Hà Giang nỗ lực phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc
Năm 2023, Hà Giang tiếp tục ghi dấu ấn với du khách trong nước và quốc tế. Mảnh đất địa đầu Tổ quốc xuất hiện trong nhiều bình chọn về điểm du lịch hấp dẫn.
Nhằm thực hiện nội dung Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 với nội dung Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình cụ thể. Kết quả, du lịch Hà Giang đã đạt được những kết quả tích cực.
Năm 2023, Hà Giang được công nhận là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á do Giải thưởng Du lịch Thế giới – World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương bình chọn.
Tờ New York Times (Mỹ) xếp Hà Giang vào top 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Hà Giang cũng được ghi danh trong nhiều bảng xếp hạng của các tạp chí, tổ chức về du lịch trong và ngoài nước.
Hẻm Tu Sản, một thắng cảnh hùng vĩ ở Hà Giang (Ảnh: Hồng Anh).
Năm 2023, Hiệp hội Văn hóa và Ẩm thực Việt Nam cũng đã vinh danh 3 món ăn của Hà Giang đó là phở ngô, cá bỗng và cháo ấu tẩu.
Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 trở thành thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Những thành tựu này đã giúp ngành du lịch Hà Giang nổi bật, tạo ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, Hà Giang đã ban hành hơn 500 văn bản để cụ thể hóa các nhiệm vụ và tổ chức thực hiện.
Video đang HOT
Là một tỉnh miền núi biên giới, đa sắc màu văn hóa dân tộc, Hà Giang xác định vấn đề bảo tồn văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh văn minh, khơi dậy giá trị văn hóa để phát triển kinh tế – xã hội xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ quan trọng.
Hà Giang đã tổ chức kiểm kê nhận diện được 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể. Toàn tỉnh Hà Giang có 61 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng các cấp, trong đó có 31 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
31/61 di tích xếp hạng đã được trùng tu, tu bổ và tôn tạo. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.
Nhiều di tích sau khi được tu bổ đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Về di sản văn hóa phi vật thể, toàn tỉnh đã có 30 di sản được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản văn hóa thực hành Then Tày, Nùng, Thái của 11 tỉnh, thành, trong đó có Hà Giang được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thực hiện các kế hoạch, đề án của tỉnh, 16 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã và đang được đầu tư theo hướng vừa bảo tồn văn hóa, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Với chủ trương “lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa”, xem di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, ngành văn hóa thể thao du lịch tỉnh đã khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, từng bước phát huy giá trị và góp phần tích cực trong việc thu hút khách du lịch.
Dốc Thẩm Mã, địa điểm dừng chân của nhiều du khách ở Hà Giang (Ảnh: PV).
Năm 2023, Hà Giang đón 3 triệu lượt du khách, trong đó có trên 300 nghìn lượt khách quốc tế (bao gồm khách mang hộ chiếu và giấy thông hành), khách nội địa là 2,7 nghìn lượt (tăng 33% so với năm 2022, vượt 20,7% kế hoạch năm). Tổng thu từ du lịch ước đạt 7.092 tỷ đồng.
Lượng khách du lịch tăng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Hà Giang là địa chỉ tìm kiến cao thứ 4 trong năm do Googe bình chọn.
Dù còn nhiều khó khăn song Hà Giang đã và đang chọn hướng đi dựa trên giá trị bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, tạo sinh kế cho cộng đồng.
Những nụ cười trên vùng cao nguyên đá Hà Giang
Đến vùng địa đầu tổ quốc Hà Giang, du khách không chỉ "lạc" vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp những nụ cười thơ ngây, trong sáng của các em nhỏ vùng cao nguyên đá.
Những điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Hà GiangGợi ý 10 bản làng nên ghé thăm khi đến Hà Giang Hàng rào đá - nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà Giang
Hai bé gái tại dốc Thẩm Mã - một trong những điểm "check-in" quen thuộc của du khách khi đến Hà Giang. Ảnh: Nguyên Phong
Những bé gái rực rỡ trong trang phục truyền thống với những chiếc gùi hoa và nụ cười hồn nhiên bên dốc Thẩm Mã. Ảnh: Nguyên Phong
Các em bé thuộc dân tộc thiểu số như người H'Mông, Thái, Lô Lô, La Chí... Ảnh: Nguyên Phong
Những em nhỏ không ngần ngại tạo dáng để du khách chụp ảnh, chính điều đó khiến du khách cảm thấy gần gũi và yêu mến mảnh đất địa đầu tổ quốc. Ảnh: Nguyên Phong
Hằng ngày, các em đan những vòng hoa tươi đẹp mắt, sau đó mang đến những điểm du lịch bán cho du khách. Ảnh: Nguyên Phong
Những em nhỏ H'mông do vậy đều biết thổi khèn từ nhỏ, theo đúng quan niệm: con gái H'mông phải biết may vá, dệt vải và thêu thùa, con trai H'mông phải biết thổi khèn và múa khèn. Tiếng khèn vang lên từ những em nhỏ vùng cao khiến không gian nơi đây càng trở nên hữu tình, thơ mộng. Ảnh: Nguyên Phong
Sáo cũng là một nhạc cụ tiêu biểu của người H'mông, và là phương tiện giao duyên hiệu quả của các chàng trai đối với cô gái trong bản. Ảnh: Nguyên Phong
Những em nhỏ hồn nhiên đùa vui trên một đồng hoa tam giác mạch ven quốc lộ 4C. Ảnh: Nguyên Phong
Các em vô tư ca hát, đón chào du khách tại điểm tham quan phim trường "Nhà của Pao" thuộc huyện Đồng Văn. Ảnh: Nguyên Phong
Hai anh em tại làng văn hóa Lũng Cẩm. Cả hai đều không hiểu tiếng Kinh, nhưng cũng không đòi hỏi, chèo kéo gì mỗi khi khách du lịch đi ngang qua. Ảnh: Nguyên Phong
Hình ảnh người ông địu cháu về nhà. Ảnh: Nguyên Phong
Nụ cười bẽn lẽn của em bé khi gặp du khách. Ảnh: Nguyên Phong
Ngày xuân, đông đảo du khách lên cột cờ Lũng Cú Lũng Cú - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc vô cùng thiêng liêng và là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Trong những ngày đầu Xuân mới Quý Mão 2023, cột cờ Lũng Cú đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước lên đây tham quan. Thiếu tá Nguyễn Vũ Quỳnh, nhân viên Trạm biên phòng...