Hà Lan sốc khi lễ hội âm nhạc khiến cả nghìn người mắc COVID-19
Một liên hoan âm nhạc ở Hà Lan đã khiến các quan chức sốc khi có tới 1.000 ca mắc COVID-19 liên quan tới sự kiện này, mặc dù người tham gia đều có xét nghiệm âm tính.
Theo kênh CNBC, lễ hội ngoài trời Verknipt diễn ra ở Utrecht đầu tháng 7 có 20.000 người tham gia trong hai ngày. Người tham gia đều phải trình mã QR chứng minh đã tiêm vaccine COVID-19, vừa khỏi COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ban tổ chức khẳng định sự kiện được lên kế hoạch và kiểm soát kỹ lưỡng, nhưng 1.050 người tham gia lễ hội từ đó đã có xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ông Lennart van Trigt, phát ngôn viên Ban Y tế khu vực Utrecht, nói: “Chúng tôi không thể nói mọi người đều nhiễm bệnh tại lễ hội. Có thể họ nhiễm bệnh khi di chuyển tới lễ hội, vào tối trước khi tới lễ hội hoặc tại bữa tiệc sau lễ hội. Dù họ đều liên quan tới lễ hội nhưng chúng tôi không thể khẳng định họ đều nhiễm bệnh tại lễ hội”.
Dù vậy, ông Trigt cho biết số lượng ca mắc tương đối cao và có thể tăng trong những ngày tới. Ông Trigt cho biết liên hoan âm nhạc cho thấy các vấn đề của quy trình vào cửa dựa trên kết quả xét nghiệm khi mà mọi người được làm xét nghiệm COVID-19 trước sự kiện tới 40 tiếng, khiến họ có khả năng mắc COVID-19 trong thời gian đó.
Ông nói: “Chúng tôi phát hiện ra giai đoạn này là quá lâu. Chúng ta lẽ ra chỉ cho phép 24 giờ và khoảng thời gian này tốt hơn rất nhiều, vì trong 40 giờ, mọi người có thể làm rất nhiều thứ như gặp bạn bè, tới quán bar, tới câu lạc bộ. Trong 24 giờ, mọi người làm ít việc hơn và an toàn hơn”.
Một vấn đề nữa là mọi người ở Hà Lan có thể được vào lễ hội âm nhạc ngay sau khi vừa tiêm vaccine. Trong khi đó, thực tế là phải mất vài tuần thì họ mới có miễn dịch sau tiêm. Ông Trigt cho biết họ đã lạc quan quá và cần phải rút kinh nghiệm.
Thị trưởng Utrcht, bà Sharon Dijksma đã bị chỉ trích vì tham gia lễ hội.
Thị trưởng Utrcht bị chỉ trích vì dự lễ hội âm nhạc. Ảnh: CNBC
Trong vài tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Hà Lan tăng mạnh, đặc biệt là sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế với quán bar và câu lạc bộ từ cuối tháng 6 và hậu quả là người trẻ mắc COVID-19 ngày càng nhiều.
Ngày 12/7, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Bộ trưởng Y tế Hugo de Jonge đã xin lỗi, nói rằng chính phủ đã đánh giá sai lầm khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch quá sớm.
Ông De Jonge còn xin lỗi vì chiến dịch khuyến khích thanh niên tiêm một liều vaccine là có thể ra ngoài tiệc tùng.
Chính phủ Hà Lan thông báo ngày 9/7: “Tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở Hà Lan đã tăng nhanh hơn dự kiến từ khi mở cửa lại xã hội gần như hoàn toàn ngày 26/6. Do đó, các câu lạc bộ đêm và buổi biểu diễn nhạc sống sẽ một lần nữa đóng cửa tới ít nhất 13/8″.
Tỷ lệ lây nhiễm ở Hà Lan hiện là 2,17, nghĩa là cứ một người mắc COVID-19 thì có thể lây cho ít nhất 2 người nữa.
Trong ngày 15/7, Hà Lan ghi nhận 10.976 ca mắc mới, cao hơn số ca trung bình hàng ngày trong 7 ngày qua. Đa số ca mắc mới là người trẻ từ 20-29 tuổi.
68 người chết trong thảm họa mưa lũ "trăm năm có một" ở châu Âu
Khu vực Tây Âu trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng làm 68 người chết do đợt mưa lớn được các chuyên gia mô tả là "lớn nhất trong một thế kỷ".
68 người chết trong thảm họa mưa lũ "trăm năm có một" ở châu Âu
Nhiều ngôi làng ở Đức bị tàn phá nghiêm trọng bởi mưa lũ (Ảnh: Reuters).
Ít nhất 68 người đã thiệt mạng vì lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Âu những ngày qua. Khoảng 70 người đã mất tích ở Đức sau khi lũ quét tấn công khắp khu vực phía tây và phía nam đất nước, khiến nhiều tòa nhà bị sập. Đức là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của trận lũ với 60 người chết, trong khi Bỉ ghi nhận 8 người thiệt mạng vì thảm họa tự nhiên. Luxembourg và Hà Lan cũng bị ảnh hưởng bởi trận lụt.
"Tại một số khu vực, chúng tôi chưa từng chứng kiến lượng mưa lớn như vậy trong một trăm năm. Một số nơi có lượng mưa gấp đôi gây nên lũ lụt và thật không may mắn là một số ngôi nhà đã bị sập", Andreas Friedrich, phát ngôn viên của Dịch vụ thời tiết Đức cho hay.
Khung cảnh đổ nát ở Schuld, Đức sau trận lũ (Ảnh: EPA).
Nhiều ngôi nhà bị phá hủy, cuốn trôi (Ảnh: EPA).
Các khu vực North Rhine-Westphalia, Rhineland-Palatinate và Saarland của Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Theo chuyên gia khí tượng Brandon Miller, lượng mưa trong 24 giờ tại một số khu vực ở Đức thậm chí còn nhiều hơn lượng mưa trung bình trong một tháng tại khu vực này.
Liên minh châu Âu EU đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp dân sự để giúp đỡ một số khu vực của Bỉ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, Ủy ban EU ngày 15/7 cho hay. EU cam kết sẽ hỗ trợ cả Luxembourg, Hà Lan và Đức trong các nỗ lực cứu hộ và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Các phương tiện nằm ngổn ngang sau khi nước lũ quét qua tại Schuld, Đức (Ảnh: Reuters).
Quan chức khí tượng Đức Friedrich cho biết những trận mưa như trút nước là do sự pha trộn giữa lượng mưa lạnh và ấm hơn và tình hình tồi tệ nhất hiện đã qua. Các chuyên gia thời tiết cảnh báo khí hậu nóng lên có thể dẫn tới hiện tượng không khí chứa nhiều hơi nước và chúng có thể rơi xuống dưới dạng mưa, dẫn tới tỷ lệ những đợt mưa lớn ngày càng có xu hướng cao hơn.
Khí hậu nóng lên được xem là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hình thái thời tiết cực đoan này (Ảnh: Reuters).
Đường phố ở Liege, Bỉ ngập trong nước (Ảnh: AFP).
Phóng viên điều tra Hà Lan bị bắn chết Phóng viên điều tra tội phạm Hà Lan Peter R. de Vries qua đời vì vết thương nặng sau khi bị bắn giữa ban ngày trước một trường quay. De Vries, 64 tuổi, phóng viên điều tra và nhà bình luận nổi tiếng, bị bắn ít nhất 5 lần khi ông ra khỏi trường quay gần trung tâm thủ đô Amsterdam hôm 6/7....