Hà Nam lắng nghe ý kiến, hỗ trợ kịp thời cho các nhà đầu tư
Chiều 13/1, tỉnh Hà Nam tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh năm 2022 để lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy khẳng định, các doanh nghiệp FDI đang đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hà Nam luôn chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và của tỉnh Hà Nam, như: các cam kết về đầu tư, bảo vệ môi trường, chế độ chính sách cho người lao động…
Bên cạnh đó, cac doanh nghiệp còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, các doanh nghiệp đã đóng góp, ủng hộ gần 23 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 341 dự án đầu tư của các doanh nghiệp FDI, với tổng vốn đăng ký gần 4,87 tỷ USD; có 285 dự án FDI đã đi vào sản xuất kinh doanh và 56 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm 70,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; đóng góp 36,4% tổng ngân sách và 80,8% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Một số doanh nghiệp nộp ngân sách lớn, như:
Chi nhánh Công ty Honda Việt Nam gần 3.700 tỷ đồng; Công ty TNHH Frieslandcampina Hà Nam 258 tỷ đồng,…
Video đang HOT
Trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều cho rằng, tỉnh Hà Nam luôn cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh Hà Nam đã kịp thời tạo điều kiện cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp FDI được tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về những khó khăn, vướng mắc, các doanh nghiệp cũng đề nghị với tỉnh Hà Nam cần rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính; hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động vào làm việc; khắc phục tình trạng mất điện, điện yếu; tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các khu công nghiệp; khắc phục một số bất cập về hạ tầng khu công nghiệp…
Đại diện doanh nghiệp FDI phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN
Những ý kiến, kiến nghị của các đoanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh ghi nhận và trả lời ngay tại buổi gặp mặt, đồng thời hứa sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ sớm triển khai các giải pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, giúp các doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua. Đồng thời, mong muốn các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất – kinh doanh trong điều kiện bình thường mới; hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh; thực hiện tốt các cam kết với tỉnh, nhất là cam kết về tiến độ, hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và giữ mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước để cùng tham gia chuỗi giá trị, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, chế tạo, chế biến của tỉnh Hà Nam phát triển. Đồng thời, tích cực phòng, chống dịch COVID-19 tại công ty, nhà máy của mình, bảo đảm an toàn để sản xuất- kinh doanh; nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân lao động.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khẳng định, cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Nam sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi và kịp thời tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện đầy đủ các cam kết với các nhà đầu tư và kịp thời lắng nghe, giải quyết những đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp.
Xuất khẩu hàng hóa của Bình Dương tăng gần 27%
Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra kéo dài tại địa phương, nhưng 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương ước đạt hơn 24,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 79,8% kế hoạch năm nay.
Hoạt động sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử tại Công ty TNHH TPR Việt Nam tại KCN Vsip 2 Bình Dương. Ảnh minh họa: Hải Âu/TTXVN
Theo ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu của vực khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 4,6 tỷ USD, tăng 31,3%; trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn áp đảo chiếm 19,8 tỷ USD, tăng 25,6%.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương giữ mức tăng khá so với cùng kỳ như: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, sắt thép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử...
Một số ngành sản xuất khẩu tỷ đô gồm sản phẩm từ gỗ, giày dép các loại, hàng dệt may... giữ mức tăng trưởng dương. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ trong 9 tháng ước đạt hơn 4,98 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; giày da ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 14,4%... Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mỹ, kế tiếp là châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Qua kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh của 450 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cho thấy, có 10,71% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2021 tốt hơn quý trước; 49,33% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn và 39,96% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Về số lượng đơn đặt hàng mới, có 4,98% số doanh nghiệp đánh giá đơn đặt hàng quý III/2021 cao hơn quý trước; 46,83% số doanh nghiệp đánh giá đơn hàng giảm và 48,19% số doanh nghiệp đánh giá có đơn đặt hàng ổn định.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, có 3,61% số doanh nghiệp đánh giá quý III/2021 tăng hơn so với quý trước; 45,83% số doanh nghiệp đánh giá đơn hàng giảm và 50,56% số doanh nghiệp đánh giá ổn định.
Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 so với quý III/2021, có hơn 87% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn; trong đó, trên 47% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 39% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và hơn 12,8% dự báo khó khăn hơn.
Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ cho biết hiện đơn hàng không thiếu, nhưng muốn duy trì sản xuất phải có đầy đủ nhân công, lao động.
Nhằm bảo đảm nguồn lao động cho các doanh nghiệp sau khi phục hồi lại sản xuất, lãnh đạo tỉnh Bình Dương kêu gọi người lao động không tự phát vể quê; khuyến cáo bà con ở lại để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Hiện tỉnh đang ưu tiên tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động để có "thẻ xanh" vào nhà máy máy làm việc. Tính đến nay, tại Bình Dương đã có hơn 2 triệu người được tiêm ít nhất 1 mũi. Tuy nhiên, hiện mới có 258.057 người tiêm đủ 2 mũi.
Bình Dương đang tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hồi phục trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tỉnh đã có 85% doanh nghiệp đăng ký nối lại sản xuất trong điều kiện mới.
Đà Nẵng: Các doanh nghiệp FDI mong muốn sớm khôi phục toàn bộ sản xuất Mong muốn sớm được hoạt động với công suất tối đa sau khi hoàn thành việc tiêm chủng cho người lao động, đó là đề xuất của nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong Hội nghị đối thoại với chính quyền thành phố vào chiều 24/9. Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng biểu dương các doanh nghiệp...