Hà Lan đột ngột phong tỏa toàn quốc ngăn “sóng” Omicron
Hà Lan sẽ bắt đầu một đợt phong tỏa toàn quốc mới bắt đầu từ hôm nay 19/12 trong nỗ lực nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ biến chủng Omicron.
Người dân mua sắm Giáng sinh ngay trước khi lệnh phong tỏa toàn quốc ở Hà Lan (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình quốc gia ngày 18/12, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố, nước này sẽ bắt đầu một đợt phong tỏa toàn quốc mới bắt đầu từ 5h sáng ngày 19/12 cho đến giữa tháng 1 năm sau.
Theo đó, tất cả cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu như nhà hàng, hiệu cắt tóc, viện bảo tàng, phòng tập thể hình sẽ phải đóng cửa từ hôm nay cho đến ngày 14/1/2022. Toàn bộ trường học sẽ đóng cửa ít nhất cho đến ngày 9/1/2022.
Số lượng khách mà người dân được phép tiếp đón tại nhà cũng giảm từ 4 xuống còn 2, ngoại trừ ngày Giáng sinh và Năm mới.
Hầu hết các trung tâm thể thao trong nhà phải đóng cửa, ngoại trừ bể bơi. Các hoạt động tập trung đông người đều bị cấm, ngoại trừ tang lễ, hoạt động mua bán nhu yếu phẩm. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp vẫn được tiến hành nhưng với điều kiện không có khán giả.
“Hà Lan phải phong tỏa một lần nữa. Điều này là không thể tránh khỏi bởi làn sóng lây nhiễm thứ 5 đang đến với sự xuất hiện của biến chủng Omicron”, Thủ tướng Rutte nói.
Ông nhấn mạnh, nếu không hành động ngay, Hà Lan có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng “không thể kiểm soát” được tại các bệnh viện.
Số ca Covid-19 ở Hà Lan đã có xu hướng giảm trong những tuần gần đây nhờ lệnh phong tỏa vào ban đêm được ban bố cuối tháng trước. Tuy nhiên, giới chức nước này lo ngại một làn sóng lây nhiễm mới sau khi phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên cách đây 3 tuần.
Ông Jaap van Dissel, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Hà Lan cảnh báo, Omicron có thể trở thành biến chủng trội ở Hà Lan khoảng từ Giáng sinh đến Năm mới. Với đà lây lan của Omicron như đã thấy ở Anh, giới chức Hà Lan lo ngại, hệ thống y tế nước này sẽ quá tải.
Mặc dù hơn 85% dân số trưởng thành của Hà Lan đã được tiêm chủng vaccine Covid-19, nhưng chỉ gần 9% trong số đó đã tiêm mũi vaccine tăng cường – một trong những tỷ lệ thấp nhất ở châu Âu.
Hiện có rất ít dữ liệu về biến chủng Omicron, nhưng một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra, biến chủng này có tốc độ lây lan cao hơn nhiều so với Delta và có khả năng né miễn dịch do vaccine tạo ra hoặc miễn dịch sau khi mắc Covid-19. Các chuyên gia cảnh báo, các nước cần thận trọng đối phó Omicron bởi kể cả khi chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn, Omicron vẫn là một mối đe dọa đáng kể nếu số ca nhiễm tăng vọt trong một thời gian ngắn. Cụ thể, nếu hệ thống y tế quá tải, tỷ lệ tử vong do Covid-19 cũng sẽ tăng.
Một số chuyên gia khuyến cáo, tiêm chủng vaccine mũi tăng cường có thể giúp tăng mức độ bảo vệ trước sự tấn công của biến chủng Omicron. Do vậy, các nước châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng tăng cường để tránh kịch bản “mùa đông đen tối” lặp lại.
Hơn 90% ca tử vong do Covid-19 ở Nam Phi là chưa tiêm chủng đầy đủ
Dữ liệu ban đầu về làn sóng Covid-19 thứ tư ở Nam Phi cho thấy hơn 90% những người chống chọi với căn bệnh này trong bệnh viện là chưa tiêm chủng hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi.
Tiến sĩ Waasila Jassat, chuyên gia y tế công cộng tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi (NICD), đã phát biểu như trên trong một cuộc họp báo ngày 17.12, theo Health24.
Từ thông tin tiêm chủng do bệnh nhân báo cáo trong quá trình giám sát tại bệnh viện, chúng tôi ghi nhận có đến 93% những người tử vong là do chưa tiêm chủng hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi, tiến sĩ Jassat nói.
Hơn 90% ca tử vong do Covid-19 ở Nam Phi là người chưa tiêm chủng đầy đủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi đánh giá khoảng 400 ca tử vong liên quan đến Covid-19 đã xảy ra tại các bệnh viện kể từ giữa tháng 11, tiến sĩ Jassat nói rằng hơn một nửa số người chết có bệnh lý đi kèm và là người già. Một số người nhập viện vì những bệnh khác và chết vì những nguyên nhân khác.
Bà cho biết 3,5% bệnh nhân tử vong vì Covid-19 tiêm vắc xin đã hơn 5 - 6 tháng trước, nhấn mạnh sự cần thiết cần phải tiêm mũi thứ 3, theo Health24.
Bộ trưởng Y tế Nam Phi, tiến sĩ Joe Phaahla, cho biết so với 3 đợt bùng phát Covid-19 trước, tỷ lệ nhập viện vẫn khá thấp.
Chuyên đề Covid-19: Omicron sẽ thay thế Delta, trở thành chủng trội toàn cầu?
Không rõ liệu Omicron có ít độc lực hơn không
Theo tiến sĩ Michelle Groome, người đứng đầu bộ phận giám sát và ứng phó sức khỏe cộng đồng tại NCID, biến thể Omicron đã lan đến hơn 70 nước, đang chiếm ưu thế và đã nhanh chóng thay thế biến thể Delta ở Nam Phi.
Tiến sĩ Groome cho biết mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh gia tăng nhưng số lượng nhập viện không tăng đáng kể và số người chết tăng rất ít.
Người đã tiêm chủng ít có nguy cơ cần phải nằm ICU hoặc phải chăm sóc đặc biệt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đa số người nhập viện là người chưa tiêm chủng
Dữ liệu về mức độ nghiêm trọng ban đầu từ tỉnh Gauteng cho thấy số bệnh nhân Covid-19 cần thở máy và chăm sóc đặc biệt (ICU) ở giai đoạn này tương đối thấp, so với các đợt trước. Họ cũng có thời gian nằm viện ngắn hơn.
Tiến sĩ Groome cho biết, đa số người nhập viện là người chưa tiêm chủng, theo Health24.
Tiến sĩ Jassat nói thêm rằng các chuyên gia sẽ theo dõi cẩn thận dữ liệu trong vài tuần tới để đánh giá chính xác hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh do Omicron gây ra.
Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng những người có khả năng miễn dịch tự nhiên do từng nhiễm Covid-19 trước đây có nguy cơ tái nhiễm Omicron cao hơn.
Riêng đối với người đã tiêm chủng, dù vắc xin không chống được nhiễm bệnh nhưng vắc xin vẫn có khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng và nhập viện.
Người đã tiêm chủng ít có nguy cơ cần phải nằm ICU hoặc phải chăm sóc đặc biệt
Dữ liệu từ tỉnh KwaZulu-Natal cho thấy những bệnh nhân đã tiêm vắc xin nếu có nhập viện cũng không cần nằm ICU hoặc cần phải chăm sóc đặc biệt, theo bác sĩ Sandile Tshabalala, Giám đốc Sở Y tế tỉnh KwaZulu-Natal, theo Health24.
Ông nói, những người đã tiêm chủng cũng có trường hợp cần nhập viện, nhưng hầu như không cần phải nằm ICU hoặc phải chăm sóc đặc biệt.
Khi so sánh khả năng miễn dịch của người từng nhiễm Covid-19 trước đây với người đã tiêm vắc xin, tiến sĩ Jassat nói thêm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng miễn dịch do tiêm chủng bền hơn, lâu dài hơn và mạnh mẽ hơn khả năng miễn dịch do nhiễm Covid-19 trước đây.
Băn khoăn câu hỏi vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc Những câu hỏi từ loạt bài Vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc? đăng tải trên Thanh Niên đã khiến nhiều bạn đọc băn khoăn. Nhiều áp lực Áp lực công việc, thu nhập giảm sút... là những nguyên nhân khiến nhiều nhân viên y tế nghỉ việc. Gần đây, các y bác sĩ nghỉ việc nhiều hơn, nhất là khi xảy...