Hà Lan nêu lý do Ukraine khó gia nhập EU
Cơ hội Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu, thậm chí cả việc giành được quy chế quốc gia ứng viên là không lớn, vì có quá nhiều thành viên phản đối, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết.
Phát biểu trước quốc hội ngày 24/5, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng, Ukraine vẫn có thể được trao quy chế quốc gia ứng viên và được thông báo về những bước cần thực hiện, cũng như những cải cách cần tiến hành để trở thành ứng viên chính thức, quy trình tương tự như áp dụng với Bosnia.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: Getty
Ông cũng cho biết thêm, một động thái như vậy sẽ đảm bảo chính quyền Ukraine không “nản lòng” dù ông thừa nhận rằng, Kiev vẫn còn “rất xa” với tư cách ứng cử viên.
Ông Rutte bày tỏ tin tưởng tất cả các quốc gia trên lục địa châu Âu đều có quyền gia nhập EU miễn là họ đáp ứng các điều kiện. Tuy nhiên, việc Ukraine sớm được kết nạp làm thành viên EU cũng sẽ không công bằng với các nước Tây Balkan vì họ đã phải chờ đợi rất lâu để trở thành quốc gia ứng viên.
Video đang HOT
Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Clement Beaune bày tỏ quan điểm cho rằng, việc Ukraine gia nhập EU có thể mất vài thập kỷ.
“Chúng ta phải thành thực. Nếu nói Ukraine sẽ gia nhập trong vong 6 tháng, 1 năm hay 2 năm, thì đó là nói dối. Quá trình này có thể mất 15-20 năm”, Ngoại trưởng Beaune phát biểu hôm 22/5.
Omicron lây lan nhanh, châu Âu căng mình đối phó
Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu siết các biện pháp hạn chế để ngăn đà lây lan của biến chủng Omicron trước nguy cơ hệ thống y tế bị quá tải.
Omicron có thể trở thành biến chủng trội ở châu Âu vào đầu năm sau (Ảnh: Reuters).
New York Times đưa tin, hôm 18/12, Hà Lan đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thông báo áp đặt trở lại lệnh phong tỏa toàn quốc để đối phó biến chủng Omicron. Giới chức Hà Lan chỉ thị đóng cửa toàn bộ cơ sở kinh doanh không thiết yếu, các địa điểm văn hóa, các trung tâm thể thao bắt đầu từ ngày 19/12 cho đến giữa tháng 1 năm sau.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, Hà Lan khó tránh khỏi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 5 khi xuất hiện biến chủng có khả năng lây lan cao như Omicron. "Chúng ta phải hành động ngay để ngăn kịch bản tồi tệ nhất. Nếu không triển khai các biện pháp hạn chế, chúng ta có thể đối mặt với một tình hình không thể kiểm soát được ngay đầu tháng 1", Thủ tướng Rutte nói.
Hà Lan đã phải chật vật kiểm soát các làn sóng Covid-19, hiện tại, tốc độ chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường của nước này vẫn tương đối chậm. Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine tăng cường. "Chúng ta cần làm điều này để có thêm thời gian tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của Omicron", Bộ trưởng Jonge nói.
Giới nghiên cứu toàn cầu đang chạy đua để giải mã liệu Omicron có độc lực cao hơn hay thấp hơn so với các biến chủng trước đó của SARS-CoV-2. Trong lúc đó, nhiều quốc gia châu Âu khác cũng hành động khẩn cấp để ngăn làn sóng Omicron.
Áo đã ban bố hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt hơn với những người chưa tiêm vaccine mũi tăng cường.
Tại Đan Mạch, một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu chứng kiến số ca Covid-19 tăng nhanh do Omicron, các rạp chiếu phim, nhà hát, công viên đã buộc phải đóng cửa.
Ireland cũng áp lệnh giới nghiêm từ sau 8h tối đối với các nhà hàng, quán bar bắt đầu từ ngày 19/12. Đây là một trong nhiều biện pháp hạn chế của nước này nhằm ngăn đà lây lan của virus.
Đức cuối ngày 18/12 thông báo sẽ bổ sung Anh vào nhóm các nước có nguy cơ cao với Covid-19. Theo đó, những người nhập cảnh từ Anh sẽ phải cách ly 2 tuần kể cả đã tiêm chủng.
Chính phủ Pháp cuối tuần qua cũng thông báo hủy sự kiện bắn pháo hoa mừng năm mới sau khi Thủ tướng Pháp Jean Castex ví đà lây lan của Omicron "nhanh như chớp". Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo, Omicron có thể trở thành biến chủng trội ở châu Âu vào đầu năm sau.
Những gì đang xảy ra ở Anh - nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Omicron ở khu vực - khiến các nước châu Âu lo ngại một kịch bản tương tự. Đến ngày 19/12, Anh đã ghi nhận hơn 37.000 ca Omicron, trong đó liên tiếp hai ngày qua đều ghi nhận hơn 10.000 ca/ngày. Số ca Covid-19 mới nói chung ở Anh tăng hơn 44% trong tuần tính đến ngày 18/12.
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid không loại trừ khả năng thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế trước Giáng sinh. "Tình hình đang diễn biến rất nhanh", ông Javid nói và nhấn mạnh thêm rằng chính phủ Anh gần như phải theo dõi dữ liệu hàng giờ.
Các cố vấn của chính phủ Anh cho rằng, số ca nhiễm Omicron báo cáo hiện tại ở nước này có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", con số lây nhiễm thực tế có thể lên hàng chục nghìn ca mỗi ngày. Bộ trưởng Javid cho biết, chính phủ Anh tin rằng, khoảng 60% số ca Covid-19 mới ở Anh là ca nhiễm Omicron. Trong hai ngày cuối tuần, Anh đều ghi nhận kỷ lục hơn 90.000 ca nhiễm mới trong một ngày.
Tổng thống Nga Putin cử đặc phái viên đến Balkan Ở thời điểm dư luận thế giới đổ dồn chú ý vào tình hình Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử đặc phái viên an ninh hàng đầu của ông đến một quốc gia thuộc vùng Balkan. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) ngày 21/2 dẫn thông tin từ truyền thông Serbia...