Hà Lan: Mang súng vào nhà đài, đòi phát sóng trực tiếp
Ngày 29/1, một thanh niên 19 tuổi đã xách theo một khẩu súng giả khống chế bảo vệ để đột nhập vào trụ sở truyền hình quốc gia Hà Lan NOS và yêu cầu được phát sóng trực tiếp thông điệp của mình trước khi bị cảnh sát ập vào bắt giữ.
Mặc dù không ai bị thương trong sự cố này, nhưng nó đã buộc đài truyền hình quốc gia Hà Lan phải ngừng phát sóng suốt 1 tiếng đồng hồ và khiến cả nước hoảng sợ, trong bối cảnh nước Pháp gần đó vừa phải chứng kiến một vụ thảm sát đẫm máu ở tòa soạn báo Charlie Hebdo khiến 12 người chết.
Khi NOS tiếp tục phát sóng, khán giả nhìn thấy trên màn ảnh một thanh niên mặc comple màu đen, đeo cà vạt rất lịch sự đang cầm một khẩu súng trông giống như gắn thêm ống giảm thanh đứng trong phòng thu.
Người thanh niên cầm khẩu súng đứng trước ống kính máy quay
Người thanh niên này trò chuyện với vẻ rất điềm tĩnh với viên bảo vệ đứng đằng sau camera, và anh ta tuyên bố: “Tôi được các cơ quan tình báo thuê tới đây”.
Video đang HOT
Cảnh sát cho hay người đàn ông này yêu cầu được phát sóng trực tiếp và đe dọa rằng sẽ kích nổ bom ở nhiều địa điểm khắp Hà Lan nếu không được đáp ứng. Cảnh sát đặc nhiệm Hà Lan đã phong tỏa tòa nhà và tìm kiếm nhưng không phát hiện bất cứ thiết bị gây nổ nào.
Ngay sau đó, cảnh sát mang súng ập vào phòng thu và ra lệnh cho thanh niên này buông súng và giơ tay đầu hàng. Anh ta đã ngay lập tức vứt khẩu súng xuống sàn và quay người nằm xuống đất trước sự áp đảo của ít nhất 5 sĩ quan cảnh sát lăm lăm súng trong tay. Cảnh sát xác nhận sau đó rằng khẩu súng anh ta mang theo là súng giả.
Cảnh sát ập vào phòng thu khống chế tay súng
Một phóng viên của NOS đã nói chuyện với người thanh niên này sau khi anh ta bị bắt giữ, và anh ta cho biết mình là thành viên của một nhóm tin tặc (hacker), nhưng không nói rõ đó là nhóm nào.
Công tố viên Johan Bac cho hay thanh niên này đến từ thị trấn nhỏ Pijnacker ở gần La Hay. Hiện anh ta đang bị tạm giam với cáo buộc sở hữu vũ khí, bắt cóc con tin và đe dọa, tuy nhiên tên tuổi của anh này không được nhà chức trách tiết lộ.
Cảnh sát cho biết họ vẫn đang điều tra nhân thân của anh này cũng như tính nghiêm trọng trong những lời đe dọa mà anh ta đưa ra, đồng thời tìm hiểu xem động cơ thực sự của anh ta là gì. Tuy nhiên hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ vụ việc này có liên quan đến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Đài truyền hình quốc gia Hà Lan đã tăng cường an ninh ngay sau khi xảy ra vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, và họ hiện vẫn chưa rõ lỗ hổng an ninh nào đã khiến người thanh niên trên có thể dễ dàng mang súng đột nhập vào đài.
Theo Khampha
Biểu tình phản đối tạp chí Charlie Hebdo tại các nước Nam Á
Ngày 23/1, hàng chục nghìn người tại Afghanistan, Pakistan và khu vực Kashmir có đông người Hồi giáo sinh sống do Ấn Độ kiểm soát đã xuống đường trong các cuộc biểu tình lớn nhất tại khu vực Nam Á nhằm phản đối việc tạp chí Charlie Hebdo của Pháp đăng bức biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed.
Tuần hành phản đối tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Islamabad, Pakistan (ảnh: AFP/TTXVN)
Khoảng 20.000 người đã tham gia biểu tình tại thành phố Herat, miền Tây Afghanistan, trong khi tại thủ đô Kabul, một số người biểu tình đã ném đá vào Đại sứ quán Pháp, buộc cảnh vệ phải nổ súng cảnh cáo.
Tại Srinagar, thành phố lớn nhất ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, cảnh sát đã đụng độ với khoảng 3.000 người biểu tình sau khi nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã được một tổ chức Hồi giáo và một số nhóm ly khai yêu cầu đóng cửa. Xung đột xảy ra khi cảnh sát bắn đạn khói và nổ súng để giải tán một nhóm người biểu tình xuất hiện từ các đền thờ Hồi giáo.
Trong khi đó, cuộc tuần hành tại thủ đô Islamabad ở Pakistan do đảng Jamaat-e-Islami (JI) theo đường lối cứng rắn đứng đầu đã thu hút sự tham gia của 15.000 người. Những người biểu tình hòa bình đã đốt cờ Pháp, Anh và Mỹ đồng thời kêu gọi Islamabad cắt quan hệ với Paris, cũng như tẩy chay các hàng hóa của Pháp.
Người đứng đầu đảng JI Siraj-ul-Haq đã kêu gọi Liên hợp quốc ra lệnh cấm đối với những lời xúc phạm Nhà tiên tri Mohammed, lên án việc tạp chí Charlie Hebdo đăng bức biếm họa về Nhà tiên tri là hành động "khủng bố báo chí."
Bên cạnh đó, hàng nghìn người cũng đã tham gia biểu tình tại nhiều thành phố khác như Karachi, Quetta, Peshawar, Lahore và Muzaffarabad, thủ phủ khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, song không có vụ bạo lực nào được ghi nhận.
Tại thành phố Sydney, Australia, cảnh sát cho biết 800 người cũng đã tuần hành phản đối tạp chí Charlie Hebdo trong hòa bình. Còn tại Abidjan, thành phố lớn của Ivory Coast, khoảng 200-300 người đã biểu tình với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát.
Bức biếm họa trên của tạp chí Charlie Hebdo đã làm cộng đồng người Hồi giáo tức giận vì việc vẽ Nhà tiên tri là điều cấm kị trong đạo Hồi. Việc tạp chí Charlie Hebdo đăng bức hình này cũng đã làm nổ ra các cuộc biểu tình phản đối của người Hồi giáo tại châu Á, châu Phi và Trung Đông, trong đó có một số cuộc biểu biểu tình đã biến thành bạo động đổ máu./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Biểu tình phản đối Charlie Hebdo lan sang châu Á Hàng chục nghìn người ở Afghanistan, Paskistan và khu vực Kashmir của Ấn Độ hôm qua đổ ra đường phố để biểu tình phản đối tạp chí trào phúng Charlie Hebdo đăng chân dung hoạt họa nhà tiên tri Mohammed. Người biểu tình tuần hành ở thủ đô Islamabad, Pakistan, hôm qua. Ảnh: Anadolu Agency. Có tới 20.000 người biểu tình tập trung...