Hà Giang cần sớm khắc phục nợ đọng xây dựng cơ bản
Sáng 25/12, Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Nội vụ dẫn đầu làm việc với UBND tỉnh Hà Giang, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Tổ công tác của Thủ tướng do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa làm việc với UBND tỉnh Hà Giang
Mở đầu buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dự Hội nghị T.Ư 9 khai mạc sáng 25/12, nên ông được giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn công tác lên Hà Giang. Những nội dung làm việc với UBND tỉnh Hà Giang sẽ được tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Theo báo cáo, tính đến hết ngày 15/11/2018, tỉnh Hà Giang nhận được 170 nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu, trong đó 54 nhiệm vụ đã hoàn thành, 116 nhiệm vụ trong hạn đang triển khai thực hiện; không có nhiệm vụ quá hạn chưa triển khai.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, Hà Giang là một tỉnh nghèo, chi ngân sách hàng năm chủ yếu dựa vào ngân sách T.Ư cấp, trong khi đó nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư cấp hàng năm còn ít, không kịp thời, không đáp ứng nhu cầu vốn của đề án, dự án, dẫn đến tiến độ triển khai chậm. Đặc biệt, theo ông Sơn, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của các bộ ngành ban hành chưa kịp thời, kinh phí quản lý các chương trình, chính sách còn hạn chế…gây nhiều khó khăn cho tỉnh.
Video đang HOT
Nợ đọng xây dựng cơ bản lớn
Góp ý tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tài chính nêu rõ, vấn đề của Hà Giang phải giải quyết là tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản rất lớn. Việc xây dựng các hồ treo giải quyết nước sạch cho bà con vùng cao cần tiếp tục đẩy nhanh triển khai, phối hợp với các bộ, ngành để xử lý. Một số đại biểu cũng cho rằng, Hà Giang cần phát huy thế mạnh về cảnh đẹp trên địa bàn, khai thác về du lịch, làm sao thu hút khách du lịch nhiều hơn. Phát triển hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên thôn, liên kết vùng, khắc phục tư duy cục bộ.
Ông Vũ Thiện Vương, Phó Vụ trưởng Vụ tổng hợp Văn phòng Chính phủ cho rằng, Hà Giang là vùng phên giậu của đất nước, có vai trò quan trọng, đặc biệt là gìn giữ biên cương. Làm sao phải vừa phát triển được kinh tế, vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, trong thời gian tới, Hà Giang sẽ khắc phục những khó khăn, hạn chế, xin ý kiến các bộ, ngành T.Ư để giải quyết một số khó khăn, tồn tại về nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng giao thông, làm hồ treo giải quyết nhu cầu nước sạch cho bà con các huyện vùng cao…
TRƯỜNG PHONG – XUÂN ÂN
Theo TPO
Tập đoàn EVN lỗ hơn 2.200 tỷ đồng, kịch bản nào cho giá điện 2019?
Đại diện Bộ Công Thương thông tin, năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN lỗ hơn 2.200 tỷ đồng. Trong khi đó, các phương án về cung ứng điện năm 2019 cho thấy, sẽ không lo thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ chiều 3-12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để "Việt Nam không thể thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt trong năm 2019. Nếu không thực hiện được, lãnh đạo các đơn vị liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng".
Bổ sung về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin, qua tính toán cho thấy, tổng số tiền bán điện EVN thu về năm 2017 là 289.954 tỷ đồng, trong khi đó chi phí cho sản xuất kinh doanh là 291.278 tỷ đồng. Như vậy, tính trên con số này, EVN đang lỗ. Tính tổng tất cả các nguồn thu-chi, EVN đang lỗ 2.219 tỷ đồng trong năm 2017.
Giá điện năm 2019 có thể tăng
Trong năm 2018, ngành điện đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không điều chỉnh tăng giá điện. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với EVN xây dựng kịch bản giá điện 2019 theo đúng quy định. Theo đó, kế hoạch cấp điện năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành có 4 kịch bản tương ứng với công suất tiêu thụ điện.
Bộ Công Thương sẽ xem xét rất kỹ các kịch bản, yêu cầu EVN xây dựng phương án. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định, kiểm tra; đồng thời phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá đến tác động đời sống, kinh tế xã hội, sau đó mới chốt kịch bản điều hành giá điện năm 2019 báo cáo Chính phủ.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, từ tháng 10-2018, Bộ này đã làm việc với EVN để xây dựng kịch bản sử dụng điện cho năm 2019. Song, có khó khăn là nhiều hồ thủy điện ở miền Trung-Tây Nguyên đang khô cạn, sẽ ảnh hưởng đến phương án cung cấp điện năm 2019.
"Bộ Công Thương khẳng định, cả bốn phương án cung ứng điện năm 2019 đều cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất, kinh doanh năm 2019"- ông Hải khẳng định.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thông tin, trong một số thời điểm sẽ phải huy động thêm 2-7 tỷ Kwh điện từ nguồn điện dầu với giá thành có thể cao hơn thủy điện.
Theo ANTD
Thanh Hóa cần khắc phục hiện tượng "quan lộ thần tốc" Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1-1-2017 đến 15-11-2018. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng có 7 vấn...