Hà Giang: Trẻ em Nà Bó háo hức chờ đón trường mới khang trang
Ở nơi vùng núi cao Tây Bắc xa xôi, dù trời nắng nóng hay mưa gió bão bùng, con trẻ vẫn chăm chỉ đôi chân trần trên sỏi đá, trèo đèo lội suối, khó khăn gian khổ vượt hàng cây số đường rừng hiểm trở, chỉ mong được đến trường để tìm kiếm “con chữ”, được tiếp cận với văn minh và đùa vui cùng chúng bạn đồng trang lứa.
Thấu hiểu điều đó, ngày 23/11, chương trình từ thiện “mái trường cho em” tiếp tục xây thêm điểm trường Nà Bó, thuộc xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Điểm trường Nà Bó (xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang), chỉ cách trung tâm huyện Bắc Quang khoảng 20km, nhưng quãng đường hiểm trở, khó khăn khiến đoàn từ thiện mất khoảng 2h đồng hồ mới tới nơi. Được biết, đây là điểm trường dân tộc miền núi nghèo nhất, khó khăn nhất của xã.
Người dân nơi đây thường nói xã Đức Xuân với 3 không: Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại, trường tiểu học thôn Nà Bó dường như nằm cách biệt hoàn toàn.
Điểm trường tiểu học Nà Bó gồm gần 50 em học sinh, điều kiện học tập vô cùng thiếu thốn. Nhà các em đều ở xa, mỗi ngày vượt hàng cây số đường đồi núi đến lớp học, bụng đói chỉ có vài chiếc bánh mèn mén nấu từ bột ngô ăn cả ngày.
Không có cặp sách, các em dùng túi nilon đựng sách vở. Mùa đông mưa rét, đám học trò nghèo miền núi phong phanh áo mỏng, chân không tất không giầy xỏ vội đôi dép tổ ong, mặt mũi tím tái vì lạnh vẫn hồn nhiên bám lớp bám trường.
Với mong muốn mang tới cho các em nhỏ một ngôi trường mới an toàn hơn, tiện nghi hơn để các em yên tâm học hành, dệt nên những ước mơ của tuổi học trò, Công ty Vietravel Khu vực phía Bắc cùng Hội thiện nguyện Hương Sen – Đà Nẵng đã tài trợ chương trình “mái trường cho em”, xây dựng mới hoàn toàn 2 phòng lớp học và 1 phòng giáo viên, tổng giá trị hơn 300 triệu đồng. Dự kiến công trình lớp học sẽ được hoàn thiện trong 1,5 tháng, kịp khánh thành trước dịp Tết nguyên đán.
Đông đảo bà con đồng bao cùng các em học sinh có mặt tại buổi từ thiện.
Các em nhỏ háo hức vì sắp có ngôi trường khang trang, sạch đẹp.
Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, Hà Giang cho biết: “Trong xã Đức Xuân có một số điểm trường, trong đó điểm trường Nà Bó là điểm trường khó khăn thuộc địa bàn huyện, cách trường chính rất xa. Mọi cơ sở vật chất, đường xá đi lại rất khó khăn. Chính vì vậy công tác giảng dạy tại điểm trường rất vất vả trong thời gian vừa qua. Điểm trường được tài trợ xây dựng mới này sẽ giúp các em học sinh có được những lớp học sạch sẽ, khang trang, giúp các em có động lực hơn mỗi khi đến trường”.
Anh Nguyễn Văn Minh, đại diện đơn vị tài trợ cho biết, sau nhiều lần đi khảo sát thấy điểm trường thôn Nà Bó rất khó khăn, nên công ty đã quyết định xây điểm trường cho các em học sinh nơi đây, để giúp các em sẽ có được một ngôi trường mới, cơ sở vật chất tốt hơn.
Tổng giá trị lên tới hơn 300 triệu đồng, dự kiến công trình lớp học sẽ được hoàn thiện trong 1,5 tháng, kịp khánh thành trước dịp Tết nguyên đán.
Theo nguoiduatin
Đi dọc sông Hương "săn" thứ măng tre vàng, có vài trăm ngàn/ngày
Không đến mức trèo đèo lội suối, nhưng những chuyến "ăn" măng dọc biền sông cũng tướt mồ hôi khi phải chui ra luồn vào giữa những bụi tre rậm rịt cùng hàng chục ký măng tươi nặng trịch bên cạnh.
Nếu như măng của tre xanh chỉ rộ vào tầm tháng 4 thì măng của tre vàng ở Huế lại có quanh năm, nhờ vậy, kể cả khi măng vào mùa (giá thương lái thu tại nhà chỉ 6-7 ngàn đồng/kg) giúp người hái kiếm khá tiền sau một buổi lao động.
Bẻ măng - nghề tay trái hái ra tiền.
Ông Hồ Thanh Lam, người thôn Hòa An (Hương Thọ - Hương Trà) không nhớ đã theo cái nghề tay trái này bao lâu, chỉ biết mấy sào đất toàn những tre của gia đình ở mé sông phía thượng nguồn dòng Hương hằng năm giúp gia đình ông có được khoản thu nhập kha khá.
"Trung bình mỗi bụi tre cho 2-3 mụt măng, cá biệt có bụi 5 mụt, mỗi mụt từ 1-3kg, cứ bẻ xong thì tuần sau lại đến bẻ tiếp. Đến tháng 4 hằng năm, khi bẻ thì trừa lại 1 mụt măng đẹp để làm giống, 5 tháng sau mụt măng thành cây tre lớn, sau đó lại tiếp tục ra măng. Nói chung cây tre cho măng cả đời. Vào mùa, măng giá 6-7 ngàn đồng/kg nhưng vào tầm tháng 1-3, giá từ 10-15 ngàn đồng/kg tùy loại măng", ông Lam nói.
Để đi bẻ măng chỉ cần dậy sớm, chuẩn bị đồ nghề đơn giản, gồm đôi găng tay, giỏ đựng, một cuốc chim và cây rựa, sau đó khoác thêm áo dài tay, cầm theo chai nước là có thể bắt đầu buổi luồn biền "ăn" măng.
Nghe qua thấy nhẹ nhàng, nhưng có đi mới biết cũng gian nan, vất vả khi phải "chui bờ lủi bụi", phải trân mình chịu đựng gai, lá, nè tre khô sắc như dao lướt qua da, phải cẩn thận tránh rắn, tránh ong, tránh nơi biền đất có nguy cơ đổ ầm xuống sông bất cứ khi nào do nạn khai thác cát sỏi trái phép.
Không tính những mụt măng mọc trồi cao khỏi mặt đất, để tránh bỏ sót, người bẻ phải tinh mắt, phải chịu khó xáo xới những đám lá khô mục phủ dày - nơi mụt măng đang náu mình. Những bụi tre tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, ngoài che bóng, giữ đất, tre còn cho măng, cho người thêm thu nhập, dù khi ít khi nhiều nhưng quanh năm suốt tháng. Vậy nên, những người "ăn" măng dọc biền sông Hương vẫn sống thong dong nhờ cái nghề tay trái nhưng hái ra tiền này.
Hình ảnh người dân "ăn" măng phía thượng nguồn sông Hương PV ghi được:
Dọc biền sông phía thượng nguồn sông Hương là nơi nhiều người dân "ăn" măng.
Dụng cụ thu hoạch măng chủ yếu là rựa và cuốc chim.
Khi thu hoạch, phải chặt măng sát gốc, nếu không lứa măng mọc tiếp theo sẽ nhỏ hơn.
Trong một buổi sáng ở khu vực ngã ba khe Đầy, chị Nguyễn Thị Sắt (thôn Hòa An - Hương Thọ - Huong Trà) có thể bẻ được hơn 1 tạ măng tươi.
Thương lái đến thu mua tại nhà ông Hồ Thanh Lam. Do đây là thời điểm măng nhiều nên măng ngang vỏ được thu mua với giá 6.500 đồng/kg. Dẫu vậy, với hơn 1 tạ măng, trong buổi sáng ông Lam đã có 600-700 ngàn đồng.
Mùa này chủ yếu là măng vàng nhưng thỉnh thoảng vẫn có măng xanh - loại măng ít đắng, giòn và ngọt với giá hơn 10 ngàn đồng/kg.
Tuy không bằng măng xanh, nhưng bù lại măng vàng có quanh năm, cho mụt to hơn, kinh tế hơn. Trong ảnh là 2 mụt măng có trọng lượng đến 6kg.
Khi sơ chế, măng tươi được róc bỏ lớp vỏ ngoài. Sau đó tiếp tục bóc cho đến khi còn lõi non. Trong khi róc và bóc vỏ, chú ý tránh lông măng dính vào da.
Măng tươi, măng chua giúp bữa ăn gia đình có thêm một thực phẩm sạch
Theo Hàn Đăng (Báo Thừa Thiên Huế)
Một số Chủ tịch tỉnh trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 khẳng định cả nước đã sẵn sàng cho một kỳ thi nghiêm túc. Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm với xã hội Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia được Bộ GD-ĐT xác...