Hà Giang: Độc đáo chợ “hàng xách tay”
Chợ phiên vùng cao vốn là nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc. Hàng hóa mang đến đây thường là các sản vật tự nuôi trồng được, tất cả đều được ôm hoặc xách tay.
Từ sáng sớm người dân vùng cao đã rủ nhau đi bộ tới chợ
Một chú vịt được cắp nách từ nhà tới chợ để bán cho khách
Gà đen là mặt hàng cắp nách rất được ưa chuộng tại đây
Gà cho vào giọ rồi được xách tay đến chợ Mèo Vạc (Hà Giang)
Các loại chim rừng cũng được xách tay đến tận chợ
Video đang HOT
Một chú cún bị buộc dây kéo đến chợ để bán
Lang thang quanh chợ tìm khách
Phong lan rừng được xách tay từ trên núi cao xuống chợ Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang
Những sản phẩm thủ công như khèn, sáo…cũng được xách tay đến chợ
Rau, củ, quả là măt hàng xách tay không thể thiếu
Chiếc chảo lớn xách đến chợ bán cho những người làm món Thắng Cố
Sau khi mua bán, đổi chác xong, người dân lại xách tay các vật phẩm thu được quay trở về nhà
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngỡ ngàng Tam giác mạch trái mùa trên cao nguyên đá
Những vạt Tam giác mạch hồng hồng tím tím trên cao nguyên đá Đồng Văn hay những dải Tam giác mạch trắng như bông ở Cao bằng đều đẹp đến nao lòng.
Chị bạn tôi cứ ao ước một lần lên Hà Giang mùa Tam giác mạch, được đắm mình giữa những thửa hoa có cái tên là lạ: tam giác mạch. Tên loài hoa đã làm nên một sức hấp dẫn riêng, quyến rũ riêng với khách phương xa.
Không hiểu tam giác mạch hình thù thế nào, hỏi "bác" Google bảo rằng: tam giác mạch là một loài thân thảo có thể làm thức ăn cho trâu bò, thậm chí có thể luộc ăn như rau.
Đồng bào Dao, Tày, Mông vùng núi cao Hà Giang để cho tam giác mạch trổ hoa, kết quả và cho hạt để làm bánh kiểu như một dạng ngũ cốc. Cái tên tam giác mạch là do người dưới xuôi đặt ra theo hình dạng của quả loài cây này.
Truyền thuyết kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Người người lấy hạt ngô hạt lúa về ăn. Khi ngô lúa đã cạn mà vụ sau chưa tới, cái đói về u ám bản làng.
Mọi người chia nhau đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ. Mọi người cùng tìm đến khe núi và ai nấy đều ngỡ ngàng trước một rừng hoa li ti, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa.
Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Thế là từ đó thứ cây có hoa màu trắng ly ty được dùng ăn thay ngô, lúa mỗi mùa giáp hạt.
Lang thang trong sương lạnh mây mù vùng cực bắc Tổ quốc, bất chợt bắt gặp màu hồng tím, trắng bên những sườn núi nghiêng nghiêng hay trong một thửa ruộng hiếm hoi lại khiến chúng tôi phải dừng chân ngấm nghía và bấm máy liên tục.
Hoa hồng trắng li ti, cánh chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác, giữ ở giữa một hạt mạch quý. Những tay lá bé bỏng cũng mơ hồ ba góc xanh.
Điều thú vị là những dải tam giác mạch ở Hà Giang có màu phớt hồng, tim tím thân thương, còn tam giác mạch ở Cao Bằng lại rặt chỉ một màu trắng trinh nguyên.
Chả hiểu vì sao lại có sự khác nhau đó, anh bạn người Cao Bằng bảo có lẽ tại Hà Giang toàn núi đá cằn trơ còn Cao Bằng đất đồi nhiều phèn. Cũng chả rõ lý do nào đúng chỉ biết rằng dù màu phớt tím hay trắng bạch thì vẫn cứ làm nao lòng kẻ lữ khách.
Theo aFamily
Có những chốn thần tiên ở Hà Giang Người ta nghe tiếng Hà Giang thấy xa lắm. Mà xa thật, tận trên địa đầu Tổ Quốc, nơi có cực Bắc cao nhất. Đường lên quanh co dốc đứng. Nhưng mà đã, mà phê, mà thích thú vô chừng. Từ Hà Nội đến Hà Giang, bạn phải vượt qua con đường hơn 300km đến thị trấn, sau đó rẽ lên tỉnh lộ...