã thông...