Hà Lan, Thụy Điển và Romania kêu gọi EU quản lý khủng hoảng tốt hơn
Phóng viên TTXVN dẫn thông tin ngày 13/11 của trang EURACTIV.com cho biết Hà Lan cùng với Thụy Điển và Romania đang kêu gọi tăng cường phối hợp và liên lạc giữa các quốc gia thành viên EU trong thời gian khủng hoảng.
Việc hối thúc diễn ra trong bối cảnh EU đã phải vật lộn để đối phó với các giai đoạn của đại dịch COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Timisoara, Romania, ngày 18/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra sau khi đợt bùng phát đầu tiên của COVID-19 gây ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên về vật tư y tế thiết yếu và lệnh cấm xuất khẩu thuốc, khiến xuất hiện phê phán về sự thiếu đoàn kết nội khối trong khủng hoảng.
Video đang HOT
Các quốc gia này đề nghị tăng cường cơ chế một cách dài hơi hơn, cũng như thiết lập chương trình nghị sự và tập trung vào dài hạn, đồng thời rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng hiện tại, để duy trì các tính năng thành công của cơ chế ứng phó khủng hoảng chính trị tổng hợp (IPCR) hiện nay, một công cụ để điều phối phản ứng chính trị đối với các khủng hoảng, bao gồm cả hành động khủng bố.
Hà Lan, Thụy Điển và Romania đã đề xuất thảo luận và phát triển khái niệm về một Cơ chế hội đồng, một cấu trúc cấp cao để hướng dẫn chiến lược và bầu ra một vị trí chủ tịch, cùng với một mạng lưới truyền thông về khủng hoảng có thể đánh giá sâu rộng về tác động của dịch COVID-19 để cung cấp cơ sở dữ liệu phát triển hơn nữa việc quản lý khủng hoảng của EU.
Ủy ban Châu Âu vào thứ Tư (11/11) đã đưa ra một loạt các đề xuất nhằm tăng cường phối hợp ở cấp độ EU trong một cuộc khủng hoảng y tế xuyên biên giới.
EU cảnh báo Anh chưa qua đỉnh Covid-19
Giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh EU nói đà tăng ca nCoV tại Anh chưa thay đổi đáng kể, trái ngược tuyên bố của Thủ tướng Anh Johnson.
"Bulgaria vẫn báo cáo số ca nhiễm và tử vong mới tăng liên tục, trong khi Anh, Ba Lan, Romania và Thụy Điển chưa ghi nhận thay đổi đáng kể trong 14 ngày qua", giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch Bệnh châu Âu (ECDC) Andrea Ammon hôm qua cho biết.
Giám đốc Ammon trong cuộc họp tại trụ sở ECDC hồi tháng 4. Ảnh: EP.
Phát biểu trái ngược với tuyên bố của giới chức Anh, khi khủ tướng Boris Johnson tuần trước khẳng định nước này đã vượt qua đỉnh dịch Covid-19 và số ca nhiễm, tử vong "đang đi xuống". Anh hiện là vùng dịch lớn thứ ba toàn cầu với 190.584 ca nhiễm, cũng là nước có số người chết cao thứ hai châu Âu và thứ ba thế giới với 28.734 người chết.
Đánh giá của ECDC tương đồng với dữ liệu về số ca tử vong được công bố bởi EuroMOMO, dự án giám sát số người chết tại 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) cùng Anh, Na Uy và Liechtenstein.
Giám đốc Ammon cũng nhận định đợt lây lan nCoV đầu tiên ở châu Âu đã vượt đỉnh khi số lượng ca nhiễm mới đang giảm dần.
Lệnh phong tỏa ở Anh đã kéo dài hơn một tháng. London dự kiến đánh giá công tác chống dịch vào ngày 7/5, trong khi lộ trình nới các hạn chế sẽ được công bố vào tuần sau trong bối cảnh nhiều người lo ngại về tác động kinh tế của các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Covid-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,6 triệu người nhiễm bệnh và gần 252.000 người tử vong, trong đó Mỹ và châu Âu là những vùng dịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
ECOWAS chúc mừng Tổng thống Côte d'Ivoire tái đắc cử Ngày 10/11, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã chúc mừng Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp sau cuộc bỏ phiếu hôm 31/10, đồng thời kêu gọi ông Ouattara đoàn kết đất nước. Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara phát biểu với báo giới tại Abidjan ngày 28/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN...