Hà Lan khuyến cáo gái mại dâm không hôn
Gái mại dâm được phép đón khách trở lại từ ngày 1/7 khi Hà Lan nới lỏng hạn chế phòng Covid-19, nhưng họ được khuyên tránh hôn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Hà Lan đã ra lệnh đóng cửa phố đèn đỏ vào giữa tháng ba và ban đầu dự định cho phép mở lại vào tháng 9. Nhưng cuối tháng trước, họ quyết định đẩy lịch lên sớm hơn hai tháng khi ca nhiễm nCoV mới giảm trong thời gian gần đây và Hà Lan đã dỡ hầu hết hạn chế.
“Chúng tôi khuyến cáo họ không nên tiếp xúc mặt đối mặt với nhau. Chúng tôi cũng khuyến cáo họ không hôn để tránh lây virus qua nước bọt”, Debbie Mensink, cố vấn y tế công cộng ở Amsterdam nói ngày 30/6.
Foxxy tại Amsterdam ngày 30/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Giới chức y tế khuyến khích các lao động tình dục đảm bảo khách hàng không có triệu chứng Covid-19. “Trước khi tôi nhận cuộc hẹn, tôi phải kiểm tra xem khách có ổn không, liệu họ hay bạn cùng nhà có triệu chứng không”, Foxxy, cô gái làm việc ở phố đèn đỏ, cho biết.
Mensink nói rằng người hành nghề mại dâm có rủi ro nhiễm nCoV cao. Tuy nhiên, Moira Mona, 29 tuổi, cho biết cô không lo lắng và sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cô mang theo thêm mặt nạ da, găng tay và khẩu trang phẫu thuật để tránh lây nhiễm.
“Tôi không nhận được trợ cấp thất nghiệp nếu tôi bị bệnh, vì vậy nếu thấy khách nào ho hoặc hắt hơi, tôi sẽ nói ‘anh có thể quay lại vào lúc khác không?’. Bởi vì nếu tôi bị bệnh trong một tuần, tôi sẽ không có thu nhập cả tuần đó”.
Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2000. Người hành nghề mại dâm phải đăng ký với phòng thương mại địa phương và nộp thuế thu nhập. Khoảng 7.000 người đang làm việc tại Amsterdam.
Hà Lan ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm và hơn 6.000 ca tử vong. Họ khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đi phương tiện giao thông công cộng và giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, tuy nhiên, khuyến cáo này không áp dụng cho những người hành nghề mại dâm. Phó thủ tướng Hà Lan Hugo de Jonge hôm nay nói rằng “một giai đoạn mới trong cách tiếp cận với Covid-19 đã bắt đầu” nhưng kêu gọi mọi người tiếp tục cảnh giác.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,6 triệu người nhiễm, hơn 516.000 người chết và hơn 5,8 triệu người bình phục.
Đức đặt mục tiêu EU thông qua gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro
Đức đặt mục tiêu sẽ thông qua được gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro tại Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron chiều 29/6 tại lâu đài Museberg, ngoại ô thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp sẽ quyết tâm thúc đẩy tất cả các thành viên khác của EU đạt được đồng thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro được Uỷ ban châu Âu đề xuất hồi đầu tháng 6/2020.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Hiện tại, sau 2 phiên thảo luận cấp cao trực tuyến, các nước vẫn chưa đạt được thoả thuận, do nhóm 4 nước phản đối là Áo, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Hà Lan vẫn chưa đồng ý với phương thức phân bổ gói phục hồi 750 tỷ euro. Các nước này cho rằng việc một số nước nhận được tiền trợ giúp từ EU mà không có nghĩa vụ cụ thể về việc trả nợ là không hợp lý. Các nước này cũng phản đối việc đồng nhất nợ của khối.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, các cuộc họp trực tuyến hạn chế không gian thảo luận nên Hội nghị Thượng đỉnh EU vào hai ngày 17 và 18/7 tới tại Brussels sẽ là cơ hội tốt để nguyên thủ các nước trực tiếp thảo luận với nhau về gói phục hồi. Đây cũng sẽ là Thượng đỉnh EU đầu tiên mà các nguyên thủ trực tiếp có mặt ở Brussels sau hơn 3 tháng các nước châu Âu đóng cửa biên giới và thực hiện phong toả để ngăn đại dịch Covid-19.
Hiện Đức và Pháp đang tập trung nỗ lực thuyết phục Hà Lan, nước được cho là cứng rắn nhất trong nhóm phản đối. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lần lượt có các cuộc thảo luận trực tiếp với Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte trong hai ngày 22/6 và 23/6.
Đối với ưu tiên hành động sắp tới của EU trong 6 tháng nước Đức giữ chức Chủ tịch luân phiên, bắt đầu từ 1/7, phía Đức cho biết 3 ưu tiên lớn nhất là nhanh chóng thông qua gói hồi phục và ngân sách châu Âu, giải quyết hồ sơ Brexit với Anh và điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định, trong bối cảnh này, sự đoàn kết Đức-Pháp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với châu Âu: "Các kỳ vọng vào châu Âu là rất cao và chúng tôi biết rất rõ rằng châu Âu không nhất thiết là luôn đoàn kết khi hai nước Đức Pháp nhất trí với nhau, nhưng nếu Đức và Pháp chia rẽ thì sự đoàn kết của châu Âu đặc biệt không tốt. Vì thế, khi Đức-Pháp đồng ý với nhau về nhiều vấn đề, chúng tôi sẽ đóng góp một động lực tích cực để châu Âu có một hướng đi đúng đắn trong tương lai"./.
Hành trình vượt Covid-19 đón con về nhà Vợ chồng Straub mất hơn ba ngày di chuyển từ Mỹ tới Ukraine giữa Covid-19, nhưng chuyến đi xứng đáng bởi con gái nhỏ đang đợi họ đón về nhà. Trước khi lên đường, hai vợ chồng nhà Straub không biết học có được phép nhập cảnh vào Ukraine, hay bị chặn lại bởi lệnh hạn chế di chuyển ngăn Covid-19. Khi đó,...