Hà Giang: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trên vùng đất “Vỏ cây vàng” Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì ( Hà Giang) là điểm du lịch hấp dẫn với ruộng bậc thang kỳ vĩ và những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm qua, huyện tích cực phát huy thế mạnh, khai thác, bảo tồn các lễ hội để thu hút khách du lịch. Nhờ đó, năm 2023 huyện thu hút hơn 125 nghìn lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu mang lại trên 100 tỷ đồng.
Du khách tham quan vùng chè Shan tuyết cổ thụ |
Huyện Hoàng Su Phì có trên 14 nghìn hộ dân với gần 70 nghìn khẩu thuộc 13 dân tộc sinh sống. Song song với thu hút đầu tư phát triển du lịch, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành xây dựng phát triển KT – XH của địa phương. Nhiều lễ hội, lễ thức văn hóa dân gian độc đáo của các dân tộc được phục dựng và duy trì thường xuyên, góp phần giáo dục văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Trong đó có nhiều lễ thức, lễ hội, nghề truyền thống được kiểm kê, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia như: Lễ hội Quỹa Hiéng của dân tộc Dao xã Hồ Thầu, Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, lễ cúng thần Rừng của dân tộc Nùng, nghề chạm bạc của dân tộc Nùng xã Nàng Đôn và Pờ Ly Ngài…
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoàng Su Phì, Lù Văn Chung cho biết: Một trong 3 đột phá của huyện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là đưa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó, huyện đã triển khai xây dựng các Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường công tác quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Video đang HOT
Nghệ nhân trình diễn nhảy lửa tại xã Thông Nguyên |
Không chỉ phong phú các lễ hội truyền thống, các khu du lịch trên địa bàn thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc như đẩy gậy, vật chày, nhảy lửa… và mời các nghệ nhân dân gian đến biểu diễn những tiết mục múa dân gian, trích đoạn lễ hội để khách du lịch trải nghiệm. Anh Thomas Boucharlat (du khách Pháp) chia sẻ: Cảnh đẹp ở đây thật tuyệt vời. Đến đây, tôi cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện của mọi người, được hòa mình vào thiên nhiên sau khi có trải nghiệm một ngày làm nông dân đầy thú vị.
Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian, các lễ hội, lễ thức tiêu biểu đã trở thành môi trường tích cực và thuận lợi cho nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì quảng bá, giới thiệu, phát huy giá trị bản sắc dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống độc đáo của nhân dân các dân tộc, phục vụ nhiệm vụ phát triển KT – XH của địa phương.
'Tiếng gọi mùa vàng' - trải nghiệm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì năm 2023 chủ đề "Tiếng gọi mùa vàng" sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 16/9.
Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì
Khám phá 'Qua miền những di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì
Những thửa ruộng bậc thang như những thảm lụa vàng. Ảnh tư liệu: Nam Thái/TTXVN
Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến với vùng đất phía Tây Hà Giang trong tháng 9 này. Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì 2023 là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Điểm nhấn của chương trình năm nay là các xã vùng trọng điểm du lịch của huyện đều tổ chức sự kiện, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, làng nghề truyền thống, trình diễn lễ hội...
Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có đặc trưng địa lý là vùng núi đất, địa hình bị chia cắt mạnh. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, La Chí, Tày, Nùng, Mông... Khi nhắc đến Hoàng Su Phì, chúng ta không thể không nhắc tới một kỳ quan, một minh chứng rõ nét cho việc chinh phục thiên nhiên của con người nơi đây: Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, hệ thống gồm nhiều ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 24 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng trên 3.700 ha. Đây là Di tích danh thắng cấp quốc gia ở Việt Nam, điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang.
Ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây nương theo tự nhiên, cải tạo và ứng phó với điều kiện khắc nghiệt như địa hình không bằng phẳng, độ dốc cao, thường xuyên thiếu nước gây khó khăn cho việc canh tác để tạo nên những thửa ruộng bậc thang như một bức tranh kỳ vĩ, vẻ đẹp hoang sơ của núi đồi vùng cao.
Đến với Hoàng Su Phì những ngày này, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện có nội dung phong phú cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ III, Ngày hội Bản em tại xã Bản Phùng, Ngày hội bản Dao, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao, trình diễn Lễ cúng cơm mới của dân tộc Dao. Đặc biệt, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, bắt cá chép ruộng tại đồi mâm xôi... hứa hẹn mang lại những trải nghiệm, ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Dịp này, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch gắn với công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023; trưng bày ảnh đẹp chuyên đề Di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc của 4 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu với chủ đề "Kết nối di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc - hành trình khám phá bất tận".
Chương trình du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì được tổ chức định kỳ hàng năm gắn với mùa lúa chín cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch độc đáo. Chương trình giới thiệu những giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch tới đông đảo du khách.
Việc tổ chức hoạt động văn hóa đặc sắc này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Đồng thời, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Hà Giang: Những thứ có, khó và vượt khó để giàu có Hà Giang không có lợi thế về vùng đất cũng như thổ nhưỡng, do địa hình đồi núi dốc, lại khô cằn; vùng đồi núi thấp hay sạt lởm, người dân tộc chiếm số đông... Nhưng Hà Giang có những đặc trưng về cảnh quan, về văn hóa, con người và kiến trúc khiến chúng ta mỗi khi nhắc đến địa danh này...