Hà Lan bác tin máy bay MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ
Hội đồng An ninh Hà Lan ngày 20/3 đã phủ nhận thông tin của một kênh truyền hình nước này cho rằng phi cơ mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia gặp nạn ở miền đông Ukraine hồi tháng 7/2014 là do bị tên lửa Buk của phe ly khai bắn hạ.
Một mảnh đạn phóng viên RTL thu thập được gần hiện trường máy bay rơi. (Ảnh: RTL)
Theo quan điểm được đưa ra hôm qua của Hội đồng An ninh Hà Lan, việc điều tra của phóng viên RTL mang tính chất “chủ quan”. Một đại diện của Hội đồng này cho hay: “Chúng tôi đang điều tra rất nhiều khả năng, trong đó có cả khả năng MH17 bị một tên lửa Buk bắn hạ. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để có thể đưa ra bất cứ kết luận nào, bởi vậy chúng ta cần kiên nhẫn”.
Trước đó một ngày (19/3), Kênh truyền hình RTL của Hà Lan ngày 19/3 đưa tin đã có bằng chứng mới cho thấy chuyến bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ bằng tên lửa Buk của phe ly khai do Nga cung cấp, trên bầu trời Ukraine tháng 7/2014.
RTL cho hay phóng viên của họ tìm thấy một mảnh kim loại tại hiện trường khớp với mảnh vỡ tên lửa. “Mảnh vỡ kim loại được một phóng viên tìm thấy từ lâu, và kết quả phân tích khám nghiệm cho thấy đây là một phần của đầu đạn tên lửa 9M317 Buk do Nga sản xuất’, RTL đưa tin.
Hiện trường nơi MH17 rơi tại đông Ukraine. (Ảnh: RT)
Phát hiện của RTL hôm 19/3 được cho là có thể củng cố giả thuyết máy bay bị bắn hạ bởi tên lửa Buk trên vùng lãnh thổ do phe ly khai tại đông Ukraine kiểm soát.
Video đang HOT
Những cáo buộc máy bay MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ thực ra đã xuất hiện từ trước đó. Hồi đầu tháng 1/2015, đài truyền hình CorrecTV của Đức cũng đã làm một phim tài liệu có tên là “Tìm kiếm sự thật” dẫn lời các chuyên gia quân sự, các tay súng ly khai và người dân ở miền đông Ukraine xung quanh vụ việc của máy bay MH17.
Trong bộ phim, đội điều tra Đức đưa ra kết luận rằng chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia đã bị bắn hạ bởi hệ thống Buk thuộc Lữ đoàn phòng không số 53 của Nga. Các nhà điều tra cho rằng Nga đã chuyển tổ hợp tên lửa Buk tới Ukraine để bảo vệ vùng biên giới của mình bởi lo sợ có thể bị tấn công trong cuộc xung đột ở nước láng giềng. Tuy vậy, các thông tin do đài truyền hình Đức đưa ra vẫn chưa được kiểm chứng
Chính phủ Ukraine và phương Tây từng cáo buộc giới chức Nga đã cung cấp tên lửa cho phe ly khai. Tuy nhiên Mátxcơva đã bác bỏ và cho rằng chính quân đội Ukraine mới phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần tuyên bố rằng phương Tây dường như bỏ quên cuộc điều tra vụ tai nạn MH17 ở Ukraine và tới nay chỉ có Mátxcơva lên tiếng kêu gọi công bố kết quả ban đầu của cuộc điều tra.
Chiếc máy bay hành khách Boeing 777 số hiệu MH17 của Malaysia, trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã bị rơi vào ngày 17/7/2014 ở khu vực Donetsk thuộc Ukraine. 298 người có mặt trên máy bay đều thiệt mạng.
Tháng 9/2014, Hà Lan đã công bố báo cáo sơ bộ, cho thấy máy bay gặp nạn bởi một lực tác động lớn từ bên ngoài. Báo cáo khẳng định máy bay đã vỡ ra trên không, sau khi bị xuyên thủng bởi “các vật thể bay ở tốc độ cao”.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Sốc: Máy bay MH17 bị máy bay lạ bắn hạ?
Ủy viên công tố chính của Hà Lan phụ trách điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở Ukraine mới đây vừa đưa ra một thông tin gây sốc chưa từng có. Theo đó, ông này cho biết, các nhà điều tra không loại trừ khả năng chiếc máy bay chở hàng trăm khách của Malaysia đã bị bắn hạ từ trên không, bởi một chiếc máy bay khác, tờ Der Spiegel đưa tin. Trước đó, hồi tháng 7, tình báo Nga đã đưa ra giả thuyết trên nhưng nó đã bị bác bỏ một cách mạnh mẽ bởi Kiev và các đồng minh phương Tây.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17
Nhà điều tra chính thuộc Văn phòng Công tố viên Quốc gia Hà Lan - ông Fred Westerbeke cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel của Đức số ra ngày hôm qua (27/10) rằng, nhóm của ông đang hướng cuộc điều tra theo giả thuyết một chiếc máy bay khác đã bắn hạ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Sau khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi hồi tháng 7 ở miền đông Ukraine với gần 300 người chết thảm, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những dữ liệu giám sát quân sự mà cơ quan này có được, trong đó có hình ảnh một chiếc máy bay quân sự của Kiev dò theo đường bay của máy bay MH17 ngay trước khi chiếc máy bay chở khách rơi. Không có lời giải thích nào được Kiev đưa ra để giải thích cho việc vì sao máy bay quân sự của Kiev lại bay quá gần một chiếc máy bay chở khách như vậy. Cả Kiev và các nước phương Tây đều không chính thức chấp nhận một khả năng như vậy.
Ông Westerbeke cho hay, các nhà điều tra Hà Lan đang chuẩn bị gửi một yêu cầu chính thức đến Moscow để nhờ nước này giúp đỡ trong cuộc điều tra bởi hiện tại Nga không phải là một bên tham gia trong nhóm điều tra quốc tế vụ MH17. Ông Westerbeke cũng nói thêm rằng, các nhà điều tra cụ thể sẽ đề nghị Nga cung cấp các dữ liệu radar cho thấy hình ảnh máy bay quân sự Kiev bay sát chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines ngay trước thời điểm nó gặp thảm họa.
"Xem xét các thông tin tình báo được cung cấp, tôi cho rằng, khả năng máy bay bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không vẫn là kịch bản dễ xảy ra nhất. Nhưng chúng tôi không nhắm mắt làm ngơ trước khả năng mọi thứ có thể xảy ra theo chiều hướng khác hoàn toàn", công tố viên chính của Hà Lan đã nói rõ như vậy.
Cuộc điều tra quốc tế về vụ máy bay MH17 rơi đang do Hà Lan chủ trì bởi đến gần 2/3 nạn nhân của thảm họa này là người Hà Lan. Cho đến thời điểm này, các nhà điều tra vẫn chưa đưa ra được kết luận về nguyên nhân chính xác khiến máy bay MH17 rơi ở miền đông Ukraine. Báo cáo sơ bộ ban đầu được đưa ra hồi tháng 9 chỉ nói rằng, máy bay MH17 rơi là do kết quả của tác động rất lớn từ bên ngoài.
Chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines đã rơi ở miền đông Ukraine khi đang trên đường bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur. Khi gặp nạn, máy bay đang chở 295 người.
Ngay sau thảm họa trên, thông tin rộ lên rằng chiếc máy bay của Malaysian Airlines gặp nạn là do trúng phải một quả tên lửa Buk. Cả chính quyền Kiev và lực lượng ly khai miền đông đều đổ lỗi cho nhau về vụ máy bay rơi này. Các nước phương Tây ủng hộ Kiev cũng nhanh chóng cáo buộc Nga và lực lượng ly khai miền đông Ukraine về vụ bắn rơi máy bay MH17.
Tuy nhiên, sau này, giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, họ không có bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi.
Trong khi đó, quân đội Nga đã phát hiện một chiếc máy bay chiến đấu SU-25 của Ukraine tiếp cận lại gần chiếc máy bay MH17 trong ngày xảy ra thảm kịch. Chưa có lời giải thích có thể chấp nhận nào được Kiev đưa ra về việc tại sao chiếc chiến đấu cơ của họ lại áp sát chiếc máy bay dân sự xấu số vào ngay thời điểm trước khi nó bị bắn rơi.
"Chúng tôi muốn có được một lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao một máy bay quân sự bay dọc vào khu vực hành lang cho máy bay dân sự cùng vào thời điểm và cùng ở độ cao tương tự với máy bay chở khách", Trung tướng Andrey Kartopolov của Nga cho biết.
Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan về vụ máy bay rơi đã liệt kê ra rất nhiều máy bay chở khách khác bay gần MH17 trước thời điểm nó bị bắn rơi nhưng lại không có chiếc máy bay quân sự nào xuất hiện.
Moscow đã kêu gọi Mỹ cung cấp những hình ảnh vệ tinh mà Mỹ có được liên quan đến vụ MH17. "Đây có thể là một điều tình cờ ngẫu nhiên nhưng vệ tinh của Mỹ đã bay trên không phận Ukraine chính xác đúng thời điểm khi máy bay của Malaysia bị bắn rơi", một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 7 từng cho biết như vậy.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Đức ngày hôm qua, ông Westerbeke cũng kêu gọi Mỹ công bố các bằng chứng để chứng minh cho những cáo buộc mà họ đưa ra nhằm vào Nga và lực lượng ly khai miền đông. "Chúng tôi vẫn liên hệ với phía Mỹ để nhận được các hình ảnh vệ tinh mà họ thu nhận được", nhà điều tra chính của Hà Lan cho hay.
Trước đó, cách đây vài ngày, cơ quan tình báo Đức được cho là từng tuyên bố, họ tin là chiến binh miền đông Ukraine đã bắn hạ máy bay chở khách của Malaysia. Tờ Der Spiegel nói rằng, cơ quan tình báo Đức cung cấp "đầy đủ bằng chứng, trong đó có những hình ảnh vệ tinh và các bằng chứng hình ảnh khác nhau". Tuy nhiên, công tố viên Hà Lan cho hay, ông không hề biết gì "về những hình ảnh cụ thể liên quan đến lời cáo buộc" nói trên. Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thảm kịch MH17: Đã tìm thấy mảnh vỡ tên lửa? - Hãng tin Hà Lan RTL đã thông báo có bằng chứng mới chứng minh máy bay của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ ở Ukraine vào tháng 7 năm ngoái bởi một tên lửa đất- đối-không. Theo hãng tin Daily Mail (Anh), phân tích mảnh vỡ bằng kim loại, được tìm thấy tại địa điểm xảy ra tai nạn của chuyến...