Hà Giang: 45 đội thanh niên “Tiếp sức mùa thi” Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Tỉnh đoàn Hà Giang và các cơ sở đoàn trực thuộc đã thành lập 45 đội Thanh niên tình nguyện “ Tiếp sức mùa thi” tại 29 điểm thi trên địa bàn tỉnh, với 547 tình nguyện viên tham gia.
Thanh niên tình nguyện huyện Bắc Quang (Hà Giang) tham gia chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2020. Ảnh: Tỉnh đoàn Hà Giang
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” được triển khai từ 1/6 đến 15/7. Lực lượng tham gia gồm giáo viên, sinh viên và đoàn viên, thanh niên. Chiến dịch với mục đích hỗ trợ cho các bạn đoàn viên, thanh niên cho các sỹ tử thuận lợi, tự tin tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Các đội thanh niên tình nguyện sẽ tham gia đảm bảo trật tự tại các cổng trường. Hướng dẫn phân luồng giao thông tại các điểm nút giao thông và khu vực cổng trường; hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh thực hiện các thủ tục dự thi tại các điểm thi.
Video đang HOT
Đồng thời, đội tình nguyện còn tham gia liên hệ, đón và hướng dẫn nơi ăn, nghỉ phù hợp, an toàn cho thí sinh và người nhà thí sinh ở các địa bàn miền núi về tham gia dự thi tại các điểm thi trên địa bàn. Tổng hợp danh sách các thí sinh khó khăn, thí sinh thuộc hộ nghèo cần giúp đỡ; liên hệ, vận động các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí ăn, nghỉ, đi lại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Được biết, triển khai chương trình, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đội tình nguyện. Bên cạnh đó, đơn vị đã kêu gọi xã hội hóa 1.000 gói ôn thi trực tuyến, 500 sách ôn tập, 200 bộ quần, áo, ô che nắng, dung dịch sát khuẩn…, tổng trị giá trên 700 triệu đồng.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Tỉnh đoàn Hà Giang đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để chủ động công tác phòng chống dịch. Các hoạt động “Tiếp sức mùa thi” cũng được điều chỉnh cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch cũng như hỗ trợ thí sinh bước vào kỳ thi được thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Kỳ thi năm nay, toàn tỉnh Hà Giang có 29 điểm thi với số lượng 5.625 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 5.215 thí sinh THPT, 410 thí sinh GDTX và 365 thí sinh tự do.
Tổng số phòng thi lên tới 354 phòng, trong đó 267 phòng thi chính thức, 58 phòng chờ và 29 phòng thi dự phòng. Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Hà Giang năm 2021 đã chủ động xây dựng phương án và triển khai công tác chuẩn bị đảm bảo tốt nhất các điều kiện để kỳ thi diễn ra thuận lợi, an toàn, đạt kết quả cao.
Hà Giang: Đồng Văn bảo tồn, phát triển vùng chè Shan tuyết Lũng Phìn
Chè Shan Tuyết, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là giống chè nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng của vùng núi đá, có giá trị kinh tế cao.
Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Cây chè Shan tuyết Lũng Phìn được trồng ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, được người dân chăm sóc, thu hái và chế biến thủ công, không sử dụng phân bón và thuốc hóa học. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chè, Viện KH - KT nông nghiệp miền núi phía Bắc, chất lượng chè Lũng Phìn rất đặc biệt, có hàm lượng Axitamin trong chè cao từ 3 - 4%, cao nhất so với các vùng chè trên cả nước. Tuy nhiên thời gian qua sản phẩm chè chủ yếu thu hái, chế biến và kinh doanh tại địa phương, nên chưa mang lại kinh tế cho các hộ gia đình trồng chè.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc, kỹ thuật chế biến còn lạc hậu, công tác bảo quản sản phẩm chè chưa đúng cách, nên giá trị kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những năm gần đây, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển diện tích, giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây chè Shan tuyết.
Để khai thác có hiệu quả diện tích cây chè Shan tuyết của xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã có chính sách hỗ trợ giống và lương thực để nhân giống và nhân rộng diện tích giống chè Shan tuyết Lũng Phìn, hỗ trợ đầu tư dây truyền chế biến hiện đại, hướng dẫn kỹ thuật sao chè có chất lượng, đảm bảo hương vị. Đồng thời huyện giúp đỡ người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, nhờ đó đến nay sản phẩm chè Shan tuyết Lũng Phìn, giữ được uy tín, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Từ diện tích 3,6 ha cây chè cổ thụ, trên địa bàn 3 thôn, đến nay xã Lũng Phìn đã có hơn 83 ha chè, trên địa bàn 8 thôn và có 121 hộ gia đình tham gia trồng chè .Trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 33 ha, năng suất 7,4 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 24 tấn/năm.
Gia đình anh Sùng Nhẻ Mua, thôn Cán Pẩy Hở A, xã Lũng Phìn có khoảng 300 cây chè cổ thụ, những năm trước kia diện tích chè không được chăm sóc và thu hái thành sản phẩm có giá trị kinh tế, mà chủ yếu để phục vụ gia đình với sản lượng thấp. Từ năm 2016 đến nay, gia đình anh được tham gia tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa và liên kết trong khâu thu hái, chế biến sản phẩm, nhờ đó mỗi năm gia đình thu được từ 30 đến 40 triệu đồng từ diện tích chè, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình .
Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong huyện, đến nay cây chè cổ thụ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã và đang được người dân bảo vệ, chăm sóc theo hướng hữu cơ; từng bước hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến với thiết bị hiện đại, giúp người dân vùng chè ổn định thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng canh tác bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, tự nhiên đối với cây chè Shan tuyết của địa phương.
Cái kết có hậu của vụ tài xế bẻ lái tránh 2 người, "cán nát" một tỷ đồng Lực lượng chức năng cho biết, sáng 10/6, hai vợ chồng liên quan đến vụ xe đầu kéo đâm liên hoàn 13 xe máy và nhiều hàng hóa có giá trị khoảng một tỷ đồng, đã đến cơ quan công an làm việc. Chiếc xe đầu kéo của anh Pháp tông liên hoàn vào 13 xe máy cùng nhiều tài sản trên vỉa...