Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp
Chị Phạm Thu Giang làm công tác báo chí văn hóa tại Đại sứ quán Hà Lan, cũng là người tổ chức chương trình hát áo mưa miễn phí cho người qua đường đã cảm thấy hoảng sợ trước ứng xử lạ của người dân.
Bắt đầu vào lúc 2h00 chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!” được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.
Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
Cảnh tượng tranh giành áo mưa tại sự kiện “Đừng để bị ướt mưa!” hôm 12/9
Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch.
Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Sáng 16/9, trao đổi với phóng viên Đất Việt, chị Phạm Thu Giang cho biết, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!” nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, và Hà Lan cũng là một trong những đối tác trong công tác quản lý nước và chống biến đổi khí hậu với Việt Nam.
Chương trình “Đừng để bị ướt mưa!” với mục đích nâng cao nhận thức của người dân trước biến đổi khí hậu, mọi người cần phải ý thức về điều đó, và trước hết là ý thức bảo vệ chính mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những việc xảy ra khi thực hiện đã thực sự không hay. “Tình hình lúc sự kiện bắt đầu hoàn toàn nằm ngoài dự tính của những người tổ chức” – chị Giang cho biết.
“Ngay từ đầu chúng tôi đã quán triệt với những người trong đội ngũ tình nguyện viên và tổ chức, khi phát tặng áo mưa phải đưa thật cẩn thận bằng hai tay.
Tuy nhiên, mọi người tranh cướp nhau và đổ xô về phía sân khấu khiến chúng tôi rất hoảng sợ, đặc biệt là các bạn Hà Lan. Có tình nguyện viên còn bị người dân tranh cướp áo mưa cào rách tay, khiến chảy máu”.
Trong quá trình phát áo mưa, có hình ảnh ghi lại việc các tình nguyện viên đứng trên khán đài tung, ném áo mưa về phía người dân chứ không đưa bằng hai tay. Lý giải cho hành động này, chị Giang cho biết:
“Đây chỉ nhằm mục đích nới rộng sức ép và khoảng cách của người dân về phía sân khấu chứ không có ý gì khác. Hành động này ban đầu xuất phát từ một người Hà Lan, sau đó có một số tình nguyện viên khác cũng làm theo”.
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
Chị Giang chia sẻ thêm: “Phải đứng ở khán đài mới thấy được sức ép của người dân là lớn đến thế nào. Chúng tôi đã có giải pháp cử hai bạn tình nguyện mang 1 thùng áo mưa sang bên kia đường để phát, nhằm giải tỏa cho khu vực sân khấu.
Tuy nhiên khi đi được khoảng 10 bước chân về phía đám đông, những nhân viên này đã bị đám đông lao vào xô đẩy, cướp giật ngay khi còn chưa kịp mở thùng giấy”.
Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”
Nhân viên của Đại sứ quán Hà Lan, Phạm Thu Giang, cũng nhận định thêm, đại sứ quán qua chương trình đã phát hết 3.000 chiếc áo mưa, tuy nhiên hiệu quả của chương trình gần như không có khi không đạt được bất kỳ một mục đích ban đầu đề ra nào.
Hành động thể hiện tính xấu của người Việt
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học, trả lời trên báo Kiến Thức, ông rất buồn khi nghe, đọc thấy những những hành vi không đẹp kể trên. Việc chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để tranh giành, vơ vét của cải, vật chất không phải là hiếm ở Việt Nam. Những hành vi này ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, “đám đông chỉ chờ kiếm chác” của người Việt thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị.
PGS.TS Bình cho biết, căn nguyên của vấn đề trên là do nhiều nguyên nhân, như tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào tính cách người Việt, khiến họ chỉ thích thu vén cho riêng mình. Bên cạnh đó là sự rối loạn về giá trị sống, nhiều người không biết cái gì đúng, cái gì sai, phải tôn thờ cái gì, dẫn đến lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất. Chẳng hạn như trong vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội hôm 12/9, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe khoang: “Tôi đã lấy được 5 – 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”. Họ không biết đấy là điều đáng xấu hổ mà ngược lại họ có vẻ tự hào với “chiến tích” của mình.
Theo Đất Việt
Dân Thủ đô khoe "thành tích" hôi của?
Vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội vừa qua, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe: "Tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp".
Chiều 12/9, trước cửa UBND quận Ba Đình, Đại sứ quán Hà Lan đã tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu cho mọi người. Tuy nhiên, từ một sự kiện ý nghĩa, nó đã trở nên hỗn loạn và đáng buồn do thói "hôi của" của một bộ phận không nhỏ người dân sống và làm việc ngay tại thủ đô văn minh.
Bắt đầu vào lúc 2h chiều cùng ngày, khi vị đại diện người Hà Lan còn chưa kịp phát biểu xong về thông điệp buổi lễ thì không khí hội trường bỗng trở nên ồn ào, hỗn loạn hơn bao giờ hết khi những chiếc áo mưa được bày ra và từng nhóm người đổ xô vào tranh giành nhau. Ai cũng cố gắng lấy được càng nhiều càng tốt. Có người trên tay cầm tới 4 - 5 chiếc áo mưa rồi nhưng vẫn cố xô lấn để lấy thêm. Có người thì "ý nhị" hơn khi mang cất "chiến lợi phẩm" vào cốp xe rồi sau đó chạy ra lấy tiếp.
Thật tình cờ, lúc đó một cơn mưa rào lại ập tới, càng khiến không khí trở nên hỗn loạn hơn. Nhiều người còn chạy hẳn lên sân khấu để tranh giành, thậm chí giật áo mưa từ tay vị đại diện người Hà Lan và các tình nguyện viên. Những người đi đường gặp mưa dù không biết đây là chương trình gì nhưng thấy phát áo mưa cũng dừng xe và chạy vào tranh áo.
Ngán ngẩm trước cảnh này, một nhân viên tổ chức chương trình đã phải cầm loa nói: "Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!".
Người dân Thủ đô đang chen lấn, xô đẩy nhau để tranh giành những chiếc áo mưa miễn phí do Đại sứ quán Hà Lan phát tặng ngày 12/9.
Nhìn lại mới thấy, những cảnh tượng hỗn loạn, tranh giành nhau như trên không phải là hiếm tại Hà Nội cũng như các thành phố lớn ở Việt Nam. Năm nào cũng vậy, hầu như cứ tới lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hà Nội, người xem cũng phải chứng kiến cảnh người người chen chúc nhau, không ít kẻ ngang nhiên bứt hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi, khiến cho những khóm hoa vốn là tinh túy của nước bạn rơi vào cảnh te tua, xơ xác dù tiệc chưa tàn.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hết xấu hổ khi nhớ lại sự việc người Việt tranh giành nhau ăn buffet tại một nhà hàng ở quận 3, TP.HCM mà báo chí phản ánh cách đây hơn một năm. Nhiều thực khách chen chúc để tranh giành nhau từng miếng ăn, thậm chí rất nhiều người không ngại ngần dùng tay bốc đồ ăn để cho nhanh. Mỗi khi nhân viên của nhà hàng đặt những món ngon lên như tôm, hàu thì cảnh tượng lại càng hỗn độn, các thực khách xô đẩy nhau để bốc đồ cho bằng được.
Có những vụ hôi của tuy bé nhưng nó lại đánh một hồi chuông rất lớn khiến những người còn lương tri không khỏi đau lòng về tính vô cảm của một bộ phận người Việt, trong đó có người Việt thành thị.
Tháng 6/2011, báo Tuổi Trẻ đưa một tin ngắn về vụ việc một người đàn ông đang đi trên đường An Dương Vương (quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật túi xách. Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát.
Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên túi xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong túi bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường nhặt mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn. Chỉ trong vòng vài phút, người đàn ông đã bị mất sạch tiền không phải vì cướp mà vì những kẻ vô cảm quanh đó. Một tin rất ngắn thôi những đã làm người đọc không khỏi ngậm ngùi suy ngẫm về các giá trị đạo đức trong xã hội.
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học, ông rất buồn khi nghe, đọc thấy những những hành vi không đẹp kể trên. Việc chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để tranh giành, vơ vét của cải, vật chất không phải là hiếm ở Việt Nam. Những hành vi này ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, "đám đông chỉ chờ kiếm chác" của người Việt thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị.
PGS.TS Bình cho biết, căn nguyên của vấn đề trên là do nhiều nguyên nhân, như tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào tính cách người Việt, khiến họ chỉ thích thu vén cho riêng mình. Bên cạnh đó là sự rối loạn về giá trị sống, nhiều người không biết cái gì đúng, cái gì sai, phải tôn thờ cái gì, dẫn đến lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất. Chẳng hạn như trong vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội hôm 12/9, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe khoang: "Tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp". Họ không biết đấy là điều đáng xấu hổ mà ngược lại họ có vẻ tự hào với "chiến tích" của mình.
Để loại bỏ dần những thói hư tật xấu trên của người Việt là một điều không hề đơn giản. Đến bao giờ mà xã hội có được sự minh bạch và công bằng trong tất cả mọi mặt thì may ra người Việt mới có thể hết xấu đi. Hãy nhìn vào thực tế, rất nhiều người ăn gian nói dối nhưng vẫn leo lên cao được, vẫn làm "ông nọ bà kia", làm thầy thiên hạ, những người ngay thẳng, liêm chính lại gặp cảnh bần hàn... thì ai người ta chọn sống liêm chính?
Theo Kiến thức
Tạm dừng tổ chức viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ ngày 6/9 đến hết ngày 5/11, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tạm ngừng tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm để làm công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ năm 2013. Đoàn người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet. Thông báo này đã được Ban Quản lý Lăng...