Hả hê nhìn chị dâu cặm cụi ngồi ‘nuốt’ cả thau chén ngập mặt
Mấy hôm nay nghỉ phép, tôi cũng không thèm ra rửa chén. Xem thử mẹ chồng làm gì được tôi.
Lấy chồng, chẳng ai muốn gặp phải mẹ chồng khó tính. Nhưng tôi xui xẻo, gặp đúng một bà mẹ chồng đích thị ‘cổ xưa’.
Không phải tôi đanh đá, ghê gớm gì, nhưng càng sống, tôi càng chẳng thể dung hòa nổi với mẹ chồng. Nhà chồng tôi có hai con trai, nhưng mẹ chồng tôi cái gì cũng ưu tiên cho anh chị cả. Lẽ ra, anh chị phải ở nhà từ đường để chăm nom việc hương khói, thì mẹ chồng tôi nhất quyết cho ra ở riêng vì chị chồng làm giáo viên cần không gian dạy thêm. Xây nhà, cũng do tiền bà cho hơn phân nửa. Rồi mọi đồ dùng trong nhà cũng do mẹ chồng tôi mua sắm cho.
Còn vợ chồng tôi nói muốn xây nhà ra ở riêng thì bà không cho vì ‘tụi mày ra riêng thì ai thờ cúng các cụ?’. Tôi phát sợ mỗi khi nghĩ về 5-6 đám giỗ hàng năm. Thế mà cũng không tránh được. Nghĩ thì đúng là vợ chồng anh cả có số hưởng.
Mẹ chồng tôi bán bún cá rất đông khách. Hàng ngày, bát đũa ngập ngụa nhưng bà kiên quyết không thuê người mà tận dụng triệt để dâu con trong nhà. Trước giờ, ở với bố mẹ, tôi còn chưa rửa cái chén ăn nào, nay lại phải rửa chén cho mẹ chồng. Vả lại, lượng chén nhiều thế, ai rửa cho hết nổi. Tôi còn công việc mỗi ngày. Về đến nhà còn cơm nước tắm rửa cho con. Vậy nên để tránh phiền hà tôi không bao giờ ra quán kể cả ngày nghỉ. Tôi đâu ngờ, mẹ chồng âm ỉ dành dụm trong lòng rồi đem ra mắng tôi một trận nên thân.
Ảnh minh họa
Hôm đó, tôi nghỉ làm nên chở con đi chơi siêu thị. Đi tới chiều về, tôi vào thẳng vào phòng. Sau lúc ấy, con trai tôi lấy đồ chơi ra chơi, vứt luôn cái túi nilon ở ngay trước cửa. Tôi luôn muốn con phải có tính tự lập nên thường xuyên phải nhắc lấy đồ chơi xong là phải tự dọn dẹp. Nhưng tính trẻ con còn lơ đãng, lần này chơi xong cháu lại vứt đó rồi bỏ đi chơi mất. Định bụng đợi con về, bắt cháu tự tay dọn dẹp và phải nhắc nhở cho nhớ. Nhưng con chưa về, tôi cũng chưa kịp dạy dỗ thì mẹ chồng tôi đã xông vào mắng tôi một trận xối xả. Bà mắng ác vô cùng.
Mẹ chồng chửi tôi sống như chó, sống với dế. Suốt ngày chỉ biết đi chơi, nằm ưỡn ẹo trong phòng, đến cái nhà cũng không chịu dọn. Rồi bà lôi một tá chuyện ra nói xa xả, giống như đã đợi thời cơ từ lâu rồi.
Video đang HOT
Bà nói vợ chồng tôi không biết điều. Con cái giao hẳn cho bà trông nom, nhưng chưa bao giờ nói được tiếng cảm ơn. Đến cái quần cái áo cũng ỷ lại vào bà nên chẳng biết tự mua cho con. Ăn uống, đưa đi học cũng một tay bà mà tôi chẳng biết phụ giúp lại. Ngày nghỉ cũng ru rú trong phòng chẳng chịu ra rửa một cái chén, hay quét được cái nhà…
Bà bảo tôi nhìn chị dâu mà xem, cứ rảnh là chạy xuống phụ giúp bà rửa chén, lau dọn nhà cửa. Con cái thì tự lo hết chứ không để cha mẹ chồng phải lo. Rồi bà chốt lại một câu: ‘Đúng là thứ con cái không được cha mẹ dạy dỗ’.
Ảnh minh họa
Tôi tức điên lên. Mắng tôi sao cũng được chứ không được động đến cha mẹ tôi. Tôi ức chế quá nên nói lại, tôi cũng chẳng nói thô tục gì đâu, chỉ bảo: ‘Lo cho cháu là việc ông bà tự muốn, con không ép buộc. Còn rửa chén hay không là quyền của con. Mẹ không thể vì lo cho cháu mà bắt con rửa chén, dọn nhà. Con không thích làm mấy chuyện đó. Còn nếu ba mẹ thấy lo cho cháu mệt quá thì đừng lo. Con làm cả tuần, mệt nhọc rồi thì phải nghỉ ngơi. 2 thau chén to đùng đó mà rửa thì hư tay hết à? Còn chị dâu rửa là đúng rồi. Ai lo cho nhà cửa mà không rửa? Chừng nào mẹ xây nhà cho vợ chồng con thì hãy hay’.
Mẹ chồng tôi tức đỏ mặt nhưng tôi kệ, đi thẳng vào phòng. Thời buổi bây giờ đi làm dâu đâu có khổ như ngày xưa nữa. Tôi biết nếu cứ hiền lành, nhẫn nhịn mãi sẽ bị ăn hiếp hoài. Nên tôi không nhịn. Tôi thà mang tiếng hỗn còn hơn bị mẹ chồng soi mói, bắt hiếp suốt đời.
Mấy hôm nay nghỉ phép, tôi cũng không thèm ra rửa chén. Xem thử mẹ chồng làm gì được tôi. Nhìn bà chị dâu cặm cụi ngồi ‘nuốt’ cả thau chén ngập mặt, tôi cũng muốn giúp lắm nhưng cứ nghĩ đến thái độ ức hiếp, hành hạ con dâu của mẹ chồng tôi lại không chịu nổi. Liệu tôi làm vậy có gì quá đáng? Tôi đâu phải ăn không ngồi rảnh, cũng không phải là đứa ăn bám.
Theo Netnews
Xót xa vì lời nói dối có 20 cây vàng của mẹ
Tôi hỏi thì mẹ bảo: 'Mẹ nói dối nó là mẹ có 20 cây vàng để dành từ hồi bố con chưa mất. Lúc nào mẹ già yếu nhắm mắt xuôi tay sẽ bảo chỗ cho chúng nó lấy'.
Nhà tôi có 2 anh em và chỉ còn mẹ. Bố tôi mất cách đây 14 năm vì một tai nạn. Mẹ tôi chỉ là người phụ nữ bán hàng xén nên lận đận mãi mới nuôi được chúng tôi khôn lớn. Anh trai tôi đi học bằng tiền làm thêm, ra trường đi làm có lương thì nuôi tôi giúp mẹ. Từ đó mẹ tôi mới bớt khổ.
Anh tôi là người hiền lành, giản dị, ít nói và luôn bận rộn. Tôi ra trường rồi đi lấy chồng, anh trai tôi bèn sửa sang lại căn nhà và cưới vợ. Cứ tưởng cuộc sống của mẹ tôi sẽ tốt hơn, nhưng không ngờ anh trai tôi lại lấy phải người vợ ghê gớm, đanh đá.
Anh trai quá bận rộn nên không chăm nom được mẹ tôi. Còn tôi, phận lấy chồng xa, lại sống chung bố mẹ chồng, nên cũng chỉ biết âm thầm gửi cho mẹ được vài đồng bạc, thỉnh thoảng lén mua ít quà mang về cho mẹ, chứ chẳng thể ở bên báo hiếu.
Chị dâu mới về đã khiến mẹ tôi buồn lòng. Chị luôn chê mắng mẹ. Đúng là mẹ tôi từng nghèo khổ nên nhiều khi vẫn giữ thói quen tiết kiệm quá mức. Nhưng như thế chị chỉ cần nhắc nhở mẹ là được, cần gì phải luôn cáu kỉnh, vứt hết đồ mẹ cất và nói những câu khiến mẹ đau lòng. Việc này mẹ không nói với tôi, nhưng qua hàng xóm và vài lần tới chơi, tôi đã phần nào đoán được.
Ảnh minh họa
Tôi từng nói với anh trai để anh khuyên chị dâu, nhưng chị mắng cả tôi. Chị bảo tôi là đã đi lấy chồng thì về nhà chồng mà ý kiến ý cò, nếu tôi lo hộ chị được thì để chị đi cho tôi ở lại lo. Anh trai tôi trách được vợ vài câu thì chị thay đổi mấy hôm đó, còn khi anh đi công tác, ở nhà chị lại làm gì mẹ tôi thì chỉ có mẹ với chị biết.
Nhưng một năm trước, tôi bỗng thấy mẹ tôi thảnh thơi hơn. Chị dâu không còn bắt nạt, hành hạ mẹ nữa. Tôi hỏi thì mẹ bảo: "Mẹ nói dối nó là mẹ có 20 cây vàng để dành từ hồi bố con chưa mất. Lúc nào mẹ già yếu nhắm mắt xuôi tay sẽ bảo chỗ cho chúng nó lấy".
Tôi ngỡ ngàng hỏi lại mẹ rằng không sợ chị dâu biết rồi càng làm khó mẹ hơn sao? Mẹ bảo mẹ nói dối là trước có mảnh đất, âm thầm bán rồi mua vàng, định rằng khi anh tôi lấy vợ thì cho nửa mà sửa nhà. Nhưng anh tôi làm ăn được nên mẹ không đưa, còn tôi đi lấy chồng, bao giờ ra ở riêng thì bà cho mà làm nhà.
Có lẽ lời nói dối của mẹ khá kín kẽ nên chị dâu không nghi ngờ gì. Chị tỏ ra rất chu đáo chăm sóc mẹ tôi. Trong lòng tôi vẫn nghi ngại nhưng thấy mẹ được con dâu cung phụng, tôi cũng chỉ biết chẹp miệng đến đâu thì đến.
Ảnh minh họa
Mẹ tôi được chị dâu tôn trọng, ăn uống tốt hơn nên trông khỏe khoắn hơn trước. Thế nhưng một tháng trước, chị dâu tôi đánh tiếng muốn sửa lại căn bếp với nhà vệ sinh cho sạch sẽ tươm tất, tiện thể đổi cái tủ lạnh, muốn xin mẹ đóng góp cho chút ít. Chị dâu hoạch tính tổng thảy hết 100 triệu, vợ chồng anh chị có 40 triệu, hiển nhiên muốn mẹ tôi bỏ thêm ra 60 triệu.
Vì chị dâu bảo rằng mẹ cho trước hay cho sau thì cũng là cho con cái. Mẹ giữ tiền thêm một hai chục năm nữa cũng chẳng có tác dụng gì bằng việc đưa luôn bây giờ khi con cái khó khăn.
Mẹ tôi á khẩu, đành dốc hết số tiền tiết kiệm thực của mẹ, chính là số tiền mà từ hồi anh em tôi lập gia đình, thỉnh thoảng đưa mẹ được một ít để mẹ tiêu vặt, nhưng mẹ tiếc nên giữ lại. Thế nhưng tổng thảy cũng chỉ được 45 triệu. Tôi bèn bồi đắp cho mẹ 15 triệu nữa (số tiền này một phần là của tôi, một phần tôi đi vay).
Nhà bếp bắt đầu sửa, chị dâu muốn hiện đại nên lắm đặp thêm khá nhiều thiết bị đắt tiền, thành ra lại thiếu tiền và giờ đang đòi mẹ tôi bán thêm vàng.
Mẹ tôi lấy đâu ra vàng mà bán chứ? Tôi cũng không có đồng nào để cho mẹ nữa. Giờ hai mẹ con tôi rối tung, không biết xử trí ra sao. Nếu nói thật với chị dâu, chỉ sợ chuỗi ngày sau này mẹ tôi sẽ khó sống. Còn nếu không đưa thêm tiền cho chị, thì chỉ sợ chị dấy lên nghi ngờ, hoặc cho rằng mẹ tôi keo kiệt... Nên làm thế nào bây giờ hả mọi người?
Theo Afamily
Hối hận vì lấy phải cô vợ vừa ki bo lại đanh đá Khi yêu, tôi hết lòng theo đuổi, khổ sở đến đâu cũng chịu. Còn bây giờ, khi tôi đã được mãn nguyện vì cưới được người đẹp về làm vợ thì tôi mới bàng hoàng, ngã ngửa về Hiền của mình Tôi kết hôn với Hiền đến nay đã được gần bốn năm và có một đứa con hai tuổi. Tôi nhớ hồi...