Hà Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch ở Thảo nguyên Suôi Thầu
Thảo nguyên Suôi Thầu với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và hùng vĩ được ví von như một “Thụy Sĩ thu nhỏ” đang được tỉnh Hà Giang xây dựng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
Thảo nguyên Suôi Thầu (Xín Mần, Hà Giang). (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Thảo nguyên Suôi Thầu cách thị trấn Cốc Pài – trung tâm huyện Xín Mần, Hà Giang khoảng 6km, có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Vùng đất này được những người đam mê “xê dịch” ví von như một “Thụy Sĩ thu nhỏ” bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và hùng vĩ.
Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ
Vượt qua những cung đường uốn lượn theo triền núi cao ngất trời của vùng đất Xín Mần, du khách sẽ đặt chân đến Thảo nguyên Suôi Thầu. Từ trên cao nhìn xuống, Thảo nguyên Suôi Thầu như một bức họa nhiều màu sắc, tuyệt đẹp và kỳ vĩ.
Những vạt hoa rừng bốn mùa đua nở, những ruộng lúa, nương ngô xanh mướt chạy theo triền núi. Những cây sa mộc nhiều năm tuổi sừng sững hiên ngang điểm tô thêm sự vững chãi cho đồi hoa tam giác mạch.
Với khí hậu mát mẻ, đứng trên thảo nguyên, du khách có thể dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Chảy, thả hồn theo từng lớp mây trắng vắt mình qua những dãy núi chập trùng. Bởi địa hình cao, thoáng, đặt chân tới Thảo nguyên Suôi Thầu, du khách có thể thưởng ngoạn thời khắc bình minh hay hoàng hôn mà không phải di chuyển xa.
[Hà Giang: Khai mạc Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022]
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Xín Mần (Hà Giang) Phạm Duy Hiền, quan điểm của tỉnh và huyện là phải giữ được cảnh quan của Thảo nguyên Suôi Thầu, vì hiện nay không còn nhiều khu vực như ở đây, cảnh quan hùng vĩ, những thảm cỏ trải dài, những nương lúa, nương ngô xanh mát.
Video đang HOT
Huyện có định hướng không tác động đến vùng lõi, chỉ phát triển dịch vụ ở phần ngoài; đồng thời tính tới phương án sau này, phát triển du lịch sẽ theo hướng du lịch trải nghiệm, không có phương tiện cơ giới ra vào.
Thay vào đó là dịch vụ đưa đón khách du lịch bằng xe thô sơ của bà con bản địa. Mục đích là vừa giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, vừa tạo việc làm cho người dân.
Trong “bức tranh” du lịch của Hà Giang nói chung, huyện Xín Mần xác định, phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm. Huyện đã tham vấn các cơ quan chức năng, các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, đơn vị lữ hành, lữ khách.
Suôi Thầu có gần 60 hộ dân sinh sống, đa phần là đồng bào dân tộc Mông. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Do đó, huyện xác định làm du lịch phải gắn với nông nghiệp, sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc, danh lam thắng cảnh và những cảnh quan vốn có, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phạm Duy Hiền cho biết thêm.
Với 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, có những nét đặc trưng văn hóa mà chỉ Xín Mần mới có, đây là một lợi thế rất lớn trong việc phát triển du lịch. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến với Xín Mần đạt trên 100.000 lượt. Đây là tín hiệu tích cực trong việc phát triển du lịch tại huyện phía Tây này.
Tháo bỏ lực cản, thu hút du lịch
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Xín Mần nói chung và Thảo nguyên Suôi Thầu nói riêng đang gặp phải một số vấn đề ngáng trở. Kết cấu hạ tầng giao thông mặc dù đã có nhưng chưa thực sự thuận lợi.
Theo ông Phạm Duy Hiền, có lẽ Xín Mần hiện là huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang về hạ tầng giao thông và tính kết nối, bởi tuyến đường đã có nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các phương tiện vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa. Hành trình di chuyển còn nhiều khó khăn, dẫn tới tình trạng khách du lịch có thể phải bỏ ra số chi phí lớn hơn để đến với huyện.
Hoàng hôn trên Thảo nguyên Suôi Thầu. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Xín Mần giáp với Bắc Hà (Lào Cai) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), đều là hai địa điểm thu hút khách du lịch rất lớn. Đặc biệt là vào thời điểm lúa chín, những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp được phủ vàng, khiến du khách mê mẩn khi đặt chân tới.
Bên cạnh điểm nhấn Thảo nguyên Suôi Thầu, huyện Xín Mần có khá nhiều điểm du lịch độc đáo khác, như Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Thác Tiên Đèo Gió, Suối khoáng Quảng Nguyên.
Hạ tầng giao thông chưa phát triển khiến việc phát triển du lịch bị chậm lại. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Xín Mần Phạm Duy Hiền cho biết huyện rất mong muốn thời gian tới, tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh trong việc đầu tư hạ tầng giao thông, để vừa phục vụ sản xuất vừa thu hút khách du lịch.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang vừa thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu Du lịch Suôi Thầu. Đây sẽ là cơ sở để chính quyền địa phương tăng cường quản lý, đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Hà Giang: Hang Thiên Thủy - Danh thắng qua nghìn năm trầm tích
Cùng với những danh thắng nổi tiếng trên mảnh đất Xín Mần như thác Tiên, bãi đá cổ, thảo nguyên Suôi Thầu...
hang Thiên Thủy là một kỳ quan tự nhiên có sức hút mà thiên nhiên ưu ái trao cho mảnh đất phía Tây này.
Nhũ đá được hình thành từ nghìn năm làm nên vẻ đẹp của hang Thiên Thủy.
Nằm cách trung tâm thị trấn Cốc Pài 13 km, thôn Nàn Ma, xã Nàn Ma là một địa danh nổi tiếng gắn liền với nhiều di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Vượt quãng đường hơn 2 km từ trung tâm xã với những nương ngô, rừng vầu xanh thắm, đoàn chúng tôi cùng tìm đến hang Thiên Thủy. Khác với các hệ thống hang đã từng khảo cứu trên địa bàn tỉnh, hang Thiên Thủy nằm ở độ cao 1.200 so với mực nước biển, thuộc dãy núi Hoa Đá (Khoắn Pắng) quanh năm mây phủ của đất Nàn Ma.
Dẫn đường cho chúng tôi là anh Giàng Seo Dìn, cán bộ xã người bản địa nắm rõ các lối ra, vào của hang như lòng bàn tay, sau khi dẫn đoàn vượt cánh rừng Tống quán sủ, anh chỉ vào cửa hang hẹp tỏa ra khí mát lành. Đây là một trong 3 cửa vào của hàng Thiên Thủy nhỏ và hẹp nhất chỉ vừa 1 người chui lọt, đi được chừng 5 mét vào lòng hang chúng tôi cảm nhận được không khí mát lạnh đặc trưng của hang khiến mọi người quên hết mỏi mệt sau quãng đường di chuyển dưới cái nắng mùa khô ở Xín Mần.
Đi sâu vào chừng 10 m, chúng tôi bắt gặp những vũng nước trong mát sâu hơn 20 cm, một phần tạo thành cái tên Thiên Thủy của hang đá này. Hang Thiên Thủy không phải là hệ thống hang động ngầm đi sau vào lòng đất như các hệ thống các hang khác mà nằm ở vị trí khá cao trên đỉnh dãy núi đá Nàn Ma. Vậy mà trong hang vẫn có nguồn nước mạch trong lành thật khiến chúng ta cảm phục trước tạo hóa. Những vũng nước trong mát này không chỉ tạo sự thoáng mát trong hang, tạo nhũ đá mà còn là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong những ngày khô hạn kéo dài.
Bên trong hang Thiên Thủy khá rộng với nhiều thạch nhũ nhiều hình khối.
Theo khảo sát của các nhà khoa học, hang Thiên Thủy được cấu tạo hoàn toàn bằng đá vôi, có chiêu dài 340 m, vòm hang cao nhất 23 m, lối đi chính của hang nhỏ nằm giữa các nhũ đá tự nhiên nhiều hình khối tạo cảm giác kỳ bí và đẹp. Các khối nhũ đá nhiều hình thù xếp thành tầng tầng lớp lớp từ trên vòm hang xuống chân động, tạo thành những lối đi mê cung đầy hấp dẫn. Phải có người bản địa thông thạo các lối rẽ trong hang dẫn đường mới có thể đi đúng lối để ra cửa hang phía bên kia núi. Càng đi vào sâu độ rộng và sự đa dạng về hình khối của nhũ đá càng tăng lên khiến người đến tham quan thích thú và trầm trồ trước sự sáng tạo của thiên nhiên.
Hang Thiên Thủy gắn với một trong những nghi lễ tiêu biểu của cộng đồng người Mông nơi đây, đó là lễ cúng Tượng đá đầu rùa diễn ra dưới chân núi Hoa Đá, được duy trì từ lâu. Lễ cúng diễn ra vào ngày 20, tháng Giêng hàng năm, địa điểm cúng là một phiến đá có hình đầu rùa nằm dưới chân núi theo đường đi lên cửa hang. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người dân ở đây chuẩn bị các lễ vật gồm có một con lợn 50 - 60 kg, một con gà trống, một chai rượu, một thếp giấy bản, 5 bát cơm, 5 thẻ hương... Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ, thầy cúng thắp 5 nén hương mời các vị thần linh về dự. Nội dung bài cúng cầu mong các thần phù hộ cho bà con khỏe mạnh, không bị ốm đau bệnh tật, mưa thuận gió hòa, lúa ngô không có sâu bệnh phá hoại, vật nuôi trong nhà sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt... Ngoài ra, nơi đây còn giữ được các lễ hội văn hóa đặc sắc như Gầu tào, Cúng rừng của người Mông và Nùng. Năm 2014, hang Thiên Thủy được công nhân là danh thắng cấp Quốc gia, khẳng định và bảo tồn vẻ đẹp kỳ vỹ được thiên nhiên kiến tạo hàng nghìn năm.
Nàn Ma nằm ở vị trí tiếp giáp với huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, là cửa ngõ thông thương giữa hai tỉnh nên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Cộng với những trầm tích lịch sử, các danh thắng thiên nhiên ban tặng và văn hóa dân tộc bản địa đặc sắc sẽ là tiềm năng để khai thác du lịch. Hang Thiên Thủy được bảo vệ, khai thác tốt sẽ là một điểm đến trong cung khám phá mảnh đất Xín Mần đầy nắng, gió và các dân tộc ít người còn lưu giữ được bản sắc văn hóa.
Suôi Thầu (Xín Mần) - Thảo nguyên đẹp bậc nhất Việt Nam Suôi Thầu Hà Giang là một thảo nguyên đẹp bậc nhất Việt Nam. Suôi Thầu một địa danh còn khá mới mẻ với du khách bởi nơi đây mới chỉ được chú ý đến những năm gần đây nhờ vẻ đẹp thơ mộng nhưng không kém phần hùng vĩ giữa lưng trời xanh biếc. Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với...