Hà Giang: Nhiều hộ nông dân tạo được gia sản đáng kể nhờ vốn Ngân hàng CSXH
Thông qua nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hội viên, nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang có điều kiện vay vốn, phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập.
Vượt nghèo nhờ vốn ưu đãi
Anh Phùng Càn Sai (thôn Bản Khun, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê) được biết đến là một trong những tấm gương vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững tại địa phương nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi.
Mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo của nông dân Hà Giang. Ảnh: Đ.T
Với mục tiêu đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế, thời gian tới Hội ND tỉnh Hà Giang tăng cường phối hợp với các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng CSXH nâng cao chất lượng tín dụng… giúp hội viên có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thông qua Hội ND huyện Bắc Mê, anh Sai vay vốn từ Ngân hàng CSXH với số tiền hơn 50 triệu đồng để đầu tư xây chuồng trại và mua trâu, bò về nuôi theo hướng hàng hóa. Mỗi năm, gia đình anh có thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng từ bán trâu, bò.
Đáng chú ý, không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Sai còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân trong thôn để cùng thi đua làm giàu. Anh còn vận động bà con trả lãi, vốn vay đúng hạn.
Cũng vươn lên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, chị Nông Thị Tươi (thôn Hạ Sơn 1, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê) tâm sự: Với người dân nông thôn, để phát triển sản xuất thì điều khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn ban đầu; vì nếu vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác thì hiệu quả sản xuất không đủ trả tiền lãi. “May, nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi mới có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình”.
Video đang HOT
Ông Triệu Càn Diết- Trưởng thôn và cũng là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Bản Khun, xã Yên Cường, cho biết: Hiện, thôn có 70/130 hộ vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện. Năm 2019, thôn rất vinh dự có hộ anh Phùng Càn Sai được Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH tặng giấy khen vì “Đã có thành tích thực hiện vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020″.
Tạo tiền đề cho nông dân phát triển
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Hà Giang: Tính đến ngày 31/3/2020 tổng dư nợ ủy thác với Ngân hàng CSXH của Hội ND trong toàn tỉnh là trên 800 tỷ đồng tạo điều kiện cho 22.152 hộ vay; nợ quá hạn 0,12% giảm 83 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ hội viên nghèo đã có thêm vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu đời sống, có điều kiện cho con em được học tập và phát triển; góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Một số huyện đã làm tốt công tác huy động tiền gửi tổ chức, dân cư, thực hiện tốt tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn cao và có lãi tồn giảm so với đầu năm như: Bắc Quang, Mèo Vạc, Yên Minh, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Quản Bạ…
Ông Trần Xuân Thuỷ – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cho biết: Không chỉ giúp các hội viên vươn lên ổn định cuộc sống, thông qua hoạt động quản lý điều hành nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp được rèn luyện phát triển các kỹ năng nghiệp vụ công tác hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hội viên ở cơ sở. Từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp để tạo sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội.
Bên cạnh uỷ thác vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả, Hội ND Hà Giang cũng đang quản lý hơn 23,5 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo điều kiện cho 424 hộ vay vốn.
Theo ông Thủy: Cùng với các nguồn lực đầu tư, Hội ND tỉnh đã mở các lớp dạy nghề, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ hội viên tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ và quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, khơi dậy tinh thần sáng tạo, năng động trong làm ăn của hội viên.
Năm 2019, Hội xây dựng được 51 mô hình kinh tế hiệu quả; 84 chi hội, tổ hội nghề nghiệp, giúp hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, đưa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đi vào thực chất.
Đảm bảo an sinh xã hội mùa dịch bệnh
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn và gần 100.000 người lao động (NLĐ) bị mất việc. Cùng với chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người bán vé số, lang thang... thì các chủ hộ sản xuất - kinh doanh, DN nhỏ và vừa, người thất nghiệp cũng là những đối tượng được quan tâm để cùng vượt qua khó khăn mùa dịch bệnh.
Quan tâm các đối tượng yếu thế
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Châu Văn Ly cho biết, thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn An Giang được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Nhiều đối tượng khó khăn đã sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ để ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên thế giới, Chính phủ và tỉnh triển khai các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt thì đời sống của nhiều người dân gặp khó khăn. Nhóm đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là những người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào làm thuê, mướn theo mùa vụ, bán vé số, bán hàng rong...
Trong khi đó, DN, cơ sở kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 31-3-2020, có khoảng 3.000 DN và 10.000 lao động làm việc trong các DN bị ảnh hưởng. Trong khi đó, do các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, cà phê... tạm nghỉ nên một lượng lớn NLĐ không ký kết hợp đồng lao động. Số người mất việc ước tính khoảng 98.000 lao động.
UBND huyện Tri Tôn vận động Công ty Antraco trao quà cho người bán vé số bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
Trước tình hình này, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch điều hành an sinh xã hội với những kịch bản khác nhau theo diễn biến dịch bệnh Covid-19. Trước mắt, trong quý II-2020 (từ tháng 4 đến tháng 6), tỉnh tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020 của Chính phủ về biện pháp hỗ trợ người dân khó khăn do dịch bệnh Covid-19, gồm: NLĐ nghỉ việc không hưởng lương, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc; người sử dụng lao động gặp khó khăn trong trả lương; hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng kinh doanh; người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (8.110 người); đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (82.916 đối tượng); người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31-12-2019 (162.507 người) và phát sinh đến hết 31-3-2020 (khoảng 126 người) theo chuẩn nghèo quốc gia. Lưu ý, các trường hợp đủ điều kiện hưởng từ 2 chế độ hỗ trợ trở lên thì chỉ được hưởng 1 chế độ cao nhất.
Ổn định lâu dài
Ông Ly cho biết, trong quý III-2020, An Giang sẽ tập trung hỗ trợ DN sớm phục hồi sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định đời sống của NLĐ. Đồng thời, triển khai nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ NLĐ vay vốn tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Trường hợp vẫn còn ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, dẫn đến DN phải cho nghỉ việc từ 50% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 1-2020 thì NLĐ và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trong thời gian này, tỉnh tập trung thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện chi trả kịp thời các chế độ chính sách cho đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hưu trí theo đúng quy định.
Tặng quà cho người nghèo, người bán vé số dạo ở huyện Thoại Sơn
Dự báo đến quý IV-2020, khả năng dịch bệnh Covid-19 sẽ bị đẩy lùi, không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Khi đó, tỉnh tiếp tục hỗ trợ DN ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, thực hiện tư vấn, giới thiệu lao động theo yêu cầu của DN. Các ngành chức năng phối hợp nắm tình hình lao động trong các DN, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện được yêu cầu phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch đề ra. Trong đó, tăng cường các hoạt động trợ giúp nhằm sớm ổn định đời sống người nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo toàn diện và bền vững, duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% (còn dưới 1% nếu không tính số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội); đảm bảo cứu trợ kịp thời cho các đối tượng gặp thiên tai, tai nạn rủi ro đột xuất và đảm bảo trợ cấp thường xuyên kịp thời cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định.
Từ nay đến cuối năm 2020, toàn tỉnh tập trung tuyển sinh đào tạo nghề cho 25.000 người, trong đó có 12.000 lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp lên 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%; giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, trong đó có 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.
Nhằm ổn định đời sống người dân, các sở, ngành, địa phương phấn đấu thực hiện đúng, đủ, kịp thời và công bằng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định; tổ chức triển khai thực hiện tốt đề án hỗ trợ nhà ở cho người nghèo giai đoạn 2 (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg); thực hiện đầy đủ các chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng thụ hưởng theo quy định.
Cùng với đó, phấn đấu duy trì 100% xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; 100% trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục phát hiện được hỗ trợ, quản lý cas kịp thời; 86% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển...
NGÔ CHUẨN
Hỗ trợ "2 trong 1" nhà nông học nghề dễ dàng Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức 326 lớp dạy nghề cho gần 10.000 lao động nông thôn. Được "cầm tay chỉ việc" học nghề, hỗ trợ vốn vay, nhiều hội viên nông dân nơi đây đã tự tin phát...