Hà Lan dỡ bỏ một số hạn chế phòng dịch COVID-19
Ngày 25/1, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết nước này sẽ dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế được cho là siết chặt nhất ở châu Âu, trong tuần này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Amsterdam, Hà Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, từ ngày 26/1, các quan bar, nhà hàng có thể mở cửa trở lại phục vụ khách hàng có giấy chứng nhận tiêm chủng, song phải giảm công suất hoạt động. Những khách hàng không ngồi vào bàn thì phải đeo khẩu trang. Các rạp chiếu phim, rạp hát và viện bảo tàng cũng sẽ được mở cửa trở lại, nhưng các câu lạc bộ ban đêm vẫn phải đóng cửa. Các sân vận động cũng được phép mở cửa cho các cổ động viên bóng đá và các bộ môn thể thao chuyên nghiệp khác, song với số lượng hạn chế.
Các quy định cách ly đối với trường học, cũng sẽ được nới lỏng, với các lớp học sẽ không còn phải đóng cửa nếu có từ 3 người mắc COVID-19 trở lên và các đối tượng dưới 18 tuổi không còn phải cách ly sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tuy nhiên, Chính phủ Hà Lan vẫn kêu gọi mọi người nên làm việc ở nhà và giảm số người tới thăm xuống 4 người. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực ít nhất tới ngày 8/3.
Số ca mắc mới COVID-19 ở Hà Lan đang ở mức khoảng 60.000 ca/ngày do biến thể Omicron. Tuy nhiên, số ca tử vong và nhập viện vì COVID-19 lại giảm. Bộ trưởng Y tế Ernst Kuiper cảnh báo dịch bệnh vẫn nghiêm trọng, với số ca nhập viện tăng trở lại trong tuần này sau một giai đoạn giảm kéo dài. Mặc dù vậy, ông Kuiper cho rằng việc nới lỏng các hạn chế là quan trọng.
Cùng ngày, Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan Przemyslaw Czarnek cho biết học sinh từ lớp 5 trở lên ở nước này sẽ phải chuyển sang học trực tuyến do số ca mắc đang gia tăng.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Czarnek cho biết bắt đầu từ ngày 27/1, học sinh từ lớp 5 trở lên sẽ chuyển sang học trực tuyến cho tới ngày 27/2 trong khi học sinh lớp bé hơn sẽ tiếp tục đến trường học. Trong khi đó, các trường đại học có thể tự đưa ra quyết định về vấn đề này trong bối cảnh một số trường đại học đã chuyển sang học trực tuyến.
Theo Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan, hình thức học trực tuyến này sẽ không thể kéo dài đến hết tháng 2 do làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 hiện nay được dự báo sẽ đạt tới đỉnh trong 2 hoặc 3 tuần nữa.
Bài học chống dịch COVID-19 từ Israel và Hà Lan khi mở cửa trở lại
Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong quyết định chính xác thời điểm mở cửa trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch COVID-19, với nguyên nhân chủ yếu là do biến thể Delta dễ lây lan.
Video đang HOT
Tờ Straits Times đã đề cập đến câu chuyện mà hai quốc gia là Israel và Hà Lan đang đối diện sau quyết định mở cửa trở lại.
Israel
Israel là quốc gia tiêm chủng ngừa COVID-19 nhanh nhất thế giới. Tel Aviv mở chiến dịch tiêm chủng mở rộng từ tháng 12/2020 và đến ngày 20/3 năm nay, trên một nửa số dân 9 triệu người của nước này đã tiêm chủng đầy đủ.
Israel và Hà Lan đều đang chứng kiến biến thể Delta thống trị các ca mắc COVID-19 mới. Ảnh: AFP
Trong khi phần lớn thế giới đang vật lộn để có vaccine do tình trạng thiếu hụt toàn cầu, Israel cố gắng đảm bảo nguồn cung ổn định hàng tuần với ít nhất 400.000 liều Pfizer-BioNTech.
Quốc gia này đã trả giá cao hơn cho mỗi liều vaccine, ở mức khoảng 23 euro (khoảng 630.000 đồng), tức là nhiều hơn 11 euro so với mức giá Liên minh châu Âu trả. Israel cũng cung cấp dữ liệu sức khỏe của các công dân đã tiêm vaccine cho Pfizer để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Thành công trong tiêm chủng giúp làm giảm số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm đáng kể, từ đỉnh điểm gần 12.000 ca mắc mới vào tháng 1 xuống dưới 100 ca vào tháng 4. Đây cũng là thời điểm lần đầu tiên quốc gia này không có trường hợp tử vong hàng ngày nào sau 10 tháng.
Các biện pháp giới hạn dần dần được nới lỏng. Những địa điểm công cộng như quán cà phê và rạp chiếu phim nhanh chóng kín chỗ. Một quan chức y tế tuyên bố đây là lần cuối phải tháo bỏ khẩu trang trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng 6 như một cách báo hiệu mang tính tượng trưng cho sự trở lại bình thường.
Sau đó, biến thể Delta bắt đầu xuất hiện.
Ngay sau khi gỡ bỏ các lệnh hạn chế, tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh với số ca nhiễm mới trung bình là trên 1.000 ca/ngày vào tuần trước (21/7), mức cao kỷ lục tính từ tháng 3 năm nay.
Quy định bắt buộc đeo khẩu trang được ban bố trở lại. Một ngày ngay sau đó, chính phủ đã tái áp đặt yêu cầu giữ khoảng cách khi tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày đối với người mắc COVID-19. Các biện pháp phòng ngừa trên được áp dụng trở lại trong bối cảnh biến chủng Delta chiếm đến 90% số ca nhiễm mới tại nước này.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể Delta là nhân tố chính dẫn đến bùng phát lây nhiễm ở những người đã được tiêm vaccine. Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech chỉ đạt hiệu quả 41% trong ngăn ngừa mắc COVID-19 có triệu chứng.
Israel đang chìm trong làn sóng lây nhiễm virus, với 153 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vào ngày 27/7, so với số lượng chỉ ở mức một con số cách đây 1 tháng.
Nhưng thay vì siết chặt giới hạn, Thủ tướng Naftali Bennett lại ưu tiên sử dụng các biện pháp mềm mỏng để ngăn chặn virus.
Dựa trên những thành công tiêm chủng trước đó, Israel đã tái giới thiệu Hộ chiếu xanh để phân biệt những người đã được tiêm vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 và cho phép những người thuộc nhóm này đến các địa điểm như nhà hàng hoặc nơi thờ tự tôn giáo.
Quy định sử dụng Hộ chiếu xanh được đưa ra từ tháng 2, sau đó được chính phủ gỡ bỏ từ ngày 1/6 do số ca lây nhiễm giảm.
Ngày 30/7, Israel đã bắt đầu tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 cho nhóm đối tượng trên 60 tuổi.
Hà Lan
Cảnh sát Hà Lan tuần tra thành phố Utrecht trong giờ giới nghiêm. Ảnh: AFP
Hà Lan cũng vấp phải thất bại nặng nề chỉ sau một tháng tái mở cửa, trở thành một nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 đứng đầu thế giới.
Các quy định hạn chế vừa được nới lỏng từ ngày 26/7, nhưng số liệu của chính phủ Hà Lan cho thấy chỉ trong một tuần bắt đầu từ ngày 12/7 đã có 52.000 ca mắc mới, tăng gấp 5 lần so với một tuần trước đó.
Tình trạng lây nhiễm đột biến đã khiến Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phải lên tiếng xin lỗi vì quyết định thiếu chín chắn khi gỡ bỏ các lệnh hạn chế quá sớm.
Việc cố ý không chấp hành các quy định, điển hình việc những người trẻ tuổi tổ chức tiệc tùng đình đám, là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát dịch gần đây.
Số ca lây nhiễm ở người trong độ tuổi từ 18-24 tăng đến 262%. Theo số liệu của truyền thông địa phương, 40% số ca mắc mới xảy ra tại các hộp đêm. Rất nhiều người đã sử dụng giấy xét nghiệm âm tính giả để được vào các quán bar và câu lạc bộ.
Mặc dù tái áp đặt một số quy định hạn chế, trong đó có làm việc tại nhà, nhưng chính phủ không thể hoàn toàn chấm dứt sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.
Nhà hàng và quán bar vẫn được cho phép mở cửa với điều kiện tuân thủ quy định về giãn cách như ngồi ăn tại chỗ cố định và không được bật nhạc mạnh. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định trên không thực sự nghiêm túc.
Các lễ hội âm nhạc kéo dài quá 24 giờ đều bị cấm tổ chức cho đến tháng tới, sau khi một sự kiện ở thành phố Utrecht đã biến thành siêu lây nhiễm với hơn 1.000 người liên quan.
Giống như Israel, biến thể Delta đang là nhân tố chính dẫn tới làn sóng dịch COVID-19 ở Hà Lan, với 91% ca nhiễm mới ở thủ đô Amsterdam liên quan đến biến thể này.
Hiện tại, trên 48% dân số Hà Lan đã được tiêm vaccine đầy đủ. Làn sóng mắc COVID-19 mới gần đây không dẫn đến gia tăng số lượng người tử vong, với số người chết chỉ ở mức một con số mỗi ngày.
Lần gần nhất Hà Lan ghi nhận số ca tử vong tại ở mức 100 người/ngày là vào giữa tháng 1, khi đó mới chỉ có chưa tới 1% dân số Hà Lan được tiêm chủng và số ca nhiễm là khoảng 8.000 người/ngày.
Hà Lan: Đa số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị ICU ghi nhận các triệu chứng kéo dài tới 1 năm Kết quả nghiên cứu quy mô lớn do trung tâm y tế đại học Radboud tại thành phố Nijmegen (Hà Lan) thực hiện cho thấy 75% bệnh nhân COVID-19 từng phải nằm điều trị tại phòng chăm sóc tích cực (ICU) vẫn phải chịu những di chứng kéo dài về thể chất, tinh thần và/hoặc nhận thức 1 năm sau khi xuất viện....