Hà Lan ghi nhận gấp đôi ca nhiễm Covid-19 trong một ngày
Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hơn tại nhiều nước châu Âu, khi nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt trong ngày 4/3. Số ca nhiễm ở Đức và Hà Lan tăng mạnh.
Theo CNN, Đức ghi nhận thêm 109 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm virus corona ở nước này lên 349 người, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong.
15/16 bang của Đức đã ghi nhận người nhiễm Covid-19. Vào thứ 7 tuần trước, Berlin còn chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus nào nhưng tới nay đã có 13 ca nhiễm xuất hiện ở thủ đô nước Đức.
Gần một nửa số ca nhiễm ở Đức nằm ở bang North Rhine – Westphalia – bang đông dân nhất đất nước. Một ổ dịch nhỏ được xác định xuất phát từ một sự kiện âm nhạc, khiến chính quyền bang đang xem xét việc hoãn tất cả những sự kiện như vậy.
Nhân viên y tế trao đổi với người dân bên ngoài một cơ sở xét nghiệm tại khuôn viên của bệnh viện Đại học Charite Berlin. Ảnh: AFP.
Bang duy nhất chưa ghi nhận ca nhiễm nào là Saxony-Anhalt.
Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã hủy bỏ 7.100 chuyến bay trong tháng này trong nội bộ châu Âu, hầu hết là những chuyến bay nội địa tại Đức cũng như kết nối tới Italy. 150 trên 770 máy bay của hãng đã được cho nghỉ vì không có nhu cầu sử dụng.
Thụy Sĩ, quốc gia nằm ở trung tâm của châu Âu, ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona – một cụ bà 74 tuổi. Hiện nước này đã ghi nhận 58 ca nhiễm virus.
Trong khi đó tại Hà Lan, số bệnh nhân nhiễm virus corona đã tăng hơn gấp đôi lên 82 trường hợp, từ con số 32 người nhiễm một ngày trước đó, theo thống kê của Viện Quốc gia về Sức khỏe Cộng đồng của Hà Lan.
Hà Lan lần đầu ghi nhận người nhiễm Covid-19 vào ngày 27/2.
Video đang HOT
Nhà chức trách Pháp cũng báo cáo thêm 2 trường hợp tử vong vì virus corona, nâng số ca tử vong tại quốc gia này lên 6 trường hợp.
92 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 4/3, nâng tổng số ca nhiễm lên 377.
Tại Anh, nước này cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng hơn gấp đôi trong vòng 1 ngày, từ 36 lên 90, con số này có thể tiếp tục tăng lên vì số liệu mới sẽ được cập nhật lần thứ hai trong ngày.
Theo news.zing.vn
Không chỉ ghi dấu thanh xuân của Hà Lan, ngôi trường trong Mắt Biếc còn là nơi chứng kiến tuổi trẻ của biết bao người con xứ Huế
Nếu đã từng đọc Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hay xem tác phẩm cùng tên của đạo diễn Victor Vũ, hẳn không ai có thể không ấn tượng với ngôi trường nằm dọc bên bờ sông Hương.
Những ngày gần đây, cơn sốt của bộ phim Mắt Biếc khiến giới trẻ 'đứng ngồi không yên', ai cũng muốn một lần ra rạp để thưởng thức 'siêu phẩm' của nền điện ảnh nước nhà. Ngoài quan tâm đến diễn xuất của các diễn viên chính như Hà Lan, Ngạn, Trà Long thì khán giả cũng rất chú ý đến nội dung, bối cảnh của phim.
Trong đó, hình ảnh ngôi trường mà Hà Lan theo học khiến rất nhiều người chú ý. Không chỉ bởi nó là nơi ghi dấu thanh xuân của nhân vật chính trong phim mà đó còn là nơi chứng kiến tuổi trẻ của biết bao thế hệ con người xứ Huế.
Trường Trung học Kiểu mẫu Huế là ngôi trường nổi tiếng nhất Trung Kỳ lúc bấy giờ
Đây là ngôi trường mà nhân vật Hà Lan theo học
Phim được quay tại Đại học Sư Phạm Huế tái hiện lại trường Trung học Kiểu mẫu Huế. Ngôi trường nằm ở số 34, đường Lê Lợi, thành phố Huế, bên cạnh dòng sông Hương và là một trong những trường nổi tiếng nhất ở Trung Kỳ lúc bấy giờ. Nơi trường đặt trụ sở trước đó là Tòa Khâm sứ của Pháp.
Trường Trung học Kiểu mẫu Huế được lập năm 1964 và thuộc Đại học Sư phạm Huế. Khóa học đầu tiên của trường khai giảng vào ngày 20/9/1964 với 8 lớp học, 320 học sinh và 24 giáo sư.
Sau khi trường Trung học Kiểu mẫu Huế ra đời, một năm sau đó trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức cũng khai giảng. Năm sau nữa, 1966, trường Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ cũng được thành lập. 3 ngôi trường này tạo nên mô hình trường học kiểu mẫu thời bấy giờ.
Ngôi trường do kiến trúc sư người Việt Nam tên Ngô Viết Thụ thiết kế. Ông là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam thế kỷ 20.
Điểm đặc biệt của kiến trúc trường là được xây dựng theo hình chữ Y
Mục đích ban đầu khi lập ra trường Trung học Kiểu mẫu Huế là để đáp ứng với nhu cầu cải tiến nền giáo dục cấp trung học cho phù hợp với đà
tiến triển chung của xã hội. Đây là mô hình tiền thân của các trường trung học thực hành của các trường đại học sư phạm hiện nay.
Trường Trung học Kiểu mẫu Huế tồn tại đến năm học 1975-1976 rồi đổi tên thành Trung học Lê Lợi. Đến mùa hè 1977, trường giải thể sau khi đào tạo 13 khóa học sinh. Cơ sở của trường thuộc về Đại học Sư phạm Huế ngày nay.
Ông Trần Hữu Long - hiệu trưởng trường Trung học Kiểu mẫu Huế năm 1966
Thời đó, hầu hết các trường phổ thông đều có quy định khắt khe về trang phục
Trong chiến tranh, trường Đại học Sư phạm Huế là một trong những 'cái nôi' mà từ đó phong trào yêu nước của học sinh và sinh viên lan rộng khắp miền Nam. Thầy và trò trong trường đã vượt qua biết bao những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù tích cực hoạt động cách mạng, cùng với cả dân tộc chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Không chỉ là ngôi trường có lịch sử lâu đời, trường Đại học Sư Phạm Huế còn có bề dày thành tích nổi bật. Năm 2018 trường có 17sinh viên đạt giải caotại các Kỳ thi Olympic Toán học, Vật lý và Hóa học toàn quốc, trong đó có 3 sinh viên cùng lúc nhận được hai giải đó là sinh viên Nguyễn Xuân Quý (giải Nhất môn Giải tích và Giải Nhì môn Đại số), sinh viên Trương Ngọc Quý (giải Ba môn Đại số và giải Ba môn Giải tích), sinh viên Lâm Thị Thục Uyên (giải Ba trắc nghiệm và giải Giải bài tập môn Vật lý).
Trường đại học Sư phạm Huế là một trong những 'ngòi nổ' đấu tranh của phong trào sinh viên - học sinh Huế đòi tự do, dân chủ, dân sinh và độc lập dân tộc.
Ngày nay, cơ sở của trường Trung học Kiểu mẫu Huế trở thành một phần của trường Đại học Sư phạm Huế
Đây là ngôi trường có truyền thống lâu đời và có bề dày thành tích trong giáo dục
Thủy Hằng
Theo baodatviet
Cuộc sống ở nơi người dân "phân thân" tới 2 quốc gia cùng lúc Nhờ vị trí đặc biệt nằm ở hai quốc gia khác nhau, nên cuộc sống người dân địa phương tại thị trấn này có nhiều điểm thú vị ít ai có được. Một thị trấn nhỏ nằm ở vị trí đặc biệt, thuộc lãnh thổ của cả hai quốc gia, với đường biên giới chạy cắt ngang trong lòng phố. Người dân địa...