Hà Nam: 40 cán bộ, nhân viên y tế chi viện TPHCM chống dịch Covid-19
Thực hiện chủ trương “chia lửa” với điểm nóng TPHCM, 40 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Hà Nam đã lên đường nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại “tâm dịch” TPHCM.
Thực hiện chủ trương “chia lửa” với điểm nóng TPHCM, ngành y tế Hà Nam đã kêu gọi, vận động các cán bộ, nhân viên y tế trong ngành. Trong đợt đầu tiên, có 40 cán bộ, nhân viên y tế được lựa chọn trong số hàng trăm người đăng ký tình nguyện, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại TPHCM.
Đoàn xe chở cán bộ y tế tỉnh Hà Nam vào hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19.
Trong số 40 người này, có những y, bác sĩ công tác lâu năm trong ngành, và cũng có cả những nhân viên y tế ở độ tuổi còn rất trẻ, chưa xây dựng gia đình. Tất cả đều hăng hái lên đường với niềm hy vọng chung tay, góp sức cùng TPHCM nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh.
Các cán bộ y tế hăng hái lên đường với niềm hy vọng chung tay, góp sức cùng TPHCM nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh.
Video đang HOT
Ông Trần Viết Huệ, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam cho biết, trước khi lên đường làm nhiệm vụ tình nguyện, các y, bác sĩ đã được xét nghiệm, kiểm tra các điều kiện sức khỏe và tiêm vắc xin phòng Covid-19, đồng thời được tập huấn công tác chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và điều trị cho bệnh nhân…
Những người ở lại vẫy tay chào và gửi lời chúc đến đoàn cán bộ vào TPHCM làm nhiệm vụ.
Trước đó, tại buổi gặp mặt động viên các thành viên trong đoàn trước khi lên đường làm nhiệm vụ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trương Quốc Huy đã biểu dương tinh thần nhiệt huyết, hết lòng vì cộng đồng của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Hà Nam khi xung phong nhận nhiệm vụ rất khó khăn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp.
Cán bộ y tế chi viện cho Gia Lai: 'Không ăn tết, quyết tâm dập dịch'
Lực lượng cán bộ, nhân viên y tế khắp cả nước chi viện tuyến đầu chống dịch ở Gia Lai xác định không ăn tết, quyết tâm dập dịch.
Hai nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly tập trung huyện Ayun Pa - Ảnh: THU HƯƠNG
Ngày 5-2, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cho biết tỉnh đang nhận được chi viện rất nhiều từ các đơn vị y tế cả nước cho việc xét nghiệm, truy vết và điều trị bệnh nhân COVID-19.
"Tất cả các đoàn về Gia Lai lần này đều xác định không ăn tết và nếu thành công, sau dịch lại sẵn sàng cách ly 21 ngày rồi mới được về với gia đình" - bà Lịch nói.
Theo bà Lịch, hiện cả 3 "mũi giáp công" là xét nghiệm, điều trị và truy vết đang được các đơn vị chi viện, tăng cường những lực lượng mạnh nhất, nhiều kinh nghiệm nhất.
Về xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên hiện đang là lực lượng chi viện chủ yếu với nòng cốt 4 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một chuyên gia hàng đầu về virus từ Đức trở về hỗ trợ Gia Lai làm công tác xét nghiệm.
Viện Pasteur TP.HCM và Viện Pasteur Nha Trang cũng đã hỗ trợ máy xét nghiệm tự động và sinh phẩm để đảm bảo công suất xét nghiệm tối đa 3.000 mẫu/ngày cho Gia Lai trong thời gian tới.
Nhiều nhân viên y tế đang được chi viện cho tỉnh Gia Lai - Ảnh: THU HƯƠNG
Về điều trị, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã cử một nhóm giúp tỉnh đưa ra đề án thiết lập một bệnh viện dã chiến trong thời gian sớm nhất. Trong nhóm có bác sĩ Trần Thanh Linh - phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, người trực tiếp điều trị thành công cho bệnh nhân 91 người Anh tháng 8-2020.
Ngay trong chiều nay (5-2), một đoàn gồm 8 nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, trung tâm y tế các quận Sơn Trà, Hòa Vang, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Hải Châu đã lên đường đến Gia Lai hỗ trợ công tác truy vết.
Không chỉ ở các tuyến chính, ở 4 huyện có ca nhiễm là Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và Ayun Pa cũng có một đội chuyên gia từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tích cực huấn luyện, hướng dẫn, truy vết dịch.
Đã có 50 nhân viên y tế được tăng cường cho các huyện trong đợt này. 5 đội phản ứng nhanh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh liên tục túc trực tham gia phòng chống dịch. Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn - phó giám đốc Sở Y tế Gia Lai - cũng trực tiếp phụ trách 2 nhóm hỗ trợ huyện có 6 ca dương tính Ia Pa.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người nghi nhiễm ở Gia Lai - Ảnh: THU HƯƠNG
Diễn biến dịch ở Gia Lai lần này được cho phức tạp, kéo dài do đặc thù tỉnh có 46% đồng bào dân tộc thiểu số, lại thêm chủng biến thể mới có sức lây lan nhanh làm công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.
Chỉ trong 6 ngày (từ 30-1 đến 4-2), Gia Lai ghi nhận 18 ca mắc COVID-19. Thị xã Ayun Pa (6 ca) và huyện Ia Pa (6 ca) là hai địa phương đầu tiên có ghi nhận ca nhiễm với nguồn lây từ Hải Dương. Dịch sau đó lan ra huyện Krông Pa (3 ca), huyện Phú Thiện (1 ca) và TP Pleiku (2 ca).
Tính đến 10h sáng 5-2, tỉnh Gia Lai chưa ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới. Hiện tỉnh đã lấy 4.134 mẫu làm xét nghiệm. Qua xét nghiệm có 2.964 mẫu âm tính, số còn lại đang trong thời gian chờ kết quả.
Hà Nam: Một trường hợp từ Bình Dương trở về dương tính với SARS-CoV-2 Sau khi trở về từ Bình Dương, bà T.T.C. được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 10/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam thông báo, trên địa bàn tỉnh Hà Nam vừa có thêm một trường hợp ở thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân có kết quả xét nghiệm...