Hà Lan chính thức điều tra vai trò của Ukraine trong thảm họa hàng không MH17
Nghị sĩ Hà lan Chris van Dam và một phát ngôn viên của cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay MH17 tuyên bố rằng Hà Lan đã mở ra một cuộc điều tra khác với thảm họa hàng không xảy ra vào tháng 7/2014.
Lần này, các điều tra viên sẽ xem xét vài trò của Ukraine trong vụ tai nạn máy bay này.
Một binh sĩ đứng cạnh xác máy bay Boeing 777.
Ông Chris van Dam nói rằng các nghị sĩ đã bỏ phiếu nhất trí điều tra những hành động của Ukraine trong mùa hè 2014. Đặc biệt, cuộc điều tra mới tìm cách giải thích tại sao Kiev không ra lệnh đóng cửa không phận ở vùng Donbass trong thời điểm những cuộc giao tranh ở phía đông đang diễn ra khốc liệt.
Năm 2015, Ủy ban An toàn Hà Lan ra phán quyết rằng đã có đủ cơ sở để Kiev đóng cửa không phận phía trên khu vực xung đột ở phía đông đất nước.
Khi đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur, máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không Malaysia Airlines thực huyện chuyến bay MH17 gặp tai nạn vào ngày 17/7/2014 ở phía đông Ukraine – nơi đang diễn ra giao tranh dữ dội sau một cuộc đảo chính. Tất cả 298 người trên máy bay, hầu hết là người Hà Lan, Malaysia và Australia, thiệt mạng.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/Sputnik
Video đang HOT
Ukraine trả người, Hà Lan đòi Nga dẫn độ: Trò lố
Hà Lan đã yêu cầu Nga dẫn độ nhân chứng trong vụ MH17 mới được Ukraine trao trả cho Nga. Đằng sau vụ việc này là cái gì?
Ukraine trao trả Nga nghi phạm vụ MH17
Vụ việc chiếc máy bay Boeing 777-200ER của hãng hàng không Malaysia Airlines bị trúng tên lửa Buk-M1 ngày 17/7/2014 trên vùng trời Donetsk, khiến 298 người thiệt mạng, đã trôi qua 5 năm, nhưng thủ phạm vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng và phải đền tội.
Giữa lúc tranh cãi về vụ điều tra thảm họa MH17, ngày 05/9, chính quyền Kiev đã bất ngờ thả nghi phạm quan trọng là cựu chỉ huy lực lượng phòng không của phe ly khai ở miền Đông Ukraine Vladimir Tsemakh (Vladimir Zemakh) - người trước đó đã bị Ukraine coi là nghi phạm chính trong vụ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bị bắn hạ.
Ông Tsemakh - 58 tuổi vào thời điểm đó từng phụ trách lực lượng phòng không của quân ly khai Donbass ở Snizhne - Donetsk, gần địa điểm chiếc máy bay của Malaysia bị bắn rơi.
Trước đó, giới chức lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsh tự xưng cáo buộc đặc vụ Ukraine đã "bắt cóc" ông Tsemakh tại khu vực do phe ly khai kiểm soát hồi đầu năm nay và được bí mật đưa về giam giữ ở Kiev hôm 05/7.
Thẩm phán Yury Sliva của Tòa phúc thẩm Kiev ngày 5/9 đã ký lệnh phóng thích cho Tsemakh, nhưng cảnh báo ông này lúc nào cũng phải sẵn sàng để thẩm vấn và không được chạy trốn.
Dù Ukraine chưa xác định được khả năng ông Tsemakh dính líu đến vụ bắn rơi máy bay MH 17, nhưng 40 nghị sĩ châu Âu ngày 4/9 đã đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bảo đảm ông Tsemakh sẽ được thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra của Nhóm điều tra hỗn hợp (JIT) của Hà Lan về vụ rơi máy bay MH 17.
Phát ngôn viên của JIT là ông Brechtje van de Moosdijk nói rằng, các nhà điều tra muốn thẩm vấn Tsemakh nhưng giờ đây điều đó sẽ khó khăn hơn sau khi nghi phạm này được thả, thậm chí là ông này có thể sẽ biến mất.
Tuy nhiên, sự việc đã đi xa hơn, khi ông Tsemakh đã được Ukraine trao trả cho Nga sau khi hai nước đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán trao đổi tù nhân, theo công thức "35 đổi 35" (mỗi bên trao trả 35 tù nhân).
Ngày 7 tháng 9, Nga và Ukraine trao trả 35 công dân bị kết án và giam giữ, trong số những người được phía Nga thả ra có Oleg Sentsov, bị kết án chuẩn bị hành động khủng bố và 24 binh sĩ Ukraine vi phạm biên giới Nga. Người đứng đầu cổng thông tin RIA Novosti Ukraine Kirill Vyshinsky cũng được trả tự do theo lệnh của tòa án và đã bay tới Nga.
Ukraine và Hà Lan biết Nga sẽ không cho phép dẫn độ ông Vladimir Tsemakh
Ukraine và Hà Lan thực sự muốn gì?
Hôm 08/9, tờ Algemeen Dagblad cho biết, Văn phòng Tổng công tố viên Hà Lan yêu cầu Nga trao cho họ nhân chứng trong vụ tai nạn MH17 là ông Vladimir Tsemakh, được đưa từ Ukraine về Nga hôm 07/9.
Bản tin cho biết, chính phủ Hà Lan rất lấy làm tiếc về quyết định của Ukraine trao trả Volodymyr Tsemakh cho Nga. Công tố viên Văn phòng Tổng công tố viên Hà Lan đã yêu cầu Nga dẫn độ Tsemakh sang nước này để tiếp tục lấy lời khai của nghi can để phục vụ quá trình điều tra.
Còn Ngoại trưởng Hà Lan khẳng định đã trao đổi với chính quyền Kiev "nhiều lần và ở cấp cao nhất" nhằm ngăn cản việc trao trả Tsemakh cho Moscow. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao của Ukraine, Nga từ chối mọi cuộc trao đổi tù nhân nếu chính quyền Zelensky không trao trả cựu lãnh đạo quân đội ly khai Volodymyr Tsemakh.
Bài báo cho biết, Viện công tố Hà Lan cũng đã thực sự có dịp thẩm vấn nghi can trước khi người này bị chuyển đi, nhưng theo ngoại trưởng nước này, họ vẫn muốn nghe lại một lần nữa lời khai của nghi can. Vì thế, ngoại trưởng Hà Lan đã yêu cầu Nga giao lại Volodymyr Tsemakh.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Nga tại Hà Lan ngày 08/9 cho biết, cho đến thời điểm đó, họ không nhận được yêu cầu nào từ chính quyền Hà Lan liên quan đến việc dẫn độ Vladimir Tsemakh, nhân chứng trong vụ tai nạn máy bay Boeing (MH17) ở Ukraine năm 2014.
Trước đó, tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng xác nhận rằng, các nhà điều tra Hà Lan đã tiến hành thẩm vấn nghi can Tsemakh, trước khi chính quyền Ukraine trao trả ông cho Nga.
Như vậy, có lẽ là vào thời điểm đó, cơ quan điều tra Hà Lan và chính quyền Kiev đã xác nhận là ông này vô tội, nếu không Hà Lan và ngay cả Ukraine cũng không đời nào phóng thích ông này, rồi tiếp tục trao trả cho Nga. Thế tại sao hiện nay họ lại đòi dẫn độ?
Theo giới phân tích, điều này không khó giải thích. Rõ ràng là Tsemakh vô tội và có giữ lại cũng không giúp ích được gì cho cuộc điều tra. Do đó, việc ông này được Kiev thả ra là bình thường, nhưng việc ông được trao trả cho Nga là bất bình thường, chỉ nhằm mục đích gây rắc rối cho Moscow.
Amsterdam thừa biết rằng, Nga sẽ không bao giờ dẫn độ ông Tsemakh tới Hà Lan vì ngay từ đầu Moscow đã tuyên bố rằng, ông này vô tội và bị chính quyền Kiev bắt giữ trái phép.
Do đó, giới chức lãnh đạo cuộc điều tra của phương Tây sẽ tuyên bố rằng, Nga đang "cản trở quá trình điều tra" và "che giấu thủ phạm bắn rơi MH17"; từ đó tiếp tục quy kết là "Nga có dính líu đến tội ác đẫm máu" này.
Huy Bình
Theo baodatviet
MH17 bị bắn rơi: Vì sao Hà Lan từ chối dữ liệu điều tra mới? Việc Hà Lan từ chối chấp nhận dữ liệu điều tra mới từ Đức về vụ bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia xác nhận quan điểm của Nga trong cuộc điều tra do Đội điều tra chung tiến hành, đại diện sứ quán Nga ở The Hague nói với Sputnik. Hiện trường vụ rơi máy bay MH17. Trước đó, nhà điều tra...