Hà Lan phát hiện 13 ca nhiễm chủng Omicron trên các chuyến bay từ Nam Phi
Hà Lan ngày 28/11 xác nhận có 13 ca nhiễm biến chủng Omicron trên các chuyến bay từ Nam Phi đến nước này, trong bối cảnh biến chủng bắt đầu xuất hiện ở hàng loạt quốc gia châu Âu.
Hành khách tại sân bay Schiphol của Hà Lan sau khi giới chức y tế phát hiện 61 hành khách trên các chuyến bay đến từ Nam Phi dương tính với SARS-CoV-2 (Ảnh: Reuters).
Guardian dẫn thông tin từ giới chức y tế Hà Lan hôm nay 28/11 cho biết, trong số 61 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ghi nhận trên các chuyến bay từ Nam Phi có 13 ca được xác nhận nhiễm biến chủng Omicron. Đây là các hành khách trên hai chuyến bay từ Nam Phi đến sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam hôm 26/11 trước khi lệnh cấm các chuyến bay với Nam Phi có hiệu lực.
Hiện quá trình giải trình tự gen vẫn chưa hoàn tất, hầu hết 61 hành khách dương tính với SARS-CoV-2 trên đều bị cách ly tại một khách sạn gần sân bay, chỉ một số ít người được cách ly nghiêm ngặt tại nhà.
“Biến chủng Omicron đã được phát hiện trong 13 ca dương tính. Cuộc điều tra vẫn chưa hoàn tất. Biến chủng mới có thể được phát hiện ở thêm các mẫu xét nghiệm khác”, Viện Y tế Quốc gia Hà Lan cho biết.
Cùng ngày, Đan Mạch cũng ghi nhận 2 ca nhiễm biến chủng Omicron là người trên chuyến bay từ Nam Phi đến. Giới chức Đan Mạch cho biết, họ đã lường trước được điều này và tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình.
Video đang HOT
Omicron (hay B.1.1.529) là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. WHO vừa xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại” cần nghiên cứu về mức độ gia tăng lây nhiễm hoặc kháng vaccine, né miễn dịch. Omicron gây lo ngại bởi có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai, gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần số đột biến ở Delta – biến chủng trội toàn cầu hiện nay.
Omicron xuất hiện lần đầu ở Botswana, Nam Phi và tiếp tục lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới như Hong Kong, Israel, Bỉ, Đức, Anh, Áo, Australia, Italy bất chấp các lệnh hạn chế đi lại được ban bố gần như ngay sau khi có những thông tin đáng lo ngại về biến chủng này.
Những triệu chứng "bất thường" ở các ca mắc biến thể mới Omicron
Theo Telegraph, bác sĩ Coetzee đã bắt gặp một số bệnh nhân mang những dấu hiệu bất thường từ ngày 18/11.
Bệnh nhân mắc Covid-19 tại Cape Town, Nam Phi. Ảnh: CNBC
Bác sĩ Nam Phi Angelique Coetzee, người đầu tiên cảnh báo cho chính quyền về sự hiện diện của biến thể Omicron cho biết, các ca mắc biến thể mới cho thấy triệu chứng "bất thường nhưng nhẹ".
Vị bác sĩ ghi nhận khoảng hơn 20 ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2 và có những triệu chứng mới nên đã báo cho các quan chức về khả năng xuất hiện biến thể mới. Biến thể này đã được WHO xếp vào hàng "đáng lo ngại" và đặt tên Omicron hôm 26/11 vừa qua.
Bác sĩ Nam Phi Angelique Coetzee, người đầu tiên cảnh báo cho chính quyền về sự hiện diện của biến thể Omicron. Ảnh: SAMA
Theo Telegraph, bác sĩ Coetzee đã bắt gặp một số bệnh nhân khỏe mạnh mang những dấu hiệu bất thường từ ngày 18/11. "Triệu chứng của họ rất khác và nhẹ so với những người tôi từng chữa trị trước đây", Coetzee cho biết.
Bác sĩ Coetzee cho hay, các triệu chứng bao gồm đau cơ và mệt mỏi trong vòng 1-2 ngày: "Tính tới thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy những người mắc bệnh không hề mất vị giác hay khứu giác. Họ có thể bị ho nhẹ. Không hề có các triệu chứng điển hình. Trong số những người mắc [biến thể mới], một số người hiện đang điều trị tại nhà".
Hầu hết các bệnh nhân mắc biến thể Omicron mà bác sĩ Coetzee điều trị là nam giới và họ cảm thấy "vô cùng mệt mỏi". Phân nửa số này chưa tiêm vaccine và ở trong các độ tuổi khác nhau.
Ngoài ra, trong số các bệnh nhân của bà Coetzee, có 1 ca đặc bệnh đặc biệt. Đó là 1 em bé 6 tuổi bị sốt và tim đập nhanh. Bác sĩ đã báo cáo thông tin cho các hiệp hội y khoa khác của châu Phi và bàn thảo về nhiều triệu chứng khác nhau liên quan tới biến thể mới.
Mặc dù các các ca mắc biến thể Omicron ở Nam Phi chưa có dấu hiệu nghiêm trọng nhưng bà Coetzee cho rằng quá trình nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu.
"Phần lớn bệnh nhân nói họ bị đau nhức khắp cơ thể và mệt mỏi, cực kỳ mệt mỏi. Chúng tôi nhận thấy tình trạng này ở giới trẻ, chưa ghi nhận ở người cao tuổi", bác sĩ Coetzee nói và nhấn mạnh rằng nhận định của bà chỉ dựa trên những bệnh nhân đã nhập viện.
"Điều mà chúng ta phải lo lắng hiện giờ là khi những người lớn tuổi hơn, chưa tiêm vaccine bị nhiễm biến thể mới thì tình trạng bệnh có nghiêm trọng hơn không", Coetzee nói.
Biến thể mới với số lượng đột biến lớn (vốn được gọi là biến thể B.1.1.529) - có liên quan tới tình trạng gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới ở Nam Phi trong thời gian gần đây. Có vẻ như các dữ liệu từ Nam Phi cho thấy số ca mắc biến thể Omicron (B.1.1.529) tăng theo cấp số nhân.
Ngày 26/11, Nam Phi ghi nhận 2.828 ca mắc mới, trong đó có tới 90% được cho là nhiều khả năng do biến thể Omicron gây ra, AP đưa tin.
Sự xuất hiện của Omicron đã khiến hàng loạt quốc gia quyết định áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh thông tin về biến thể mới chưa có nhiều.
Nhiều nước đã quyết định ngừng khai thác các chuyến bay đi và đến một số nước ở miền Nam châu Phi, nơi đầu tiên phát hiện các ca mắc biến thể mới sau khi cộng đồng khoa học bày tỏ lo ngại về khả năng biến thế mới có thể né vaccine và lây lan nhanh hơn biến thể đang phổ biến hiện nay - Delta.
Hai dấu hiệu đáng lo ngại ở siêu biến chủng Omicron Với lượng đột biến gấp đôi Delta và nhanh chóng thành chủng trội ở Nam Phi, Omicron có nhiều lý do khiến thế giới phải lo ngại và hành động gấp rút. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 đã xếp biến chủng mới của SARS-CoV-2 (B.1.1.529) vào nhóm "đáng lo ngại" với tên gọi Omicron. Biến chủng này được cho...