Hà Lan cấm máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh
Hà Lan hôm nay đã tuyên bố cấm máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh xuống thành phố Rotterdam do những tranh cãi giữa hai nước về một cuộc tuần hành. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức đã lên tiếng phản đối động thái này của Hà Lan và gọi đối tác cùng trong khối NATO bằng những từ ngữ rất nặng lời.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Ảnh: NDTV)
BBC đưa tin, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm nay bay tới thành phố Rotterdam của Hà Lan để tham dự một cuộc tuần hành của người Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ủng hộ một cuộc trung cầu dân ý sắp tới để trao thêm quyền lực cho Tổng thống Tayyip Erdogan.
Tuy nhiên, cuộc tuần hành đã bị cấm vì các lý do an ninh, và chuyến bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng bị rút giấy phép hạ cánh.
Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức triệu tập đại biện lâm thời của Hà Lan để giải thích.
Giận dữ trước động thái trên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã miêu tả người Hà Lan là “tàn dư của Phát xít”.
“Các ông có thể cấm máy bay ngoại trưởng của chúng tôi chừng nào các ông muốn, nhưng kể từ nay hãy xem các chuyến bay của họ hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ thế nào”, ông Erdogan cảnh báo trong một cuộc tuần hành ở Istanbul.
“Họ không biết các nghi thức ngoại giao hay chính trị. Họ là các tàn dư của Phát xít. Họ là những người phân biệt chủng tộc”, ông Erdogan nói thêm.
Tranh cãi ngoại giao leo thang
Đáp trả, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte gọi đề cập của ông Erdogan với Phát xít và những kẻ phân biệt chủng tộc là “bình luận điên khùng”.
Tổng thống Erdogan muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền lực vào ngày 16/4 tới. Ông Erdogan đang kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nước ngoài để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, trong đó có 1,4 triệu người ở Đức.
Video đang HOT
Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia châu Âu đã leo thang trong những ngày gần đây. Áo, Đức và Thụy Sĩ trước đó cũng đã cấm các cuộc tuần hành tương tự tại Hà Lan, trong đó giới chức Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến tham gia và phát biểu.
Hồi đầu tuần này, việc hủy bỏ các cuộc tuần hành ở Đức đã khiến Tổng thống Erdogan cáo buộc Berlin là “hành động theo kiểu Phát xít”. Bình luận này cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của giới chức chính phủ Đức.
Quan hệ giữ Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia châu Âu đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm ngoái tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các chính phủ châu Âu, trong đó có Đức, vì các vụ bắt giữ và sa thải nhiều quan chức được tin là có liên quan tới âm mưu đảo chính. Ước tính, gần 100.000 công chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải vì cuộc đảo chính.
Nhiều quốc gia châu Âu đã bày tỏ sự bất bình đối với cách thức đối phó của Tổng thống Erdogan trong cuộc đảo chính.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố bà sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn căng thẳng chính trị Thổ Nhĩ Kỳ leo thang sang đất Đức.
An Bình
Theo Dantri
Nga-Thổ siết chặt tay nhau, cục diện Manbij đổi chiều?
"Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác quan trọng nhất, mong muốn duy trì đối thoại chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất".
Đối tác quan trọng nhất
Phát biểu tại cuộc họp báo chung ngày 10/3 tại Moscow sau khi hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan, Tổng thống Putin khẳng định:
"Có thể tự tin xác nhận rằng mối quan hệ của chúng ta đã quay lại con đường hợp tác đối tác thực sự trong nhiều lĩnh vực. Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác quan trọng nhất, mong muốn duy trì đối thoại chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất".
Tổng thống Putin cho biết thêm, đây là cuộc gặp thứ tư với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng một năm qua, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng: Trong thời gian gần đây hai bên đã tái khởi động được nhiều cơ chế quan hệ song phương then chốt, trong đó có nhóm lập kế hoạch chiến lược chung, Ủy ban Hợp tác kinh tế liên chính phủ và diễn đàn xã hội, cũng như khôi phục các cuộc tiếp xúc theo các kênh cấp bộ và nghị sĩ, chính quyền các khu vực.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan.
Theo nhà lãnh đạo Nga, hai bên đã thông qua các mục tiêu và nhiệm vụ công tác chung, thảo luận các phương diện chiến lược trong phát triển quan hệ song phương, phối hợp trên trường quốc tế, cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có tình hình tại Syria.
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh rằng, nhờ có những hành động phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran mà lệnh ngừng bắn tại Syria nhìn chung được tuân thủ. Moskva và Ankara nhất trí tiếp tục tích cực phối hợp hành động trong cuộc chiến chống khủng bố, trước hết là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, kể cả tăng cường hợp tác giữa các cơ quan đặc nhiệm hai nước.
Theo ông Putin, thành công lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác kinh tế trong thời gian gần đây là hai bên tái khởi động dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Như vậy, việc Nga-Thổ tập trung bàn về các giải pháp chính trị và phối hợp giữa cơ quan quân sự hai nước Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria. Thậm chí hai nước bỏ ngỏ khả năng hợp tác giữa các cơ quan đặc nhiệm hai nước cho thấy, cả Moscow và Ankara đã đạt được những thành tựu lớn trong việc giải quyết vấn đề Syria.
Trước khi diễn ra cuộc gặp giữa ông Putin và ông Erdogan, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov từng tiết lộ rằng: "Có một số vấn đề: giải pháp chính trị, vấn đề hợp tác hành động trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có mặt trên lãnh thổ Syria và thực hiện chiến dịch quân sự ở đó. Trong khi quân đội Nga vẫn đang tiếp tục hoạt động hỗ trợ các lực lượng vũ trang Syria. Do đó đòi hỏi có sự phối hợp hành động rất chặt chẽ", ông Peskov nói.
Nga-Syria sẽ rút quân khỏi Manbij?
Sự hợp tác chặt chẽ ở đây không đồng nghĩa với việc Thổ trực tiếp nã pháo vào quân đội Syria khiến hàng chục binh sỹ thiệt mạng tại Manbij mới đây.
Hiện Liên minh Lá chắn Euphrates do Thổ cầm đầu đang cùng lúc phải một mình đối mặt với hai thế lực là quân đội Syria và lực lượng người Kurd tại Manbij (miền Bắc Syria).
Trong vài ngày qua, Thổ-FSA không những không chiếm được thêm ngôi làng nào tại Manbij mà con số thương vong của Liên minh này đã lên tới hàng chục người. Ankara đang đứng trước nguy cơ phải dừng kế hoạch Lá chắn Euphrates.
Xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu với IS trong trận chiến tại al-Bab
Đối với Mỹ mà nói, người Kurd hiện nay là lực lượng tinh nhuệ nhất mà Mỹ có ở Syria, để có thể chia bánh chắc chắn Washington sẽ không lùi bước tại Manbij. Cửa sinh duy nhất mà Ankara có thể tính tới là cầu cứu Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bắt đầu chuyến thăm Nga trong hai ngày 9 và 10/3 và đã đạt được một kết quả khả quan. Tuy nhiên, nội dung cụ thể về những thỏa thuận mà Nga-Thổ thống nhất với nhau về tình hình Syria vẫn chưa được công bố.
Nhưng nhiều khả năng Nga-Syria sẽ rút quân khỏi Tây Manbij (nơi mà SDF vừa giao cho Chính phủ Syria nhằm cản bước tiến của Thổ-FSA) và nhường lại trận địa cho Thổ-SDF giải quyết với nhau.
Nếu Nga-Syria thực sự chấp nhận yêu cầu này từ phía Thổ thì cả Moscow và Ankara đều đạt được những lợi thế nhất định trên chiến trường Syria.
Bởi lẽ người Kurd chỉ giao một dải đất hẹp, một số làng mạc không quan trọng phía Tây thành phố đủ để quân đội Syria ngăn bước Thổ tiến đến Syria.
Chỉ bỏ ra một chút quyền lợi nhỏ, SDF đã cùng lúc đẩy thế đối đầu trực tiếp với Thổ cho Quân đội Syria, kéo lực lượng này về phe mình tại Manbij, đồng thời gây chia rẽ mối quan hệ Nga-Thổ khi hai lực lượng này đang dần xích lại gần nhau. Trong thời gian này người Kurd có thể ngang nhiên chiếm đóng thành phố với sự trợ giúp của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Một khi mọi việc diễn ra như dự tính, Mỹ và người Kurd an tâm nhìn hai đối thủ đối đầu nhau cho đến lúc kiệt quệ. Khi ấy, lực lượng SDF với sự hỗ trợ trực tiếp từ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ tiến vào Raqqa và giành lấy thủ đô của IS tại Syria.
Để phá được thế cờ này, cả Ankara và Damacus sẽ phải cần đến 1 thỏa thỏa thuận. Rút khỏi Tây Manbij, quân đội Syria sẽ trở lại thế tọa sơn quan hổ đấu, thông qua Thổ kìm hãm người Kurd mở rộng diện tích chiếm đóng tại Syria. Thổ sẽ thoát khỏi thế bí, tránh tình trạng tứ bề thọ địch, và hơn hết là Ankara có cơ sở để tiếp tục chiến dịch 'Lá chắn Euphrates của mình.
Theo Triều Dương
Đất Việt
Thổ Nhĩ Kỳ phong toả đại sứ quán và lãnh sự quán Hà Lan Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã phong toả đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Hà Lan ở nước này, đáp trả việc Amsterdam cấm cửa máy bay chở ngoại trưởng. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong toả lãnh sự quán Hà Lan. Ảnh: Reuters Cùng với việc phong toả các cơ quan ngoại giao của Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...