Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao, đặc biệt có 2 sản phẩm đạt hơn 90 điểm
Mới đây, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Hà Giang đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần I năm 2020. Kết quả Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao.
Năm 2020, ngoài việc tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng và quy mô mở rộng, tỉnh Hà Giang còn đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP.
Đợt 1/2020 Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao
Theo đó, tổng số sản phẩm đăng ký đánh giá, phân hạng đợt 1/2020 là 73 sản phẩm thuộc 2 ngành hàng (ngành thực phẩm 70 hồ sơ đăng ký, ngành đồ uống 3 hồ sơ đăng ký) của 36 tổ chức kinh tế (5 doanh nghiệp, 25 hợp tác xã, 6 hộ sản xuất) tham gia đánh giá.
Tiêu chí để đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang thực hiện theo đúng các tiêu chí quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTG, ngày 08/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau gần 1 tháng thực hiện, các thành viên hội đồng đã đánh giá các sản phẩm một cách công tâm, chính xác, khách quan, công bằng, đúng quy định. Kết quả Hà Giang đã có thêm 34 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.
Ông Đỗ Tấn Sơn – Chủ tịch Hội đồng đánh giá và phân loại sản phẩm OCOP, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Giang chia sẻ: Hiện hàng hóa giả, kém chất lượng trà trộn đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm nhiều mặt hàng nông sản của bà con đồng bào Hà Giang. Chính vì vậy, việc đánh giá nghiêm túc, chính xác các sản phẩm OCOP sẽ tạo ra những bước đi vững chắc để hàng hóa của tỉnh gia tăng chất lượng và giá trị.
ĐIểm nổi bật của các sản phẩm OCOP Hà Giang là luôn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Trọng tâm chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; trong đó, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi chính là ưu điểm nổi bật mà sản phẩm OCOP Hà Giang đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Video đang HOT
Như vậy, tính đến nay, Hà Giang đã có 36 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 82 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong đó có một số sản phẩm tiêu biểu như: Thịt bò khô cao nguyên đá, Rượu tam giác mạch (huyện Mèo Vạc); chè shan tuyết Cổng Thành (huyện Yên Minh), Mận máu Hoàng Su Phi hay siro cam, mức cam (huyện Bắc Quang)…
Đặc biệt, Hà Giang đã có 2 sản phẩm đạt từ 90 điểm trở lên là trà xanh và hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) được UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá xếp hạng cấp quốc gia.
Mật ong Bạc Hà, sản phẩm OCOP đặc trưng của Hà Giang
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai chương trình OCOP Hà Giang vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế, như: Quy mô năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; Các chủ thể mới chỉ tập trung vào hoàn thiện hồ sơ mà chưa quan tâm cải thiện chất lượng sản phẩm vì vậy năng lực canh tranh sản phẩm OCOP trên thị trường còn hạn chế …
“Để tháo gỡ những khó khăn này, mục tiêu đến năm 2030, Hà Giang phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP. Năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Giang sẽ đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm.
Đồng thời tăng cường rà soát, xây dựng, công bố, hướng dẫn và khuyến khích các HTX, doanh nghiệp sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa – ông Đỗ Tấn Sơn cho biết thêm.
Nuôi ong "du mục" để "nhả" ra thứ mật ngọt ngào, nữ nông dân Thủ đô thu tiền tỷ
Dựa vào đặc điểm khí hậu 4 mùa trong năm của các vùng mà di chuyển đàn ong đến để ăn phấn hoa, giúp ong "nhả" ra thứ mật ngọt, đậm chất thiên nhiên nhất.
Đó là cách làm độc đáo nhưng cũng đầy gian nan của chị Chu Thị Vinh - chủ cơ sở ong mật Vinh Hoa (xã Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội).
"Sự kết hợp tuyệt vời từ thiên nhiên"
Trò chuyện với PV Báo NTNN, chị Chu Thị Vinh cho biết, gia đình chị đã có 20 năm trong nghề nuôi ong lấy mật. Chị thấy vùng đất Ba Vì có nhiều lợi thế, không khí trong lành, hoa trái 4 mùa và có hệ thống thực vật phong phú, rất thích hợp để nuôi ong.
Theo chị Vinh "nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng khai thác mật ong ổn định, cơ sở có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng". Ảnh: M.N
Chị Vinh tiết lộ, chồng chị cũng đang công tác Trung tâm Nghiên cứu ong (thuộc Viện Chăn nuôi). Từ những tiềm năng sẵn có của Ba Vì, vợ chồng chị đã quyết định đầu tư nuôi ong.
"Trong suốt gần 20 năm, cơ sở nuôi ong của chúng tôi đã phát triển đàn ong trên diện rộng. Hiện nay, cơ sở đang duy trì từ 600 đến 800 thùng ong, trong đó có trên 100 đàn ong nội còn lại chủ yếu là ong ngoại" - chị Vinh chia sẻ.
Hiện cơ sở ong mật Vinh Hoa luôn duy trì từ 600 đến 800 thùng ong
Sau nhiều năm nuôi ong, cũng như "học lỏm" được kinh nghiệm và kiến thức nuôi ong từ người chồng. Đến nay, chị Vinh đã có thể tự mình nắm rõ đặc tính và những biểu hiện bệnh của đàn ong, biết chúng cần gì trong từng mùa để nuôi ong đạt hiệu quả cao.
Năm 2014, với kỳ vọng mang đến những sản phẩm sạch, chất lượng từ mật ong trên thị trường, chị Vinh đã đăng ký sản xuất mật ong thiên nhiên theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở ong mật Vinh Hoa.
Năm 2019, sản phẩm "Mật ong sữa chúa" của cơ sở ong mật Vinh Hoa đã được thành phố Hà Nội chấm là sản phẩm OCOP 3 sao.
Theo đó, để mật đạt chất lượng sạch, thơm, hàng năm, gia đình chị Vinh đã thực hiện nuôi ong theo từng mùa hoa. Vào mùa nhãn, vải, ong được nuôi ở khu vực huyện Ba Vì, Sơn Tây để ong có thể ăn hoa nhãn, vải ở khu vực này. Sau khi hết mùa nhãn, vải, đàn ong lại đưa sang tỉnh Phú Thọ để ăn mật keo. Đến mùa thu và mùa đông, đàn ong lại được di chuyển lên khu vực Mộc Châu (tỉnh Sơn La), nơi có nhiều vườn mơ, mận; nương ngô, cải...
Với cách nuôi ong công phu, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, các sản phẩm từ mật ong thiên nhiên của gia đình chị Vinh được người tiêu dùng đánh giá cao. Chị Vinh cho biết, mỗi năm, cơ sở ong mật của chị xuất ra thị trường khoảng 60 đến 70 tấn mật. Tuy nhiên, đối với những năm thời tiết không thuận lợi, sản lượng mật giảm tương đối mạnh, chỉ khai thác được khoảng 10 tấn. "Đối với nghề nuôi ong mật, yếu tố thời tiết là rất quan trọng. Có năm, khí hậu ưu đãi, sản lượng khai thác mật lớn, doanh thu có thể lên tới 3 tỷ đồng" - chị Vinh cho hay.
Nâng tầm ong mật Vinh Hoa
Hiện nay, cơ sở ong mật Vinh Hoa đang sản xuất nhiều sản phẩm mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, với 11 loại như: Mật ong bánh tổ, mật ong thiên nhiên, mật ong hoa rừng, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa bạc hà, mật ong sữa chúa, sữa ong chúa đông khô, sữa ong chúa tươi, phấn hoa, sáp ong...
Đối với số lượng đàn ong như hiện tại, cơ sở ong mật Vinh Hoa có thể sản xuất từ 60 đến 70 tấn mật/năm.
Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm cho một số đơn vị để làm dược phẩm, thuốc, cơ sở của gia đình chị Vinh còn cung cấp cho các công ty của Hàn Quốc và Nhật Bản để làm bánh gạo mật ong.
Theo chị Vinh, mỗi sản phẩm mật ong đều mang lại tác dụng riêng biệt. Đơn cử như mật ong sữa chúa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, tăng hoạt động trí não, có tác dụng tốt đối với một số bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, thấp khớp...
Đối với mật ong bánh tổ lại có tác dụng dùng để chế biến thực phẩm, làm bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, mứt, kem, sữa chua, làm dăm bông... Loại mật này còn dùng trong mỹ phẩm, đắp mặt nạ, giữ cho da tươi tắn, mịn màng, đỡ nám..
Năm 2019, cơ sở ong mật của gia đình chị Vinh đã được TP.Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
"Tham gia Chương trình OCOP là cơ hội để cơ sở của chúng tôi tiếp cận, tìm được nhiều thị trường lớn, tiềm năng để hợp tác, tiêu thụ sản phẩm" - chị Vinh nói.
Thái Nguyên: Một nông dân phát tài nhờ nuôi loài thú cứ 1 năm vật ra cắt thứ này bán đắt tiền Nhờ nuôi hươu lấy nhung, bán hươu giống, anh Ngô Văn Hùng - Giám đốc HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp các hội viên trong hợp HTX có thu nhập ổn định. Nói về mô hình nuôi...