Hà Nam: 50m sông hơn 10 tấn rác, dân ăn ngủ không yên
Rác ngồn ngộn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ con kênh chạy qua khu dân cư huyện Bình Lục khiến người dân kinh hãi, sống thấp thỏm trong nỗi lo bệnh tật nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý
Kênh tưới tiêu kiêm nguồn chứa rác thải
Theo ghi nhận của PV, kênh Như Trác (còn gọi là kênh Tràng An) có chiều dài khoảng 10 km, chạy từ xã Như Trác, huyện Lý Nhân đến xã Tràng An, huyện Bình Lục ( Hà Nam).
Đây là một trong những kênh điều hòa lượng nước tưới tiêu chủ đạo của vùng, tuy nhiên nhiều năm qua kênh đã bị ô nhiễm nặng nề do rác thải dân sinh từ một bộ phận người dân ý thức kém gây ra.
Theo tin tức phản ánh của người dân, chúng tôi đã đi dọc đường ĐT491 đoạn chạy song song với kênh Như Trác dài chừng 3 km, thuộc địa phận xóm 4, xã Tràng An (huyện Bình Lục) – nơi có khoảng 30 hộ dân sinh sống sát kênh để thị sát và ghi nhận, cả con kênh dường như rác thải ô nhiễm là thứ chủ đạo. Rác ngồn ngộn ùn ứ, mùi ô nhiễm kinh hoàng thốc lên như muốn “tra tấn” người qua lại.
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên đường chảy thì nồng độ ô nhiễm của kênh Như Trác tăng theo cấp số nhân. Những yếu tố tác động chính do kênh chảy qua một số vùng chăn nuôi thuộc xã Bình Nghĩa (Bình Lục) và một số khu vực thị trấn, thị tứ thuộc huyện Lý Nhân. Khi đến địa bàn xã Tràng An, huyện Bình Lục, tình trạng ô nhiễm thực sự trở nên đỉnh điểm.
Bà Nguyễn Thị Nhung, nhà ở khu chợ Sông, xã Tràng An, huyện Bình Lục cho biết: “Con kênh này bị ô nhiễm đã mấy năm rồi. Lượng rác này chủ yếu là do dân sống ở đầu con kênh đổ ra, cứ mỗi lần xả nước về thì rác lại trôi theo về đây.
Vừa qua địa phương lại cho cho mắc lưới chặn rác phía đầu nguồn đổ về. Tuy nhiên thứ nước đen ngòm ô nhiễm vẫn chảy qua bốc mùi khiến dân chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên giấc”.
Kênh ô nhiễm, người dân kêu cứu nhưng chưa có dấu hiệu được xử lý.
Bà Nhung nhấn mạnh: “Do nước ô nhiễm nên từ lâu chúng tôi không thể sử dụng được nguồn nước cho sinh hoạt. Thứ nước ấy mà bơm lên tắm cho gia súc chúng cũng ngứa không chịu nổi nói gì đến người”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tiến, 60 tuổi, một người dân xóm 4, xã Tràng An bức xúc. “Bàn nguyên nhân thì cơ quan chức năng cứ đến là “quy tội” cho mấy chục hộ dân chúng tôi do ở gần. Thử hỏi chúng tôi dại gì mà xả rác ra cho ô nhiễm để tự mình ngửi. Hơn nữa, có vài hộ dân thì lấy đâu ra mà nhiều rác thế?”
Theo tìm hiểu của PV, để xảy ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng trên, ngoài yếu tố đầu nguồn còn do đoạn kênh trên hàng ngày phải gánh một lượng rác thải không nhỏ của 2 cái chợ, trong đó có một chợ cóc, họp trái phép lâu năm ở khu Dốc Mỹ, hàng ngày tiện tay, tiện đường, nhiều người đi qua trong đó có tiểu thương ném thẳng những túi bì chứa đầy rác thải, xác súc vật chết xuống kênh “không thương tiếc”…
500m sông “thu hoạch” hơn 10 tấn rác
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Phạm Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Tràng An, huyện Bình Lục, Hà Nam cho biết: “Đúng là có tình trạng kênh Tràng An ô nhiễm như người dân phản ánh.
Đây là vấn đề gây nhức nhối cho địa phương chúng tôi nhiều năm qua. Hồi tháng 9/2015 địa phương đã phối hợp cùng ban ngành liên quan tiến hành nạo vét gần 500m kênh ô nhiễm nặng nề nhất chạy qua địa bàn, kết quả đã vét lên hơn 10 tấn rác cho lên xe chuyên dụng chở đi xử lý…
Hiện chúng tôi đã có báo cáo lên cấp trên xin chỉ đạo để giải quyết dứt điểm tình trạng này”.
Về nguyên nhân kênh ô nhiễm, ông Lộc cho rằng một phần do ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hành vi xả rác bừa bãi xuống kênh của những người dân sống dọc nơi kênh Như Trác chảy qua, đặc biệt vùng đầu nguồn kênh.
Trong khi chế tài xử lý mạnh tay của các địa phương cấp xã không có, chỉ đẩy mạnh việc vận động tuyên truyền là chính nên không đủ sức răn đe đối với hành vi trên. “Mặt khác, ở tại xã Tràng An còn tồn tại một chợ cóc lâu năm, những người đi chợ thường hay xả trộm thẳng rác xuống kênh khiến một số hộ dân sinh sống gần kênh có ý kiến phản đối, xã đã có báo cáo cấp trên về việc này để xin hướng xử lý” – ông Lộc nói.
Thiên Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Khám phá bí mật kinh hoàng về các "công hàng" ở Cảng Chùa Vẽ
Những bí mật kinh hoàng về các "công hàng" lưu trú bên trong cảng, anh bạn thổ địa đất Cảng đưa tôi tới khu vực mà theo anh là một "khu đất chết" nằm cạnh cảng - khu tổ dân phố Phú Xá.
Cơ quan chức năng lý giải bí mật của "công"
Đi tìm lòi giải cho mùi hôi thối hàng năm trời bốc ra từ những chiếc container bí ẩn, được lưu trú trong cảng Chùa Vẽ, từ phía cơ quan quản lý, ông Vũ Nam Thắng, Giám đốc Cảng cho biết: "Chúng tôi chỉ là đơn vị giữ hộ cái này thôi, còn bên trong nó là hàng thẩm thấu, heroin, hàng lậu, hàng bạch tuộc... hay cái khác chỉ có chủ hàng họ rõ. Phía mình chỉ biết bốc từ tàu lên, bảo quản kẹp chì, bảo quản không để mất hàng bên trong, còn hải quan họ quản lý".
Theo ông Thắng, trước đây, loại công bốc mùi này khá nhiều, giờ mới giải tán đi chỉ còn mấy chiếc như vậy.
"Vào giai đoạn cao điểm, tổng số "công" lưu trữ trong cảng lên đến 600 chiếc. Giờ chỉ còn khoảng 300 "công". Với các loai công đang bốc mùi, chúng tôi đã ra quyết định, gửi công văn phối hợp với hải quan để làm việc với các chủ hàng, nhưng không thấy họ đến. Thậm chí, chúng tôi chấp nhận lỗ để giảm 50% đến 100% phí gửi, nhưng cũng không ai lấy đi", ông Thắng nói.
Giải thích cho những "công" hàng bị bỏ quên này, ông Thắng nói: "Những công bốc mùi hôi thối chủ yếu là hàng chân gà, nội tạng động vật. Nói chung là hàng tạm nhập tái xuất, không được phép bán trong nước. Chủ hàng không bán được, nên họ không lấy. Giờ họ cứ cù nhầy thế này.
Trước tôi đã báo UBND TP, sở Tài nguyên & Môi trường, hải quan... để tìm cách giải quyết. Còn cảng không thể đứng ra giải quyết một mình được. Giờ phía Cảng cũng chỉ biết đôn đốc chủ hàng thôi. Chẳng biết thế nào, phí gửi mỗi "công" đến giờ có khi lên đến cả tỉ đồng".
Những "cỗ quan tài" bị bỏ quên trong cảng Chùa Vẽ hàng ngày bốc ra mùi hôi thối nồng nặc tấn công khu dân cư.
Về phía hải quan đóng tại khu vực cảng Chùa Vẽ, dường như họ không hề để ý, hoặc hay biết tới những loại "công" này đang được lưu trữ trong Cảng. Khi được hỏi, cán bộ hải quan lấy lý do bị ốm, ngạt mũi không ngửi thấy mùi gì(?!).
Trao đổi với PV, một cán hộ hải quan cảng Chùa Vẽ thậm chí phủ nhận: "Nói thế nào chư, "công" nó kín chứ làm sao có chuyện đó được. Chắc là "công" nó hỏng vỏ thôi. Như cái tủ lạnh ấy".
Khi được PV chỉ tận nơi những chiếc "công" bí ẩn đang nằm lưu cữu, cán bộ hải quan thừa nhận: "Đó là hàng tồn, khó giải quyết lắm. Nếu có mùi là do công hỏng, chứ bình thường nhiệt độ âm 18 độ khó có mùi hôi. Chủ hàng họ bỏ của chạy lấy người rồi. Phí giờ có thể lên đến tiền tỉ. Hiện nay đang mắc ở cái ông hãng tàu cũng không chịu đứng ra giải quyết".
Để chứng minh, những loại công thối, lưu trú hàng năm trời trong các cảng tại Hải Phòng là chuyện bình thường, một vị lãnh đạo hải quan tại khu vực này giải thích: "Hàng tồn đọng ở cảng này còn nhiều lắm. Đó là vấn đề nhức nhối. Muốn giải quyết phải nhiều đơn vị và có đơn đệ trình lên thành phố. Còn hàng lưu ở bến quá 90 ngày chúng tôi xếp vào hàng tồn đọng. Quá số lượng ngày cho phép, chúng tôi sẽ đăng tin tìm chủ hàng. 60 ngày sau, chúng tôi sẽ đưa ra hội đồng theo dõi quản lý hàng tồn đọng. Nếu hàng còn giá trị, sẽ đưa bên vật giá xuống định giá, sau đó bán sung quỹ. Nhưng, hàng giờ thối không ai mua. Tiêu hủy cũng khó".
Ngập ngụa trong mùi xú uế
Khác với cảnh nhộn nhịp thường lệ của thành phố Cảng, nơi đây im lìm đến rợn người. Các căn nhà gần như đóng kín cửa. Dọc khu dân cư đông đúc không thấy một tiếng cười của trẻ thơ. Họa hoằn lắm chúng tôi mới bặt gặp bóng dáng một cụ ông, hay cụ bà uể oải lê bước rời khu đi mua đồ ăn.
Qua cánh cổng của một số căn nhà, chúng tôi bắt gặp ánh mắt của một vài đứa trẻ nhỏ. Đứa nào đứa nấy đeo khẩu trang kín bưng. Đôi mắt thao láo, lạ lẫm. Dường như với lũ trẻ, cảnh người lớn thảnh thơi đi ngoài đường như chúng tôi trong khu vực này khá hiếm hoi và có vẻ bất thường.
Mới sáng sớm, cả khu phố bị mùi hôi tanh bao trùm. Chỉ chưa đầy 30 phút có mặt tại khu này, mọi người trong đoàn đều cảm thấy nôn nao trong người. Cô bạn đi cùng, thỉnh thoảng lại phải tìm chỗ kín đáo, chui vào nôn vì không thể chịu được mùi thối ngập ngụa trong không khí. Áo quần, đầu tóc, người nào người nấy đều phảng phất một mùi hôi tanh khó tả.
Bà Võ Thị Hiện, Chi hội phụ nữ tổ dân phố Phú Xá 3 cho biết, gần 2 năm nay, dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết triệt để tình trạng trên.
Mặt trời đứng bóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc nhất. Không khí nơi đây dường như đặc quánh lại, ngột ngạt đến khó thở. Hai bạn nữ trong nhóm phải xin phép rời khu để tìm nơi thoáng mát ngồi chờ. Chúng tôi cố men theo bức tường ngăn cách giữa cảng và khu dân cư để tìm thấy nơi bốc ra mùi lạ.
Mất chừng nửa tiếng dò dẫm, cuối cùng chúng tôi cũng tiếp cận được nơi mùi hôi thối bốc ra. Nơi đây được ngăn cách với khu dân cư bởi một bức tường cao quá đầu người. Để quan sát, chúng tôi phải leo lên tầng 2 của một căn nhà mới xây.
Từ đây chúng tôi phóng tầm mắt và dùng khứu giác để định hướng. Mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ chính những chiếc "container chết" nằm im lìm, xếp gọn trong góc cảng Chùa Vẽ.
Phía tiếp mặt đất, phần sắt thép đã bị hoen rỉ. Xung quanh, một loại nước đen kịt chảy ra thành dòng. Dù đứng cách đó khá xa nhưng một mùi tanh lợm bốc ra từ những container được ví von như "cỗ quan tài" này, hòa vào không khí, tấn công khu dân cư xung quanh.
Cũng theo ghi nhận của PV, có những hôm, công nhân của Cảng rắc vôi bột, dọn vệ sinh quanh khu vực, mùi bớt đi, còn không, mùi xú uế nặng hơn. Và, cũng tùy thuộc vào hướng gió, thời tiết mà mùi hôi thối phả vào ở mức độ nhất định.
Theo những người dân nơi đây, nhiều container hàng đông lạnh tồn đọng tại Cảng từ vài tháng đến cả năm nay chưa có chủ hàng nhận. Thế nên, các gia đình sống gần đó không khác gì ở cạnh bãi rác.
Ngoài việc chịu đựng về mùi, hàng trăm gia đình này còn phải sống chung với bụi, tiếng ồn. Với lượng xe container đi lại nườm nượp, kéo theo bụi bốc lên mù mịt (nhất là vào những hôm trời hanh khô), kèm theo đó là mùi xăng dầu thải ra, khiến cho nhà cửa của các hộ dân ở hai bên đường lúc nào cũng bụi trắng.
Người dân sống cùng... ô nhiễm Theo bà Phạm Thị Xuân, nguyên Tổ trưởng tổ dân phố Phú Xá 3, đã mấy năm nay, người dân trong địa bàn tổ dân phố Phú Xá 3 phải chịu cảnh hôi thối bốc ra từ mấy công hàng trong cảng. Ngày cũng như đêm, người dân phải đeo khẩu trang gần như là 24/24. Các cháu nhỏ không dám ra sân chơi. Nhà lúc nào cũng phải đóng kín cửa. Trong khi đó, bà Võ Thị Hiện - Chi hội phụ nữ tổ dân phố Phú Xá 3 cho hay: "Gần 2 năm nay họ chưa thấy giải quyết gì. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này rất nghiêm trọng. Chẳng biết họ kêu gọi môi trường xanh - sạch - đẹp làm gì, khi mà cả khu dân cư chúng tôi sống bị ô nhiễm, nguy cơ mắc bệnh là rất cao", và luôn sống trong sợ hãi.
Phóng sự của Đoàn Tân
Theo_Người Đưa Tin
Nhìn cảnh "tắm" rau trong mương nước bẩn này, ai dám ăn? Thông tin rau xanh được người dân ở hai xã Yên Phú và Yên Hòa huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên "xử lý" trong các ao, hồ nước đen kịt và bốc mùi hôi thối, PV đã đến hiện trường để "tận muc sơ thi". Sau khi đi khảo sát một vòng địa bàn xã Yên Phú, chúng tôi dừng lại ở khu...