Hà Giang: Du khách cảnh giác với nạn lừa đảo ‘đặt phòng ảo’ mùa lễ hội
Ngày 25/11, bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Giang cho biết, Sở vừa ban hành công văn số 1781 cảnh báo về hiện tượng lừa đảo bán phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Theo Sở VHTT&DL, trên mạng xã hội xuất hiện một nhóm đối tượng lừa đảo tìm phòng nghỉ thông qua môi giới, các đối tượng thường mạo danh là các hướng dẫn viên, quản lý, chủ các cơ sở lưu trú du lịch đăng lên các diễn đàn du lịch, mạng xã hội bán phòng nghỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nhất là tại huyện Đồng Văn. Thu đoạn của các đội tượng là Khi khách liên hệ, các đối tượng sẽ cung cấp số tài khoản yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ phòng, nhưng thực tế là “phòng ảo”, không có thật. Vì thế, khi khách đến nơi đặt phòng, cơ sở lưu trú thông báo không nhận được thông tin đặt phòng cũng như không được nhận tiền đặt cọc của khách.
Khách du lịch hào hứng chụp ảnh bên hoa Tam giác mạch
Để kịp thời ngăn chặn kẻ gian lừa đảo, bảo vệ quyền lợi và an toàn cho du khách, đồng thời giữ gìn hình ảnh thương hiệu du lịch Hà Giang, Sở VHTT&DL đề nghị các sở, ngành, quý cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương phối hợp thông tin rộng rãi hiện tượng lừa đảo nêu trên. Đồng thời, đăng tải danh sách cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội; các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý các vi phạm nếu có.
Video đang HOT
Khách du lịch có những kiến nghị, phản ánh về các dịch vụ du lịch tại Đồng Văn có thể liên hệ đường dây nóng Trưởng Công an huyện Đồng Văn (0886.659.888) hoặc Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn (0912.504.199). Du khách cần hỗ trợ, hướng dẫn tìm phòng nghỉ dịp Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang 2022 liên hệ số điện thoại 0988.820.913 hoặc 0985.212.103.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VIII sẽ chính thức khai mạc tối 26/11 tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Để góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn và thành công, huyện Đồng Văn đang tổ chức, triển khai nhiều hoạt động văn hóa, thể thao các dân tộc phục vụ lễ hội. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 25 – 26/11, Trung tâm sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí tại thị trấn Đồng Văn, như: Nhảy dân vũ với 3 nhóm nhảy dân vũ dân tộc Lô lô hoa, Lô Lô đen và dân tộc Mông tại các địa điểm ở trung tâm thị trấn, chợ Phố cổ…
Cũng trong dịp này các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc cũng được tổ chức đồng loạt các sự kiện ở nhiều địa phương khác như Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc); Lễ hội dệt lanh (huyện Quản Bạ)…nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách, đồng thời điều tiết và giảm tải cho Đồng Văn.
Để chuẩn bị cho sự kiện, Ban tổ chức đã chuẩn bị gần 400 ha hoa tam giác mạch. Dự kiến, thời gian hoa nở sẽ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm hoa nở rộ nhất sẽ vào đúng dịp lễ. Tại các địa phương, Đồng Văn là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250ha.
Lễ hội 'kéo chày' của người Pà Thẻn ở Hà Giang
Hằng năm, vào ngày 16 tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang tổ chức lễ hội kéo chày.
Lễ hội này đi kèm với lễ hội nhảy lửa.
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, là nơi sinh sống của 22 đồng bào dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đa dang. Những ngày trung tuần tháng 10 âm lịch, du khách đến nơi đây sẽ được thưởng thức lễ hội "kéo chày" của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Người Pà Thẻn còn gọi là người Pạ Hưng là một trong số 54 dân tộc sinh sông tại Việt Nam. Tính đến tháng 4 năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người, chủ yếu sống tập trung sống tập trung tại một số xã như Xã Tân Bắc; xã Tân Trịnh; xã Yên Thành; xã Yên Bình; xã Tân Nam; xã Xuân Minh thuộc huyện Quang Bình và xã Tân Lập; xã Hữu Sản thuộc huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Trước đây, người chủ yếu sống bằng nương rẫy. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn. Do sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, những lúc mất mùa, giáp hạt, người Pà Thẻn vẫn phải lên rừng đào củ mài, củ nâu... Vì thế hái lượm còn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế của người Pà Thẻn.
Sau những ngày thu hoạch xong vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn chọn ngày tốt, thường là ngày 16/10 Âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ hội "kéo chày".
Lễ hội sẽ có một người thầy chủ trì đóng vai trò rất quan trọng. Người chủ trì buổi lễ phải là người khỏe mạnh, giỏi võ và am hiểu về thần chú. Trước khi buổi lễ bắt đầu, người thầy sẽ cầm một chiếc chày gỗ dài từ 2.5 - 3m xoay đi xoay lại và niệm thần chú. Cùng lúc đó, hai thanh niên trai tráng người Pà Thẻn sẽ ôm chặt chiếc chày ở tư thế đối ngược nhau. Như có một phép thuật, chiếc chay gỗ xoay tròn rồi từ từ nâng lên khỏi mặt đất, dù cho hai thanh niên ghì chặt cũng không thể nào giữ nổi chiếc chày. Sau đó, hàng chục thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.
Các thanh niên người Pà Thẻn tham gia kéo chày
Điểm đặc biệt ở lễ hội "kéo chày" là những chàng trai Pà Thẻn tham gia luôn nhận được sự tin yêu, thán phục và ngưỡng mộ của du khách và các cô gái Pà Thẻn. Trong lễ hội, các chàng trai Pà Thẻn ai cũng diện áo mới, mặc quần chân què, trang trí thêm hai chiếc khăn vắt chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng. Các cô gái Pà Thẻn nổi bật hơn trong bộ trang phục màu đỏ tươi, một bộ nữ phục của các cô gái gồm khăn, áo, thắt lưng, váy và tạp dề. Màu chủ đạo trên trang phục của các cô gái Pà Thẻn là màu đỏ, nhưng có phối màu với các màu sáng khác như màu trắng bằng cách ghép vải hoặc dệt thành đường kẻ sọc.
Với người Pà Thẻn, lễ hội "kéo chày" là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn sau một ngày mùa bội thu. Chiếc chày là vật dụng quen thuộc và tiêu biểu trong đời sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Đầu trên của chiếc chày tương ứng với cực dương (nghĩa là thiên), đầu dưới ứng với cực âm (là địa). Hai người chơi lúc đầu ôm chày trong tư thế đối diện nhau biểu hiện cho hai thái cực khác nhau. Người Pà Thẻn gọi đó là hai con trâu húc nhau mãi không rời. Như vậy, trên - dưới và các bên được cân bằng. Khi âm - dương được cân bằng, sẽ tạo ra một sức mạnh cân bằng cho chiếc chày. Qua đó nói lên điều mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là cầu mong các thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm, cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối vì khi âm - dương hài hòa thì cuộc sống mới có đầy sức mạnh và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII tỉnh Hà Giang: Điểm hẹn tháng 11 Hoa tam giác mạch được trồng ở nhiều nơi, song đến nay, duy nhất có tỉnh Hà Giang xem tam giác mạch là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo. Hoa Tam giác mạch được trồng tại nhiều địa phương của tỉnh Hà Giang, nhiều là ở huyện Mèo Vạc và Yên Minh. Mấy năm gần đây, hoa tam giác mạch...