Hạ lãi suất, cắt vay dài
Đó là các chương trình cho vay được nhiều ngân hàng thiết kế khi lãi suất huy động hạ từ 9% xuống 8%. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần có kỳ hạn vay dài, lãi suất ổn định hơn.
Đơn cử như Vietinbank đang triển khai gói “20 ngày vàng -tích lộ đón xuân, tri ân khách hàng” dành cho doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đến hết 10.1.2013 với lãi suất chỉ 8,95%/năm. Tuy nhiên, thời hạn hưởng mức lãi suất này tối đa chỉ là 12 tháng. Bên cạnh đó, để vay được, DN phải nằm trong diện được cấp giới hạn tín dụng trước thời điểm 1.12.2012, phải đáp ứng đủ quy định hiện hành. HDBank có gói cho vay tiêu dùng, sản xuất với lãi suất chỉ 8,6%/năm nhưng chỉ ưu đãi trong 3 tháng đầu tiên. Ngân hàng (NH) TMCP Đại Dương (OceanBank) thì có gói khuyến mãi 6,8%/năm hỗ trợ DN thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng thời hạn cho vay tối đa chỉ 3 tháng. Trước đó, NH Quân đội (MB) dành 2.000 tỉ đồng hỗ trợ khách hàng DN nhỏ và vừa với mức 11,8 – 12,5%/năm. Chương trình áp dụng đối với các khoản giải ngân mới, thời hạn cho vay tối đa là 6 tháng, thời gian ưu đãi lãi suất là 3 tháng.
Doanh nghiệp cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn, chứ không chỉ là những gói cho vay ưu đãi ngắn hạn – Ảnh: Ngọc Thắng
Huy động ngắn, khó cho vay dài
Thực tế này khiến nhiều DN có nhu cầu vay dài hạn để thực hiện kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh dài hơi gặp khó khăn. Ông N.T.Đ – Giám đốc Công ty CP thương mại CDC – cho biết DN đã dễ thở hơn khi tiếp cận vay vốn, nhưng hầu hết NH thông báo chỉ cho vay kỳ hạn ngắn 3 tháng, 6 tháng. “Tôi muốn vay kỳ hạn dài hơi hơn 1-2 năm để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh mới với một số đối tác Hàn Quốc, nhưng NH nói rằng hiện nay chỉ đáp ứng cho vay vốn lưu động, ưu đãi lãi suất thấp. Đối với kế hoạch dài hơi thì họ chỉ ậm ừ”, ông nói.
Theo ông Phạm Xuân Hòe, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN, việc NH ngại cho vay dài hạn vì đa phần đang huy động vốn ngắn hạn, nếu cho vay dài hạn sẽ luôn luôn phải có chi phí bù cho phần thanh khoản. Nếu huy động 1 tháng, cho vay 6 tháng, NH phải quay vòng tối thiểu 5 lần mới đủ bù đắp được nguồn vốn đáp ứng cho vay ra 6 tháng. Như vậy, các NH phải bỏ ra chi phí để bù thanh khoản. “Nên chăng ở thời điểm như thế này khi lạm phát thấp, vĩ mô ổn định các NH thương mại cần phải hoạch định cơ cấu lại sản phẩm tiền gửi. Đặc biệt chú trọng hơn rất nhiều nguồn tiền gửi trung và dài hạn để cân đối cho phần tài trợ dư nợ trung và dài hạn. Điểm này là then chốt, nếu không thu hẹp chênh lệch giữa kỳ hạn cho vay ra và huy động mà nó vẫn luôn luôn lớn thì rõ ràng thanh khoản không thể giải quyết tận gốc”, ông Hòe nói thêm.
Video đang HOT
Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm cho rằng vấn đề là nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là ngắn hạn 1 đến 3 tháng nên họ khó có thể cho vay dài hạn. Nếu không cải thiện tình hình này, hệ thống hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản trong khi DN không thể tiếp cận nổi nguồn vốn dài hơi, để phát triển sản xuất kinh doanh. “Dẫu biết rằng, đặc thù của ngành NH chỉ cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động. Tuy nhiên, với một nền kinh tế mà thị trường vốn không phát triển, chứng khoán đì đẹt như hiện nay, DN không vay NH thì còn biết vay ai. Phải có giải pháp để tháo gỡ khó khăn sớm, chứ không chỉ là mấy gói tín dụng cho vay ưu đãi ngắn hạn”, ông Kiêm nói. Cũng theo ông Kiêm, vấn đề mấu chốt là phải tăng tính thanh khoản cho NH, với cơ cấu nguồn vốn huy động ổn định, dài hạn. Muốn vậy, phải kiểm soát được lạm phát trong thời gian dài, tạo được niềm tin nơi người gửi tiền.
Có thể giảm lãi suất gửi USD
Ông Phạm Xuân Hòe, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết trong thời gian tới, điều hành lãi suất vẫn căn cứ theo tín hiệu của lạm phát và kết hợp với lãi suất đồng ngoại tệ, tỷ giá để bình ổn tốt thị trường tiền tệ, tăng dự trữ ngoại hối, giảm tình trạng đô la hóa. NHNN đang tính tới bước đi cụ thể và kế hoạch để trả lãi suất về với thị trường, có thể điều chỉnh giảm một liều lượng nhất định về lãi suất tiền gửi ngoại tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và luôn gắn liên với mục tiêu giảm đô la hóa.
Theo TNO
Cần mạnh dạn đưa lãi suất về 8% cứu doanh nghiệp'
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến nghị giảm lãi suất cơ bản từ 9% hiện nay về 8% mà vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát và không có nguy cơ tiền gửi chảy ra khỏi hệ thống.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia hôm nay (3/12) công bố Báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2012, trong đó đề nghị Chính phủ cần sớm hành động quyết liệt và cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo khuyến nghị của cơ quan này, Việt Nam cần mạnh dạn hạ tiếp lãi suất huy động và cơ bản khoảng một điểm phần trăm và khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, có 3 cơ sở chính để giảm ngay lãi suất. Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm vào cuối năm. Thứ hai, lạm phát đang được kiểm soát chặt và giảm dưới mức 8%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lạm phát gần như không còn. Theo nhận định của cơ quan này, nguy cơ tiền gửi bị rút khỏi hệ thống ngân hàng là không còn bởi các kênh đầu cơ khác như vàng, chứng khoán, bất động sản hiện quá khó khăn. Cơ sở thứ ba đó là tỷ giá ổn định, tình trạng đôla hóa giảm đáng kể và việc nắm giữ ngoại tệ không còn là công cụ kiếm lời ưu tiên của người dân.
Kể từ đầu năm, lãi suất huy động đã giảm 5 điểm phần trăm nhưng tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng vẫn tăng khoảng 15% so với đầu năm. Ủy ban cho rằng việc giảm lãi suất không ảnh hưởng đến hoạt động gửi tiền của người dân.
Lãi suất huy động có thể về 8% một năm trong tuần này. Ảnh: Anh Quân.
Trước đó, Tiến sĩ Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng có nhiều cơ sở để hạ lãi suất trong bối cảnh CPI đi xuống như những tháng vừa rồi. Vị này cho hay, Chính phủ sẽ họp bàn giảm lãi suất trong tuần này để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi vay vốn sản xuất kinh doanh. Theo ông, khi lạm phát thấp như hiện nay, nếu lãi suất huy động lý tưởng vào khoảng 7,5-8%, cộng thêm 2,5-3% chi phí, ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay với lãi suất 10%.
Việc giảm lãi suất được xem là điều kiện tiên quyết và động thái cụ thể để giúp doanh nghiệp cải thiện khó khăn. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh: "Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trong tháng 11 tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đến cuối năm, các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt những khó khăn thách thức ở mọi phương diện, đặc biệt là ở hai khâu chủ yếu: đầu vào và đầu ra".
Chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận tải tăng mạnh cùng chi phí tài chính cao là hai lực cản sự hồi phục của các doanh nghiệp. Báo cáo của Ủy ban nêu rõ, việc phải chịu mức lãi suất cao (trên 15% một năm) trong một thời gian kéo dài tới nay đã trên 30 tháng đã làm khó khăn của doanh nghiệp tăng thêm. Theo khảo sát do Ủy ban này thực hiện, tính đến hết quý I/2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gần 25% so với cuối năm trước.
Ngoài ra, theo cơ quan này, để khơi thông nguồn vốn, Chính phủ có thể đẩy mạnh bảo lãnh vay tín dụng ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cho chủ đầu tư những dự án BOT đang cần vốn.
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế 11 tháng, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng nền kinh tế đã thoát khỏi vùng đáy để vượt qua thời kỳ khó khăn nhất nhưng đà hồi phục chưa rõ ràng. Tổng cầu của nền kinh tế dù được cải thiện nhưng chưa có những động lực để bật lên mạnh mẽ. Thừa nhận lạm phát tăng trong kiểm soát nhờ việc điều hành chính sách một cách thận trọng và nhất quán nhưng báo cáo này cũng chỉ ra rằng, sự suy giảm của tổng cầu cùng với khả năng hấp thụ vốn yếu kém của doanh nghiệp cũng góp phần kìm hãm sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng.
Do đó, theo cơ quan này, ngoài việc kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần đưa ra những thông điệp rõ ràng, dễ hiểu đối với người dân về vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng, xử lý nợ xấu.
Theo VNE
Sẽ giảm lãi suất cho vay Chính phủ vừa phát ra thông điệp rằng ngân hàng sẽ áp trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay. Thị trường xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về mức trần lãi suất cho vay. Chưa giảm, đã lo đối phó Tại cuộc hội thảo "Dự báo và chính sách kinh tế vĩ mô" do Hiệp hội Doanh nghiệp...