Hà Giang phong tỏa thôn giáp biên có bệnh nhân nhiễm Covid-19
Sau khi ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19, UBND tỉnh Hà Giang quyết định phong toả toàn bộ thôn Pín Tủng – nơi ở của bệnh nhân 268.
Sáng 16/4, Bộ Y tế công bố thêm 1 bệnh nhân mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm ở Việt Nam lên 268.
Nữ bệnh nhân số 268 (dân tộc Mông), trú tại Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân có chồng đi làm thuê ở Trung Quốc, đã hoàn thành thời gian cách ly tại Việt Nam khi về nước trong khoảng thời gian giữa tháng 3.
Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân ít giao lưu, đi lại.
Ngày 8/4, bệnh nhận đến khám Phòng khám đa khoa xã Phó Bảng, sau đó được chuyển tiếp lên Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn với tình trạng khó thở, mỗi lúc một tăng.Tới chiều 15/3, kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy bệnh nhân dương tính với Covid-19.
UBND tỉnh Hà Giang cho biết bệnh nhân đã tiếp xúc trực tiếp (F1) với 56 người, trong đó bao gồm 20 nhân viên y tế. Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là 29 trường hợp.
Hà Giang lập các chốt chặn tại thôn giáp biên có bệnh nhân 268. Ảnh: H.Q
Ngay trong sáng 16/4, UBND tỉnh Hà Giang đã lập 6 chốt chặn phong toả 24/24h lối vào thôn Pín Tủng. Với đặc điểm thôn giáp biên với Trung Quốc với 2 cột mốc và 3 lối mòn, UBND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang cử các lực lượng làm nòng cốt tại các chốt giáp biên.
Video đang HOT
Trong quá trình cách ly, cơ quan chức năng sẽ cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho toàn bộ các hộ dân đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân tự cách ly tại nhà. Theo rà soát, hiện trong thôn Pín Tủng có 29 hộ, 192 nhân khẩu, 22 người đi lao động tại Trung Quốc trong đó 17 người vẫn chưa về địa phương.
Ngoài ra, Phòng khám đa khoa xã Phó Bảng sẽ dừng hoạt động, toàn bộ nhân viên y tế sẽ đi cách ly tập trung. Các nhân viên y tế và bệnh nhân tại khu cách ly Bệnh viện đa khoa Đồng Văn sẽ làm việc và điều trị tại khu vực cách ly.
Hồng Quang
Cậu bé mồ côi oằn mình cõng gạch kiếm 2.000 đồng giữa mùa dịch Covid-19
Mạng xã hội đang chia sẻ hình ảnh cậu bé 12 tuổi ở Hà Giang đang oằn mình cõng gạch lên bản. Mỗi viên gạch nặng khoảng 12kg, cậu được trả 2.000 đồng, quãng đường lên bản khá xa và dốc ngược, xe máy không lên được.
Sùng Mí Sò oằn mình cõng gạch lên bản . Ảnh: Hải Âu
Theo đó, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ những tấm ảnh cậu bé 12 tuổi đang oằn mình cõng gạch lên bản ở lưng chừng núi. Người đăng tải cho biết, quãng đường lên bản khá xa và dốc ngược, xe máy không lên được nên đều phải dùng sức người.
Điều đáng nói là dù mỗi viên gạch nặng khoảng 12kg, nhưng cậu bé chỉ được trả 2.000 đồng/viên. Mỗi ngày cậu bé cõng được 3 chuyến, đồng nghĩa với việc kiếm được 18.000 đồng. Đây là một số tiền khá lớn đối với cậu và gia đình.
Hình ảnh cậu bé 12 tuổi nhưng nhỏ thó, đang oằn mình với 3 viên gạch (khoảng 36kg) trên lưng khiến ai nấy đều xót xa và thương cảm. Công việc nặng nhọc là thế, nhưng số tiền cậu kiếm được chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền chi tiêu hằng ngày của chúng ta.
Cõng mỗi viên gạch nặng 12kg, Sùng Mí Sò được trả 2.000 đồng . Ảnh: Hải Âu
Tài khoản Van Nguyen bộc bạch: "Nhìn những ảnh như này tôi toàn bị rơi nước mắt thôi, cảm thấy bất lực". Nickname Tung Nguyên thì nói: "3 viên gạch này chắc cũng nặng bằng người em ấy rồi, người vùng cao nhiều nơi khó khăn quá".
Người dùng Facebook có tên Nam Ninh Cung lại xót xa: "Sự vất vả này rèn luyện cho con người ta trở nên mạnh mẽ và thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh khó khăn. Ngẫm lại thấy trẻ em thành phố sướng mà khổ".
Hơn 3 tháng không được ăn cơm
Trao đổi với Thanh Niên, bạn Mua Thị Chở (sinh viên Trường ĐH Thái Nguyên, quê ở xã Sủng Là, H.Đồng Văn, Hà Giang) cho biết cậu bé trong bức ảnh trên là Sùng Mí Sò (12 tuổi) ở cũng xã với Chở và có hoàn cảnh rất đáng thương.
Chở cho biết cha của Sùng Mí Sò đã mất vì tai nạn, mẹ đi lấy chồng Trung Quốc để lại Sò cùng 2 em của mình cho ông bà nội là ông Sùng Nhìa Vá (60 tuổi) và bà Hờ Thị Sia (61 tuổi) chăm sóc.
Hình ảnh Sò khiến nhiều người không khỏi xót xa . Ảnh: Hải Âu
Hằng ngày, Sò cùng các em của mình lên nương với ông bà. Khi nào có người thuê đi cõng gạch thì các bé lại đi cõng để kiếm tiền về mua gạo. Nhưng từ tết tới nay, Sò với ông bà của mình phải ăn mèn mén (món ăn làm từ bắp) để sống qua ngày.
"Quê em ăn mèn mén 80%, lâu lắm mới được một bữa cơm. Đó là tình hình chung của người dân tộc Mông quê em. Còn gia đình các bé thì càng khó khăn nên cơm không có để mà ăn. Vì ông bà già rồi, mù chữ, mù tiếng phổ thông nên chỉ ở nhà trồng ngô (bắp) và nuôi bò", Chở kể.
Theo lời của bạn Chở, ở thôn Sủng Là, có rất nhiều bé 6-7 tuổi đã phải đi cõng gạch để kiếm tiền. Chính bản thân Chở cũng phải đi cõng gạch, cõng đá từ năm cấp 1 để có tiền. Dù làm cả ngày nhưng vẫn không được 20.000 đồng.
3 anh em Sò cùng bà nội . Ảnh: Mua Thị Chở
Căn nhà mà Sùng Mí Sò đang ở cùng ông bà là nhà đắp đất (nhà trình tường) - kiểu nhà truyền thống của dân tộc Mông ở Đồng Văn. Cả nhà có điện xài nhưng nước thì phải đi hứng từng giọt ở hốc đá hoặc sử dụng nước mưa.
Sùng Mí Sò hiện học trường PTDT bán trú tiểu học Sủng Là, em út của Sò là Sùng Mí Sính thì học lớp 2 trường thôn Lao Xa. Riêng em giữa là SùngThị Và (11 tuổi) đã nghỉ học từ khi ba mất.
Hiện đang trong thời gian nghỉ dịch nên Sùng Mí Sò ở nhà phụ ông bà làm nương và đi oằn mình cõng gạch khi có người thuê. Những buối trời giá rét, Sò phải mang ủng để giữ ấm và không bị trơn trượt.
Vũ Phượng
Nhiều Hiệu trưởng tiết lộ phụ huynh phải è cổ gánh... sách giáo khoa Sự thiếu minh bạch trong việc lựa chọn nhà cung ứng sách giáo khoa là mảnh đất báu bở cho nhiều cá nhân trục lợi. Phụ huynh "è cổ" làm giàu cho nhiều người. Những ngày gần đây dư luận xã hội nhiều lần lên tiếng về vấn đề sách giáo khoa quá cao, thậm chí có bộ sách có giá gấp 4...