Hạ Mỗ – Hà Nội: Độc đáo tục làm bánh gio
Với nhiều gia đình, Tết gắn liền với chiếc bánh chưng xanh truyền thống, nhưng với người dân xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội), ngày tết, ngày lễ, không thể thiếu đĩa bánh gio.
Nghe các cao niên trong làng kể, xưa món bánh này dùng để tiến vua, thể hiện lòng tôn kính, mối quan hệ quân – vương sắt son. Ngày nay, bánh gio trở thành nét ẩm thực độc đáo, lưu giữ đậm nét văn hóa, tình người Hạ Mỗ.
Nhắc tới Hạ Mỗ người ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất cổ xưa có bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống từ rất lâu đời. Theo dòng thời gian từ thế kỷ VI tức cách ngày nay trên một ngàn bốn trăm năm, mảnh đất này đã đi vào lịch sử, bởi lẽ từ xa xưa đây chính là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế.
Người ở Hạ Mỗ từ xưa tới nay luôn tự hào về địa danh của quê cha mình, như qua câu thơ cửa miệng của người dân nơi đây: “Đất này là đất cố đô/ Người trung, trung tự thuở xưa đến giờ”. Không những thế, Hạ Mỗ còn là nơi sản sinh ra nhiều sản vật truyền thống được nhiều người ưa chuộng và được người dân nơi đây gìn giữ cho tới tận ngày nay. Món bánh gio Hạ Mỗ là một nét đặc trưng như vậy.
Theo lời nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội), tục truyền, cứ mỗi dịp tết Nguyên Đán, tất thảy các hộ trong làng, trong xã đều chuẩn bị một chum nước gio để làm bánh. Thời điểm cận Tết, khác hẳn với các vùng quê khác, cả Hạ Mỗ đều đốt gio làm bánh. Ánh sáng từ ngọn lửa cùng tiếng nổ tí tách của nguyên liệu đốt tạo nên một một không gian ấm cúng, sum họp vui vầy đặc trưng.
“Xưa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, tất cả mọi gia đình ở làng đều chuẩn bị một chum nước gio, vào khoảng từ ngày 20 tháng 12 âm lịch mỗi gia đình ở Hạ Mỗ đều đốt nước gio để làm bánh. Nước gio được dân gian ví như sự kết tinh của những tinh hoa từ đất và trời, được chắt lọc từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên qua các nguyên liệu được tôi rèn trong ngọn lửa thể hiện cho một quá trình gian nan khó khăn, rồi được gạn lọc để cuối cùng trở thành thứ nước tinh túy đem ngâm với gạo nếp.
Khâu ngâm gạo là khâu quan trọng nhất. Gạo phải được ngâm với lượng nước gio vừa phải, để làm sao khi gói bánh, bánh không bị quá nồng. Nếu nước nồng quá sẽ là cho bánh có vị chát, rất khó ăn. Còn nếu nước ngâm gạo nhạt làm cho bánh không đỏ, không quánh và ăn không có mùi vị” – Ông Tọa cho hay.
Chia sẻ thêm về cách làm loại bánh này, theo lời ông Nguyễn Tọa, mặc dù cũng được làm từ gạo nếp nhưng bánh gio lại có cách làm hoàn toàn khác với các loại bánh hiện nay. Theo đó, loại bánh này được làm hoàn toàn từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio, sau khi ngâm đủ thời gian thì đem luộc lên, nghe tưởng chừng khá đơn giản nhưng để làm ra được chiếc bánh gio ngon đúng vị thì cần một công đoạn chuẩn bị, làm bánh khá công phu và tỉ mỉ. Các công đoạn cần có độ chính xác nhất định.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm hơn 50 năm gắn bó với nghề làm bánh gio truyền thống bà Nguyễn Thị Thì cho biết: Nguyên liệu tạo nên một chiếc bánh gio ngon khá đơn giản, chỉ bao gồm: gạo nếp, nước gio và măng khô. Bánh sẽ được gói bằng lá dong đã luộc kỹ, không thể thay thế lá dong bằng các loại lá khác.
“Để làm được chiếc bánh gio ngon, có màu sắc đỏ tươi và mùi vị đặc trưng, thứ quan trọng nhất chính là nước gio dùng để ngâm gạo. Nước gio dùng ngâm gạo được làm từ khá nhiều nguyên liệu như vỏ bưởi, cây vừng, dền, hạt thầu dầu, rơm nếp… Các nguyên liệu sau đó được đốt thành gio đem ngâm vào chum lớn với nước, để khoảng 2 ngày cho lắng gio chỉ còn lại lớp nước trong bên trên. Lớp nước gio bên trên sẽ được đem đi ngâm gạo. Tiêu chuẩn để hạt gạo được cho là đã ngâm thành công là khi hạt gạo nở đều và ngấm nước gio” – bà Thì chia sẻ thêm.
Hiện nay, những địa phương làm bánh gio đều có những hình thức khác nhau khi gói bánh, có nơi bánh được gói thành hình vuông, có nơi lại được gói thành hình chữ nhật, hình tam giác… Riêng ở làng Hạ Mỗ bánh được gói theo hình trụ tròn, mỗi chiếc bánh dài khoảng 10cm. Lá dong dùng để gói bánh phải được luộc kỹ càng thì mới đem gói. Bánh gói xong được xếp ngăn nắp vào trong nồi, mỗi một lượt sẽ được phủ một lớp măng khô. Được biết thêm, măng khô cũng là một trong những nguyên liệu khác biệt và đặc trưng tạo nên hương vị và màu sắc thắm đỏ đặc trưng bánh gio truyền thống của người Hạ Mỗ.
Bánh gio làng Hạ Mỗ khi thành phẩm, bóc bánh ra phải có màu đỏ tươi giống màu quả cà chua chín, bánh có độ bóng đặc trưng và hạt gạo đã chín nhuyễn. Khi thưởng thức bánh, bánh dẻo, có vị hơi nồng nồng của nước gio, khi ăn cảm nhận được vị thanh mát nơi đầu lưỡi thì bánh mới đạt được tiêu chuẩn. Để đạt được những tiêu chuẩn như vậy là công sức, sự tỉ mỉ, khéo léo của những người nghệ nhân làm bánh, cũng như sự chăm chút đầy khéo léo cho sản phẩm của mình. Thế nên cho tới tận bây giờ, bánh gio Hạ Mỗ không chỉ là đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người dân trong làng mà có cả trong mâm cỗ của những gia đình yêu thích món ăn dân dã, thơm ngon này.
Từ những nguyên liệu dân dã, gắn bó với chân quê ruộng đồng qua bàn tay khéo léo, tỉ mẩn chăm chút của người nghệ nhân làm bánh, bánh gio Hạ Mỗ đã thực sự chinh phục được khẩu vị của khách tứ phương. Bánh gio của người dân Hạ Mỗ không chỉ được phục vụ dịp tết Nguyên Đán mà còn phục vụ những ngày lễ ý nghĩa trong năm như rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan báo hiếu… Bánh tượng trưng cho sự vui vầy của gia đình, sự sum họp con cháu hay lòng kính hiếu của con cháu với cha mẹ trong dịp Tết đến xuân về.
Theo LĐTĐ
Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh giò cực đơn giản đổi vị cho bữa sáng !
Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh giò cực đơn giản đổi vị cho bữa sáng:
Phải công nhận 1 điều rằng đồ ăn made in "tại gia" bao giờ cũng thấy ngon hơn hẳn đi mua ngoài hàng, chắc 1 phần là do cảm giác an toàn, yên tâm khi tự tay chế biến. Bánh giò là 1 món các nàng có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu, nhưng mà khi tự làm, tự chế biến, các nàng sẽ thấy chất lượng khác hẳn đấy, vì chúng mình có thể tăng giảm nguyên liệu theo khẩu vị, và trên tất cả đó là cảm giác yên tâm mà các nàng không thể tìm thấy khi mua đồ ăn ngoài hàng. Trước đây, mình thường nghĩ, làm những kiểu bánh thế này khó lắm, nhưng khi làm rùi mới biết, thật sự rất đơn giản, bỏ ra chút ít thời gian nhưng khi cùng cả nhà cùng thưởng thức món bánh giò tự tay làm mới thấy không hề tiếc chút công sức nhỏ nhoi đâu. Đơn giản thế nào, các nàng hãy cùng tìm hiểu bài viết mà mình chia sẻ sau đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Phần vỏ bánh: 400 gram bột gạo tẻ, 100 gram bột gạo năng, 2 lit nước hầm xương 200 ml nước nóng, 2-3 thìa bột canh, 2 muỗng canh dầu ănPhần nhân bánh: 500 gram thịt nạc dăm đã băm (xay) nhuyễn, 200 gram hành khô đã bóc vỏ, 100 gram mọc nhĩ nấm hương khôGia vị: 3 thìa cafe bột canh 1 thìa soup nước mắm 1 thìa cafe tiêu bột 1 xíu đường - hoặc tùy khẩu vị mà các nàng gia giảm cho vừa miệng
Phần thực hiện:
Bước 1: Với lượng nguyên liệu mà mình đã chuẩn bị, mình có thể làm được khoảng 15- 20 cái bánh giò (tùy thuộc vào kích cỡ). Bước đầu tiên, mọc nhĩ, nấm hương các nàng ngâm nước ấm cho nhanh nở, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó thái hạt lựu, hành khô bóc vỏ bằm nhỏ. Sau đó, trộn 500 gram thịt nạc dăm cùng với nấm hương, mọc nhĩ, hành khô đã bằm nhỏ, gia vị cho vào đây bao gồm: 1 thìa nước mắm ngon, 3 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê đường, đeo bao tay vào và trộn thật đều các nguyên liệu trên đến khi thành 1 hỗn hợp thống nhất, ướp ít nhất khoảng 15-30 phút cho các gia vị được ngấm
Đeo bao tay vào và nặn phần nhân bánh thành từng viên cỡ quả quýt, nếu thích chiếc bánh to, với lượng nguyên liệu trên, chúng mình có thể nặn được khoảng 15 viên, nếu bánh nhỏ hơn có thể làm được khoảng 20 viên. Sau đó, cho vào 1 cái xửng, hấp vừa chín tới
Bước 2: Nước hầm xương sau khi ninh xong ( có thể dùng xương ống để ninh nước cũng rất ngọt), các nàng lọc bỏ kỹ phần cặn, chỉ lấy phần nước trong thôi, tùy thuộc vào nước hầm xương có được, các nàng thêm nước đun sôi để nguội vào cho vừa khoảng 2 lit là vừa. Nêm 1 chút xíu bột canh vào nồi nước xương (nêm nhạt hơn 1 chút so với nước canh thông thường), thêm vào đó 2 thìa cà phê dầu ăn. Thêm 400 gram bột gạo 100 gram bột năng vào nồi, ngâm ít nhất 1 giờ (nếu có thời gian các nàng ngâm khoảng 4 tiếng thì phần vỏ bánh sẽ ngon hơn)
Bước 3: Bột sau khi ngâm đủ thời gian đem khuấy đều (vì lúc này bột đã lắng xuống), sau đó bắc lên bếp đun trên lửa vừa, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều để bột không bị lắng xuống đáy. Bột vừa đun vừa khuấy cho đến thấy lúc sôi lục bục và bắt đầu đặc lại thì tắt bếp. Lúc này nếu cảm thấy bột đặc quá thì chế thêm nước sôi vào. Dùng máy đánh trứng đánh bột cho đến khi bột nhuyễn mượt. Nếu không có máy đánh trứng, dùng đũa cả, hoặc thìa gỗ đánh bột cho đến khi bột mượt, không còn vón cục.
Bước 4: Nguyên liệu dùng để gói bánh nên dùng lá chuối, đem phơi héo.dùng khăn ẩm lau sạch. Nếu lá chuối tươi thì trụng nước sôi cho mềm. Lạt ngâm nước trước khi gói. Xếp lá gói bánh như sau: Nếu lá chuối to và không bị rách, xếp hai lớp, lớp ngoài để mặt xanh của lá xuống dưới, khi gói xong bánh sẽ đẹp. Lớp trong thì quay mặt xanh của lá lên trên. Nếu lá chuối nhỏ và rách nhiều (như lá của mình) - thì phải can lá sao cho độ rộng lá to hơn tờ giấy A4 - vẫn với 2 lớp như trên. Gấp lá 2 lần theo đường chéo, được 1 hình tam giác. Cầm tay vào phần chóp, mở lá ra sẽ được một hình phễu.
Xúc 1 thìa bột, đổ vào phễu lá, sau đó ấn 1 phần nhân vào giữa, xúc 1 thìa bột nữa đổ lên trên, dàn bột sao cho phần bột phải bao kín nhân
Gói kín bánh bằng cách gập lá từ 4 phía. Buộc lạt để giữ cho lá không bị bung. Nếu lá chuối to, tàu lá lớn và không bị rách nhiều, có thể không cần lạt, mà chỉ cần nhét mép lá vào các nếp gấp bánh cũng không bị bung.
Xếp bánh vào xửng hấp, chừng khoảng 20 phút là bánh chín rùi
Cuối cùng là công đoạn quan trọng không kém, đó là thưởng thức thành quả , thật tuyệt phải không nào. Món bánh giò có thể kèm ăn kèm với chút dưa góp, chút giò lợn, rưới chút xì dầu lên trên hoặc chấm cùng tương ớt là nhất rùi. Món này chúng mình có thể chuẩn bị làm bữa sáng cho cả gia đình hoặc giữa giờ chiều để lót dạ cũng rất hợp lý. Chúc các nàng thành công và ngon miệng nhé
Một số điều cần lưu ý:
Phần nguyên liệu thịt mình chọn trong món ăn này là phần thịt nạc dăm, đây là phần thịt có cả nạc lẫn mỡ, ăn bánh giò sẽ không bị khô, vị sẽ ngậy hơn đấy. Trong phần hấp nhân bánh, các nàng hấp đến khi nhân chín tới thôi (mình hấp khoảng 15 phút là thấy vừa), hấp lâu quá sẽ khiến thịt bị khô, xác, mất ngon nhìu ý. Nếu các nàng làm nhân xong, gói bánh ngay thì không cần làm chín nhân trước cũng được.
Tuy nhiên, việc làm chín nhân trước còn giúp định vị nhân tốt hơn trong lòng bánh. Giúp cho bánh không bị hở nhân ra khỏi bột. Phần bột (để làm vỏ ngoải của bánh) đạt yêu cầu là bột có màu trắng đục, không bị vón cục. Bột bị vón cục có thể do khi các nàng khuấy bột trên bếp không đều, bột chín quá kỹ, quá đặc, hoặc bột không mịn có thể do nước ninh xương lẫn phần vụn xương chưa được lọc sạch. Bánh cần được gói khi bột vẫn còn nóng ấm.
Vì vậy, khâu chuẩn bị lá, lạt, nhân bánh cần phải làm xong hết mới bắt đầu đun bột. Bột đun xong là gói bánh ngay. Mỗi lần làm bánh, với nguồn nguyên liệu trong bài viết của mình chúng mình có thể làm được từ 15->20 cái bánh. Vì vậy, các nàng có thể bảo quản số bánh còn lại trong tủ lạnh, khi nào ăn chỉ việc đem bánh ra hấp lại, bánh sẽ lại thơm ngon như lúc đầu nhé.
.Theo Iunauan
Bánh Gio - món ăn dân dã, mộc mạc giữa phố phường đô hội Điều hấp dẫn ở món bánh Gio chính là khi ăn chấm bánh vào bát mật mía thơm vàng óng để tận hưởng hương vị tro thơm nồng và mát dịu như xua tan cái nóng Hè oi ả. Nếu ngày trước bánh Gio chỉ được làm để cúng gia tiên trong những dịp Tết Đoan Ngọ5/5 thì đến nay đã được làm...