Hà Hồ, Thu Minh khen ngợi Phạm Thu Hà
Hai vị Huấn luyện viên của The Voice đã dành những lời khen ngợi cho Phạm Thu Hà – một gương mặt mới của showbiz – khách mời trong liveshow 8 Giọng hát Việt, khi cô trình bày khá thành công một ca khúc bán cổ điển.
Phạm Thu Hà khá thành công với ca khúc Xuân tàn.
Phạm Thu Hà có phần trình diễn với tư cách khách mời đặc biệt của The Voice và là ca sĩ bán cổ điển hiếm hoi đang có những dự án hoàn thiện tại Việt Nam. Phạm Thu Hà trình diễn ca khúc Xuân tàn, một bản Aria kinh điển, được nhạc sĩ Võ Thiện Thanh viết lời và “biến hoá” văn minh với phong cách Chillout. Vì được đào tạo bài bản, cộng với dấu ấn âm nhạc tốt trong chất giọng, Phạm Thu Hà đã phần nào truyền tải thông điệp “bán cổ điển” tới khán giả.
Sau phần trình diễn của Phạm Thu Hà. Ca sĩ Thu Minh có nói: “Từ đầu chương trình The Voice đến giờ, tôi chưa tìm được bất cứ một ca sĩ nào có chất giọng lảnh lót trong veo như em. Nhưng em cũng phải rất dũng cảm mới dám đi theo con đường này, vì nó là một con đường khó khăn. Tôi thấy nể phục bản lĩnh của em”.
Giọng hát trong veo lảnh lót của cô được Thu Minh dành tặng lời khen.
Còn ca sĩ Hồ Ngọc Hà chia sẻ: “Hà cảm thấy khâm phục khả năng âm nhạc của chị, Hà nghĩ rằng nếu không có một kĩ thuật thanh nhạc chuẩn thì không bao giờ có thể trình diễn một ca khúc khó như thế”.
Video đang HOT
Xuân tàn là một ca khúc trích từ album Classic meets Chillout do nhạc sĩ, nhà sản xuất Võ Thiện Thanh thực hiện cùng ca sĩ Phạm Thu Hà. Trước đây, cố nghệ sĩ nhân dân Lê Dung cũng đã từng biểu diễn ca khúc này, theo phong cách cổ điển truyền thống.
Về tác phẩm kinh điểm Khúc hát nàng Solveig, nhà soạn nhạc Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907) viết Khúc hát nàng Solveig trong vở đại nhạc kịch Peer Gynt của thi hào Na Uy, Henrick Ibsen, mà ông viết nhạc đệm. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời (1874 -1876) để gọt giũa từng âm điệu sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất của Henrik Ibsen, được coi là kịch tác gia vĩ đại nhất của Na Uy. K
húc hát nàng Solveig trong phần nhạc nền là bài hát (aria) cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen. Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách.
Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ Peer Gynt của nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. Khúc hát nàng Solveig (Chanson de Solveig), được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày 24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo), Na Uy háo hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới dạng bản in ở Copenhagen, Đan Mạch.
Còn Hà Hồ thì dành lời khen tặng Phạm Thu Hà vì trình bày một ca khúc rất khó nhưng đã chinh phục được khán giả.
Tác giả bản nhạc, nhạc sĩ Na Uy Edward Grieg, là nhà soạn nhạc Na Uy có ảnh hưởng nhất của nửa sau thế kỷ XIX, thời kỳ phát triển huy hoàng vào bậc nhất của thể loại nhạc giao hưởng hoàng gia. Cả cuộc đời gắn liền với thành phố Bergen dù có thời gian bôn ba nhiều nơi để đắm chìm trong đời sống âm nhạc, ngay khi sinh thời, trên cương vị một nhà soạn nhạc, một nhạc trưởng, Grieg đã trở thành bậc thầy âm nhạc Na Uy và thế giới.
Ông được coi là người đã hòa quyện tài tình những truyền thống của nhạc dân tộc Na Uy với trường phái lãng mạn châu Âu đương thời.Âm nhạc của Grieg là hình ảnh của cuộc sống, là tâm hồn con người quê hương ông, đến từ sâu thẳm của đồng quê Na Uy, đến từ những làn điệu nhanh và vang vọng. Nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky lại có nhận xét này:”Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt”.
Theo Vnmedia
Bài hát yêu thích: Bảng xếp hạng khắc nghiệt từ khán giả
Là bảng xếp hạng âm nhạc chỉ hình thành sau khi ca sĩ hát live trên sân khấu, xếp hạng hoàn toàn dựa trên tiêu chí "được yêu thích", Bài hát yêu thích phản ánh tiếng lòng chung của khán giả yêu nhạc.
Trao đổi với nhạc sĩ Huy Tuấn, Giám đốc âm nhạc của chương trình Bài hát yêu thích về những điều làm nên một Bảng xếp hạng mới lạ và cũng đầy cuốn hút này.
Lọc giá trị thực giữa vô số giá trị ảo
- Qua các liveshow Bài hát yêu thích, có những bài là "hit" trên mạng sẽ được yêu thích hơn, có những bài hát lại chưa được chất lượng như bản audio, anh thấy điều này thế nào?
Bản thân những bài hát được vào biểu diễn trong chương trình phải là những bài hát đã được một lượng khán giả nhất định yêu thích từ trước đó.
Tuy nhiên, tính chất của bảng xếp hạng này khác biệt hơn so với những bảng xếp hạng khác ở chỗ, nó chỉ được hình thành sau khi các ca sĩ trình diễn live trên sân khấu. Bởi vậy mà những ca sĩ có năng lực thực sự sẽ thu được thành công, ngược lại những ca sĩ chỉ dựa vào công nghệ phòng thu sẽ gặp khó khăn khi họ không thể hiện bài hát của mình trên sân khấu một cách trọn vẹn.
Tôi nghĩ đây là một xu hướng tốt cho thị trường âm nhạc khi mà các giá trị ảo hiện nay đang có phần lấn lướt. Trên sân khấu Bài hát yêu thích, khán giả sẽ biết giá trị thật của các ca sĩ mà mình yêu thích và hâm mộ.
- Nhìn vào các liveshow đã diễn ra, nhiều người thấy trong mỗi chương trình "Bài hát yêu thích" luôn có sự tham gia nhiều thể loại nhạc mới, nhạc cũ, nhạc trữ tình, cách mạng, nhạc trẻ, nhạc thị trường. Vậy anh có thể nói rõ hơn về tiêu chí và đối tượng cũng như cách lựa chọn bài hát vào các liveshow của chương trình?
Bản thân tên gọi "Bài hát yêu thích" đã thể hiện rõ tiêu chí và đối tượng của chương trình. Bài hát yêu thích là những bài hát có số người yêu thích nhiều nhất, không kể người yêu thích là già trẻ, trai gái, ngành nghề hay vùng miền.
Tổng hợp các bình chọn từ tất cả khán giả giúp BTC tìm ra được bài hát nào đang được nhiều người yêu thích, cho dù đó là những ca khúc thuộc các dòng nhạc khác nhau: nhạc cách mạng, nhạc trẻ hay nhạc thị trường. tại thời điểm này, các ca khúc thuộc các dòng nhạc khác nhau như: "Chiếc khăn Piêu", "Lụa", "Cơn mưa ngang qua" hay "Nhan sắc" đang có sự cạnh tranh thứ hạng rất sít sao trên bảng xếp hạng.
Ca sĩ Phạm Thu Hà với "Lụa" trên sân khấu Bài hát yêu thích
Để bài hát được vào biểu diễn trong liveshow cũng phụ thuộc vào 2 nhóm bình chọn là: nhóm khán giả trẻ là những người hay nghe nhạc trên mạng với 50% quyền quyết định và nhóm khán giả trung tuổi là Hội đồng tuyển chọn với 50% quyền quyết định còn lại. Hội đồng tuyển chọn là những nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhà báo có chuyên môn trong lĩnh vực này. Hội đồng tuyển chọn bình chọn ca khúc dựa trên 2 tiêu chí: thứ nhất, bản thân họ phải yêu thích bài hát đó thứ hai, bài hát phải đảm bảo các tiêu chí về chuyên môn.
Đo sự chính xác bằng hội đồng bình chọn "khủng"
- Hiện nay, một số bảng xếp hạng âm nhạc tại Việt Nam thường đo bằng lượt nghe trên mạng hoặc nhắn tin bình chọn, trong khi đó với bảng xếp hạng Bài hát yêu thích, ngoài 2 hình thức này còn có Hội đồng bình chọn với 120 người. Anh có thể cho biết tại sao lại cần số lượng thành viên Hội đồng bình chọn nhiều như vậy?
Các bảng xếp hạng trên mạng sẽ phụ thuộc vào người nghe trên mạng. Còn Bài hát yêu thích đến với khán giả thông qua sóng truyền hình, do đó nếu đo sự yêu thích của ca khúc chỉ bằng lượt nghe hay nhắn tin thì kết quả sẽ không thực sự chính xác. Chính hình thức phỏng vấn nhóm khán giả ở nhiều lứa tuổi và mọi vùng miền là hình thức bình chọn chính xác và khách quan nhất.
Hội đồng bình chọn Bài hát yêu thích là hình thức phỏng vấn nhóm đại diện những người yêu âm nhạc, được ban tổ chức lựa chọn theo tiêu chí: đa dạng về độ tuổi (nhưng phổ biến từ 30 đến 50 tuổi), đa dạng về ngành nghề trên khắp các vùng miền trong cả nước và có quyền quyết định đến 60% tổng bình chọn.
Thông thường việc phỏng vấn nhóm đại diện được tiến hành với số lượng người được phỏng vấn càng nhiều, kết quả sẽ càng chính xác. Và với số thành viên Hội đồng bình chọn là 120 người, theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả bình chọn sẽ phản ánh khá chính xác sự yêu thích chung của khán giả yêu nhạc đối với từng bài hát.
Minh chứng cho tính chính xác của Hội đồng bình chọn là sự tương quan về lượng bình chọn dành cho các bài hát. Ví dụ, sau liveshow tháng 11, tổng hợp kết quả bình chọn ngẫu nhiên dù là 36 thành viên, 75, 95 hay 115 thành viên thì tỷ lệ bình chọn dành cho các ca khúc nằm trong top 20 đều cho kết quả gần như nhau.
Điển hình như các ca khúc: "Chiếc khăn Piêu", "Lụa", "Nhật ký của Mẹ", "Bức thư tình thứ 5", "Giọng mưa đàn bà" luôn nằm trong nhóm các ca khúc chiếm tỷ lệ bình chọn cao nhất kể từ ngày đầu tiên đến ngày kết thúc đợt bình chọn.
Tuy nhiên, Hội đồng bình chọn chỉ bình chọn mỗi tháng 1 lần, nên để tăng tính tương tác và tính hấp dẫn của chương trình, Bài hát yêu thích còn có thêm 2 hình thức bình chọn nữa là: nhắn tin và lượt xem trực tuyến trên website của chương trình.
Hai hình thức bình chọn này chủ yếu dành cho nhóm khán giả trẻ tuổi có độ tuổi từ 17 đến 24 và ảnh hưởng đến 40% kết quả bình chọn (mỗi hình thức chiếm 20%). Lượt xem và tin nhắn được cập nhật online từng giờ, từng phút dẫn đến sự thay đổi liên tục các thứ hạng bài hát trên bảng xếp hạng online rất thú vị, từ đó tạo thành các bảng xếp hạng tuần và tháng.
- Xin cảm ơn nhạc sĩ!
Anh Vũ (thực hiện)
Theo Vietnamnet
Tùng Dương bất ngờ 'đánh bại' Hiền Thục "Chiếc khăn piêu" của Tùng Dương đã nhận được 380 bình chọn, trở thành ca khúc giành được nhiều phiếu bình chọn nhất kể từ khi bắt đầu chương trình Bài hát yêu thích đến nay. Kỷ lục này trước đó thuộc về "Nhật ký của mẹ" của Hiền Thục với 350 bình chọn. Tuy nhiên, "Nhật ký của mẹ" vẫn giữ được...